Người gỡ mớ bòng bong
Chương 1
Hân đưa con cho tôi bế, mắt em cứ trong vắt và đẹp đến mê hồn. Dù em đã qua 3 lần sinh nở, đứa thứ 3 mới tròn tuổi ta chính là con của tôi.
– Nhìn thằng Huấn là em lại nhớ cái ngày em lôi anh vào mớ bòng bong tình. Hì hì… Anh không quên đấy chứ?
– Không bao giờ quên và cảm ơn em yêu. Yêu Hân nhiều lắm.
Tôi và anh, tên là Trần Quang hòa, cùng đơn vị huấn luyện trong quân đội. Anh hơn tôi 3 tuổi, là tiểu đội trưởng. Cũng do mến nhau nên hai cùng gắn bó mãi. Anh vào chiến trường trước tôi. Ngày anh chuẩn bị đi B, trong số mấy người nhà lên thăm có một cô gái trẻ măng, rất xinh. Anh bảo đó là bạn học của em gái anh, cô bé tên Hoài.
Sau chiến tranh, tôi trở về và đi học ở nước ngoài. 5 năm sau, tôi về nước mới có nhiều thời gian tìm thăm anh. Lúc đó anh đã có vợ và hai đứa con, con gái đầu tên Hà đã 6 tuổi, thằng con tên Hải mới lên 4.
Anh cười khi giới thiệu tên các thành viên gia đình mình:
– Cả nhà đều vần Hờ (H) chú ạ. Thế cho dễ gọi. À mà chú cũng vần Hờ nhỉ (Tên tôi là Hùng).
Hai ngày thăm anh để ôn lại những gì mà chúng tôi đã trải qua. Vợ anh chính là cô gái lên thăm anh ngày trước. Hoài kém anh 10 tuổi.
Hôm sau, anh làm mấy mâm cơm, mời họ hàng sang ăn, giới thiệu tôi với cả nhà và cầm tay tôi, anh bảo:
– Vợ chồng tôi muốn nhận chú là em nuôi. Tôi đã nói chuyện với cả nhà rồi. Họ nhà tôi chỉ có mình tôi là con trai. Chú cũng cùng họ Trần. Vậy ý chú thế nào?
Tất nhiên tôi muốn được như thế. Tôi thắp nén hương lên bàn thờ rồi xúc động:
– Xin ông bà, cha mẹ và gia đình chứng giám và chấp nhận ạ.
Thế là tôi trở thành thành viên trong gia đình anh.
Về phía gia đình tôi, cả nhà tôi và toàn bộ dãy phố đã bị chết bởi bom Mỹ từ 1972. Khu đất đó nay thành nhà tưởng niệm và bảo tàng chứng tích chiến tranh. Những ai còn sống sót và sau này thêm cả tôi đều được nhà nước phân chia về các khu nhà tập thể mới xây.
Tôi trở lên cô độc. Chỉ sống ở tại đơn vị chứ ít khi về căn hộ được chia.
Năm sau đó, khi tôi 24 tuổi, anh giục tôi lấy vợ. Anh giới thiệu cô em gái vợ anh, tên Hằng với tôi. Hằng giống y chang chị Hoài. Tôi đồng ý ngay. Thế là tôi có vợ, sinh con và sống ngay tại thị xã quê anh.
Cuộc sống cứ bình dị, êm đềm và hạnh phúc quanh cuộc đời tôi. Hai đứa con tôi học giỏi và đều đang ở nước ngoài. Hằng cũng sang đó để chăm sóc các con. Mình tôi ở lại vì còn công việc và những mối kinh doanh đang phất lên.
Khi con gái lớn của anh (bé Hà) đã yên bề gia thất ở cái tuổi 29, thằng Hải 26 tuổi đã có hai con (một gái 4 tuổi, một trai 2 tuổi) thì anh qua đời bởi căn bệnh hiểm nghèo và chứng tích chất độc màu da cam. Anh mất khi mới 49 tuổi, còn vợ anh mới tròn 39. Mọi công việc của anh giờ tôi xin cáng đáng.
Như các ngày giỗ cha mẹ tôi (ngày giỗ chung cho cả khu phố) và ngày anh mất rồi 2 năm sau, ngày sang cát cho anh, vợ tôi và các con đều về nước.
Hôm đưa vợ con ra sân bay, Hằng nói với tôi giọng trầm xuống và nghiêm túc:
– Anh ở nhà giúp chị Hoài và các cháu thay em nhé. Nhà chỉ có hai chị em. Em thương chị ấy lắm. Góa chồng từ khi còn trẻ thế. Bao vất vả đều dồn cả vào vai chị. À! Mà em cũng nhờ chị ấy cai quản anh giùm em đấy. Anh còn trẻ (Tôi mới 45 tuổi), vợ lại vắng nhà. Biết đâu đấy…
Hằng bỏ dở câu nói rồi quay sang hôn chụt vào má tôi kệ 2 đứa con ngồi ghế sau trêu đùa”bố mẹ cứ như trẻ mới tập yêu…”.
– Em và các con cứ yên tâm.
Rồi từ đó, tôi như người đàn ông chính trong mọi công việc của gia đình anh. Tôi thầm nói với anh: “Hưng cứ yên tâm, thanh thản chốn cực lạc nhé. Em sẽ thay anh chăm lo trọn mọi bề.”
Ngày thằng Hải cưới vợ, tôi là người thay mặt anh sang xin dâu. Hân, vợ Hải là cô gái học cùng phổ thông và là lớp trưởng kiêm bí thư Chi đoàn của lớp. Còn Hải chỉ là cậu bạn đẹp trai, hiền lành và học giỏi trong mắt cô lớp trưởng. Hân thực sự thích rồi yêu, rồi bao vây để chiếm bằng được cậu bạn học làm chồng.
Cưới nhau được 2 năm thì Hân sinh con Kim Hồng, càng lớn càng giống mẹ. Rồi 2 năm sau, Hân sinh thằng Quang Hạnh giống ông nội Quang hòa và bố Quang Hải như đúc.
Một bữa, cũng như nhiều lần khác, chỉ có 2 chú cháu khi đưa Hân đi làm hợp đồng mới và thanh lý hợp đồng cũ với tư cách như một thư ký, thủ quỹ của tôi.
Trên đường về, ghé quán cafe. Chuyện trò và cười đùa như không còn ranh giới chú cháu mà chỉ như đồng nghiệp, bạn bè. Sau một hồi trầm ngâm, Hân nhìn tôi rồi ngập ngừng:
– Cháu có sự trăn trở không hề nhỏ suốt cuộc đời mà không thể, không dám và không cơ ai tin cậy để nói, để chia sẻ. Nếu cứ thế này cháu sẽ ôm buồn xuống mồ…
Tôi giơ tay bịt miệng Hân lại và bảo:
– Không được nghĩ quẩn, nói dại. Nếu tin chú thì nói ra cho nhẹ lòng.
– Thật nhé chú! Cháu đã tin và rất tin chú. Nên cháu không che giấu nữa, khổ lắm rồi…
Rồi Hân kể:
“Học hết cấp, buổi liên hoan lớp cuối năm, phần vì chút hưng phấn của người chủ trì, phần do có chút bia trong người nên mọi thứ đều thức dậy trong cháu, đứa con gái 18 đẹp nhất trường. Cháu đã nhắm đối tượng Hải từ mấy năm nay. Hôm ấy cháu chủ động đưa Hải vào cuộc. Hai đứa trẻ 18 lần đầu quan hệ, đều hưng phấn đến tột cùng. Rồi sau đó là những lần đắm đuối. Năm sau thì chúng cháu thành vợ chồng. Nhưng lạ là cưới nhau 2 năm mà không thấy có chửa. Cháu lo lắm. Nghĩ tại mình hay sao? Cháu đi khám, bác sĩ bảo bình thường. Cháu giục chồng đi khám. Chú biết không? Kết quả là số lượng và chất lượng tinh trùng của Hải chỉ 30 – 35%, mặc dù các biểu hiện sinh lý và cơ thể của Hải vẫn bình thường. Cháu buồn và sợ. Chính bố hòa nói với cháu là: ” Bố bị nhiễm chất độc màu da cam nên con cái bị ảnh hưởng. Hải không bị khuyết tật về thể xác và thần kinh nhưng có lẽ bị yếu về sinh lý, khó có thể sinh con bình thường hoặc nếu có con thì con rất dễ bị bệnh down. Vì ảnh hưởng của chất dioxin thường biểu hiện sớm thì đời con mà muộn thì đến đời cháu.”
Nghe vậy, cháu bị suy sụp. Tất cả đều tối đen xung quanh. Cháu giấu bố mẹ đẻ của mình như một bí mật riêng. Bố hòa bảo cháu: ” Con là dâu hiền của nhà, bố mẹ không muốn con bỏ Hải. Nên bố đồng ý cho con đi kiếm ngoài đứa cháu với điều kiện không để ai biết. Có cháu trong nhà thì cả hai gia đình, hai vợ chồng con sẽ vui hơn…”. À, cũng phải nói rằng Hải, cháu của chú và chồng cháu là người đàn ông cực tốt, thông minh và mê mải công việc nghiên cứu, biết chăm sóc quan tâm tới gia đình. Chính vì vậy cháu mãi yêu và không bao giờ muốn mất Hải…”
Ngừng một chút để uống ly nước chanh, Hân tiếp:
“Cháu đi đến Bác sĩ trình bày và nhờ can thiệp bằng thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng cũng không ăn thua vì tinh trùng của Hải không đạt các chỉ số tiêu chuẩn. Cháu nói riêng với nữ bác sĩ rằng cho cháu nhận tinh trùng trong ngân hàng từ người lạ. Nghe cháu trình bày xong, bà bác sĩ già đồng ý. Con Kim Hồng là kết quả đấy chú ạ. Ngay cháu cũng không biết và chẳng cần biết người cho tinh trùng là ai. Chỉ hạnh phúc khi cả nhà đều vui sướng vì có cháu gái đầu lòng, xinh đẹp, càng lớn càng giống mẹ Hân…”
– Thế còn thằng Quang Hạnh? Vẫn theo phương thức cũ à? Tôi sốt ruột hỏi.
Hân nhìn tôi rồi chậm rãi:
“Không! Vì tin chú nên cháu không muốn giấu chú điều này và tin rằng chú thực sự cảm thông, giữ kín và không chê trách cháu…”
Tôi nắm tay Hân, nói nhỏ:
– Cảm ơn Hân đã tin. Hân nói đi, đừng ngại.
Hân đặt bàn tay còn lại lên tay tôi đang nắm bàn tay kia của Hân rồi nhìn tôi, đôi dòng nước mắt chầm chậm lăn trên má. Tôi vội lấy khăn tay chấm lau lên đôi má tròn rồi nhẹ nhàng kéo đầu Hân nghiêng tựa vào vai mình.
– Khóc đi Hân! Cho vơi bớt những gì làm Hân buồn. Rồi hãy kể tiếp. Mình còn nhiều thời gian mà.
Hân dụi mặt lau nước mắt lên vai áo tôi. Nhẹ nhàng và sành sỏi từng câu, chữ:
– “Thằng Hạnh… Thằng Quang Hạnh ư? Chú thấy nó giống ai…”
Tôi thoáng giật mình, bối rối và bỡ ngỡ:
– Giống ông nội, giống bố Hải…
Bất chợt Hân ôm choàng lấy tôi, gục đầu vào ngực tôi, thổn thức:
– “Bố đẻ của thằng Hạnh là… Chú ơi! Chính là bố chồng cháu đấy. Lỗi ở cháu. Cháu chủ động cầu xin ông vì con trai của ông không cho cháu. Bữa đó khi mẹ Hoài xuống nhà chú chăm dì Hằng sinh em bé. Chồng cháu đi công tác đã mấy hôm chưa về. Cháu khao khát, cháu thèm muốn và cháu đã… Chín tháng sau cháu đẻ thằng Hạnh. Cả nhà đều khen con giống cha. Cháu hạnh phúc và đau đớn, cháu cũng biết bố chồng cháu vui nhưng âm thầm nén khổ…”
– Thế có lúc nào Hân và ông ấy nói chuyện riêng với nhau về thằng Hạnh không? – Tôi ôm Hân, siết nhẹ trong vòng tay và nhẹ nhàng hỏi.
Hân ngả hẳn người sang tôi, áp má vào ngực tôi. Hân nói trong nước mắt:
– “Không! Chẳng hiểu sao cả hai người cứ tránh mặt nhau. Bữa ăn cũng người ăn trước, người ăn sau. Cho đến khi ông sắp mất, khi chỉ còn cháu đến thay phiên ngồi bên cạnh, ông mới quờ tay tìm tay cháu. Mệt nhọc nói từng câu: ” Ở lại hãy chăm con của mình… Hân…”. Cháu gục xuống ngực ông nức nở. Vâng! Em sẽ chăm con của chúng mình… anh hòa ơi. Rồi ông đi mãi, chắc chắn đi theo ông là câu nói cuối cùng ông nghe được từ lời đứa con dâu đã sinh cho ông đứa con trai.”