Yêu nữ quầy bar 2
Chương 116
Khi một người đang đối mặt với cái chết, những thứ ồ ạt kéo tới với tâm trí họ chính là những kỷ niệm ngọt ngào nhất. Trước khi mọi thứ trở nên đen tối, họ sẽ nhìn thấy 1 tia sáng. Tôi cho rằng lúc này ông Công đang nhìn thấy tia sáng đó. Bởi vậy ánh mắt của ông lấp lánh có thần vô cùng. Phảng phất giống như trở về một thời điểm vinh quang trong quá khứ.
Tôi nhớ ngày xưa ông Đồ Già đang nằm đây oai phong vô cùng. Lúc tôi theo Má Nuôi ra Hà Nội, năm đó ông Công đã gần 70. Tuy vậy sức khỏe ông vẫn tốt như thanh niên trai tráng, tờ mờ sớm còn kéo tôi dậy cùng tập thể dục.
Trong suốt cuộc đời, ông đã đi từ bắc chí nam, tích góp được vô số kiến thức. Không phải tự nhiên tôi gọi ông là ông Đồ Già, mà bởi nguyên do trước đây, mỗi dịp tết đến lại thấy ông cho chữ. Chữ viết thư pháp của ông rắn rỏi, đẹp vô cùng, ai nhìn thấy cũng phải khen nức nở.
Có một lần cá biệt tôi còn phát hiện ông Công hát ca trù. Ông bảo rằng những loại hình nghệ thuật này lớp trẻ không theo học thì sau này khó lòng bảo tồn. Tôi nghe đến đâu thấm đến đó có điều bảo tôi học thì chịu chết thôi. Không thể nhồi nhét ca trù vào đầu tôi được.
Ngoài ra ông Công còn rất khéo tay. Thuở nhỏ ông thường làm lồng đèn trung thu cho tôi và Bánh Đậu, còn làm vật dụng trang trí trong nhà cho Má Nuôi, bảo đảm cái nào cái nấy đẹp mà tinh xảo không thua đồ thủ công trong cửa hàng.
Ngày xưa, lúc chưa gặp Lee Phong Lưu tôi nể và hâm mộ ông Công nhất. Chỉ tiếc 1 điều là, chuyện tốt của ông không học được miếng nào, sau này còn học đòi thói xấu của Lee Phong Lưu. Than ôi, Tắc kè ơi là Tắc kè.
Con người tài hoa, con người nhân cách cao đẹp một thời trong ký ức của tôi bấy giờ cũng đã chùn bước trước năm tháng. Năm tháng đi qua rồi chỉ để lại cho con người những đoạn hồi ức quý giá. Chúng tôi lẳng lặng ngồi bên nhau ôn lại những kỷ niệm thâm tình. Ôn lại chuyện đó trong câm lặng.
Tối hôm đó tôi và Bánh Đậu Ngọt cùng vài cô chú trong nhà ở lại tham gia túc trực bên ông Công. Người trong nhà đều sớm chuẩn bị tinh thần ông ấy có thể ra đi bất cứ lúc nào nên mọi thứ đều chuẩn bị sẵn sàng.
Tối hôm đó tôi vừa tắm rửa ăn uống xong thì nhận được điện thoại báo tin của Hạnh Nhi. Ôi trời, xém tí quên mất cô vợ bé này.
Nguyên, hạnh nhi sớm đã được tôi cứu khỏi Làng Cung Nữ thông qua kế hoạch tuyển chọn Cung Nữ mới. Vốn tôi tính toán liều mạng đem Geisha ra ngoài theo đường này nhưng kế hoạch thay đổi, đành nhượng lại suất đó cho Hạnh Nhi.
Dĩ nhiên kế hoạch thành công mỹ mãn.
Tôi an bài vợ bé tìm đến Hải Dương lánh trước, rồi tự tôi sẽ đến đó hội ngộ sau cùng với Geisha. Ai ngờ mọi chuyện thay đổi, thành ra Bánh Đậu Ngọt và tôi không thể đến Hải Dương được.
Tôi nói: “Anh đang ở tận Thái Nguyên thăm bệnh. Chắc phải 2 ngày nữa mình mới gặp nhau được.”
Hạnh Nhi liền la lên “ôi mẹ ơi, thế trong 2 ngày đó em lại được ở đây chơi tiếp, haha.”
Ặc, tôi đang uống ngụm nước suýt tí nữa phun ra.
“Nghe nói Hải Dương là thành phố mới đẹp lắm. Em cứ ở đó chơi cho thỏa thích đi. Khi nào anh gọi thì thuê xe ra đây. Nhớ là khi đó phải chọn xe nào chất lượng và tin cậy 1 chút. Người quen thì càng tốt.”
Hạnh Nhi hào hứng la “cái này đơn giản. Em quen nhiều lắm.”
Đột nhiên tôi nghĩ đến cô tình nhân cũ – Trang Trắng, bèn thuận miệng hỏi luôn: “Ủa? Trang Trắng đâu? Anh tưởng cô ta trốn thoát rồi sẽ đến hội ngộ với em mà?”
“Làm gì có. Ôi mẹ ơi, cô ta được đám người kia giải thoát là cao chạy xa bay luôn. Em bảo nhé, anh tin nhầm người rồi. Con mẹ đó không chung đường với mình nữa đâu.”
Về điểm này coi như Hạnh Nhi tinh tế. Đúng là Trang Trắng còn khuya mới đáng tin. Cô ả này nhờ vào chiếc điện thoại tôi cho đã liên lạc và hợp tác được với đại gia nào đó. Ả làm vậy chắc để chối bỏ thân phận Làng Cung Nữ cấp cho – vợ bé của Tắc Kè Bông. Đồng thời đang chuẩn bị cho 1 ngày nào đó quay trở về, chiếm lấy Làng Cung Nữ. Than ôi, sóng gió nổi lên ở mọi nơi. Con Tắc Kè tôi đây đánh hơi rắc rối rất giỏi. Trong vòng 3 ngày tới tôi sẽ chuồn khỏi miền bắc.
Đêm hôm đó coi như là 1 đêm vô sự. Tôi và Bánh Đậu Ngọt ngồi trông Ông Công đến gần 1 giờ sáng thì hai con mắt díu lại. Tôi đưa em vào buồng trong ngủ cho lại sức. Bánh Đậu Ngọt tuy mệt mỏi nhưng nó vẫn không tài nào chợp mắt được, nằm cũng không quen, cứ thao thức ngồi tựa lưng vào thành giường.
Tôi nằm bên cạnh đồng dạng khó ngủ, mắt bâng quơ nhìn con bé, phát hiện nó cứ nhìn ra bên ngoài cửa sổ, bèn trông theo hướng đó, thì ra có 2 con nhện đang giăng tơ cạnh nhau trên tàu lá chuối.
Nghe nói loài nhện này sau khi giao phối xong con cái sẽ nuốt chửng con đực. Học theo tập tính đó, nhiều cô gái cũng đua đòi xăm hình nhện cái trên eo lưng. Tôi nghĩ đến đám Gái Vẽ mà người ta thường đồn đại, miệng cứ tủm tỉm cười. Có điều Bánh Đậu Ngọt không cho rằng như vậy đáng cười.
Mà dĩ nhiên, suy nghĩ trên chỉ đơn thuần xuất phát từ bệnh nghề nghiệp của tôi. Đối với Bánh Đậu Ngọt mà nói, hình ảnh 2 con nhện đó thật là tự do tự tại biết bao. Mỗi một con đều có thể tự dệt nên con đường đi của riêng nó, ở trong cái mạng nhện đó, con nhện làm chủ mọi thứ. Đây mới đúng là ý nghĩa trong cái nhìn của em gái tôi.
Nghĩ như vậy coi như hiểu được lòng em gái rồi, tôi xúc động quay sang nắm tay nó, nói: “Đừng sợ chi hết, từ nay em tự do rồi. Từ nay Bánh Đậu sẽ sống với anh cả. Được không?”
Có thứ gì đó long lanh trong suốt trong đôi mắt em gái tôi. Con bé khẽ khàng gật đầu, vẫn như cũ không nói một lời. Tuy nhiên tôi đọc được cả một sự kiên định thật lớn đằng sau cái gật đầu đó.
… Bạn đang đọc truyện Yêu nữ quầy bar 2 tại nguồn: http://truyen3x.xyz/yeu-nu-quay-bar-2/
Hình như, tôi và em gái ở lại tư gia của ông Công được 1 ngày 2 đêm thì bệnh tình chuyển nặng. Những giờ phút cuối cùng trên giường bệnh của ông Đồ Già cuối cùng đã đến. Trong suốt mấy ngày nay ông chỉ thều thào qua kẽ răng, nhưng đến ngày cuối cùng của cuộc đời, ông lại kêu la tưởng chừng cả xóm cũng nghe thấy.
Cả nhà sợ hãi đứng vòng quanh giường bệnh, trong căn phòng ngủ lúc nhúc người. Bên ngoài sân và phòng khách bà con lối xóm anh em họ hàng đã tề tựu đông đủ.
Ông Công trước lúc lâm chung vẫn cố đưa mắt nhìn quanh con cháu, dừng lại ở tôi và Bánh Đậu Ngọt. Ông Công gật gật đầu, miệng lại thều thào mấy chữ “giống – đẹp” quen thuộc rồi tắt chút hơi tàn.
Bánh Đậu Ngọt rốt cuộc thốt lên mấy câu “Ông Công đừng đi.”
Như vậy ông Đồ Già đã ra đi mãi mãi.
Cái chết là một điều gì đó đến rất nhanh mà cho dù ta đã dự liệu từ trước vẫn cảm thấy nó thật bất ngờ. Năm đó là một năm lộn xộn thật sự đối với Tắc Kè Bông. Cùng thời gian đó, tôi nhận được thêm 1 tin xấu nữa, tin tức này thuộc về ba tôi!
Ba tôi ư? Ba tôi là dân Quảng chính gốc, từ trước đến nay vẫn chưa rời khỏi quê nhà. Tất nhiên trong thời gian đổ bệnh ông vẫn nằm ở căn nhà xưa cũ của ông bà để lại.
Thật lòng mà nói thì thời gian ở Đà Nẵng tôi chẳng có bà con chi xấc, chỉ có ba mẹ tôi lúc đi lúc ở mà thôi. Đến khi ba tôi bán lại căn nhà ở Đà Nẵng trở về quê thì tôi có về thăm 2 lần. Cuộc sống ở ngoài đó rất tốt, không khí trong lành, bà con thân thiện, giá thành lại rẻ, mỗi tháng chi tiêu không đáng bao nhiêu. Sức khỏe ba tôi khi đó còn rất tốt. Tôi không có bận tâm gì nhiều, mà cha con tôi cũng không giao tiếp với nhau nhiều. Thường thì người này chào, người kia ‘ờ’, người này nói 1 câu, người kia gật đầu. Vậy thôi!
Đến nay nghe người bà con điện vào báo tin ba tôi bị ung thư tôi mới tá hỏa. Quả nhiên là căn bệnh tiềm ẩn, trước đó còn đánh lộn chửi lộn ngon lành, vài ngày sau đã liệt giường liệt chiếu. Tính mạng ba tôi lúc này cũng như chỉ mành treo chuông.
Lúc nghe được tin này cũng là lúc cử hành di quan cho ông Công. Buổi trưa hôm đó trời đổ mưa ầm ầm, tôi phụ mấy thanh niên sắn tay cắm cọc dăng bạt mệt phờ người. Em gái tôi đứng dưới mái hiên tạm bợ, chờ cho miếng đất cuối cùng đổ lên nấm mồ, liền cúi đầu vái lạy, miệng lẩm nhẩm mấy câu không rõ ràng.
Tôi đứng nhìn em qua màn mưa, cảm thấy con người em rất kỳ lạ, rất nhợt nhạt nhưng lại vô cùng kiên cường. Trong lòng tôi thầm nhủ, chờ đến hôm sau nhất định phải mau chóng đưa em về quê tôi. Nơi đó sẽ là nơi không có tranh đấu, không có thủ đoạn, dĩ nhiên cũng không có đau thương.
Sáng sớm ngày hôm sau, tôi cùng Bánh Đậu Ngọt chào từ biệt mọi người lên đường đi Hà Nội. Con bé đã quyết ý theo tôi, trong họ tộc nó lại có vai vế rất cao nên mọi người không dám dị nghị gì nhiều, vả lại đích thân Bác Mười đã đồng ý cho tôi thay Má Nuôi chăm sóc nó, người khác có muốn giữ Bánh Đậu Ngọt cũng không thể.
Chúng tôi đứng trước bàn thờ ông Công thắp nén hương. Mùi khói hương nghi ngút còn quấn quýt quanh tôi cho đến tận khi bước lên xe.
Chiếc xe này do Hạnh Nhi thuê của một gã người Hải Dương, bảo đảm đáng tin cậy. Sở dĩ tôi từ chối mọi giúp đỡ từ người nhà Ông Công không phải vì không tin tưởng bọn họ mà để tránh những rắc rối không đáng có. Tôi muốn tôi và em đi đến đâu không một ai hay biết. Bánh Đậu Ngọt đã chịu nhiều khổ nhục rồi, từ nay nó sẽ không phải phiền não thêm nữa.
Xe đi một đoạn xa thật xa qua các làng, các xã lân cận, vẫn còn thấy vài chiếc xe của người nhà ông Công theo đưa tiễn. Đám con cháu này hết lòng hết dạ vì cô nhỏ của chúng nó, còn dặn đi dặn lại tôi hễ có chuyện gì cũng phải báo ngay về Thái Nguyên. Đúng thật là ngạc nhiên thay cho gia tộc của Má Nuôi.
Hạnh Nhi ngồi ở ghế trên cũng phát hiện ra điều này, cô nàng quay xuống cười bảo: “Ôi mẹ ơi, em gái anh sướng thật, được biết bao nhiêu người rồng rắn đưa tiễn. Thế này á, cả đời ăn sung mặc sướng chả phải lo nghĩ gì, đã có bọn con cháu lo hết rồi, nhờ.”
Bánh Đậu Ngọt dĩ nhiên không nói năng gì, còn tôi thì chỉ biết cười trừ – “Sướng hay khổ là do tâm mình. Ở nơi nào em cảm thấy vui và yên bình đó mới là sướng. Vả lại, ở bên anh cũng đâu cần phải lo nghĩ. Tất cả đã có anh thu xếp rồi.”
Hạnh Nhi cười hi hi nói “vậy số Hạnh Nhi là số hưởng, số của Bánh Đậu cũng là số hưởng.”
Tức thì, con mèo mập ù trong tay Búp Bê kêu meo meo.