Chuyện tình mẹ con trên hoang đảo

Chương 10



Phần 10: Kết nối với thế giới loài người

Cuộc sống trên hoang đảo của cả đoàn – khi này đã lên tới 10 người lại tiếp tục trôi qua và bây giờ đã sang năm thứ 10 những người đầu tiên như Hải, Vân và hai ông bà Xuân, Nụ đặt chân lên đảo. Cụ Xuân khi này đã 85 tuổi và yếu hơn trước khá nhiều. Cụ nằm nhiều hơn và công việc giờ đều do Hải, Mai cùng Vân gánh vác cả. Cuộc sống trôi qua tưởng như sẽ không có gì biến động nữa thì vào một ngày của năm thứ 12 trên đảo, một con tàu bỗng dưng cập vào đảo. Đây là một con tàu khá lớn và nó hạ neo cách đảo chừng khoảng hơn 1 hải lý mà thôi. Sau đó, một chiếc xuồng máy chở một nhóm người vào đảo và nhóm người này có lẽ không phải người Việt Nam do gương mặt họ nhìn rất khác. Hải cùng Vân bước ra và khiến họ vô cùng kinh ngạc khi thấy hòn đảo này có người. Do cùng biết tiếng Anh nên Hải đứng ra hỏi họ:

– Các ông là ai, lên đảo có mục đích gì?

Một người đứng ra nói:

– Chúng tôi là người phụ trách tàu hàng ngoài kia, muốn lên đảo để định kiếm chút nước ngọt do hôm qua chúng tôi đã dùng hết rồi. Giờ chúng ta nên vào kia để dễ nói chuyện hơn.

Trên xuồng khi này có 3 người, họ đi vào trong đảo và được cả nhà tiếp đón khá nồng hậu. Cả đoàn cũng kể về việc đã sống trên đảo lâu năm do bị đắm tàu. Một người trong số họ đáp lại:

– Chúng tôi là tàu chở hàng đến từ Chile và chở hàng cho trạm nghiên cứu của Chile tại Nam Cực. Hòn đảo này vốn nằm ở Nam Bán Cầu và cách bờ biển Chile khoảng hơn 1000 hải lý về phía Tây Nam, trên đường đi xuống Nam Cực. Đảo này chúng tôi đều nắm rất rõ và cách đây cũng rất lâu, dễ cũng phải mấy chục năm trước đã có đoàn khảo sát lên đảo này đo đạc. Đảo này rộng hơn 5 km2 và có rừng cây nhưng không có động vật đặc hữu, lại chả có khoáng sản cũng như dầu mỏ xung quanh nên chính phủ Chile và nhiều nước khác đều không quan tâm tới đảo này cho lắm. Thành thử ra là tới giờ nó vẫn không hề có người sinh sống. Gần đây thì chính phủ Chile có hợp tác với một số nước về việc cử người đến sống và nghiên cứu tại Nam Cực nên cứ 1 năm chúng tôi lại có 2 lần chở hàng tới Nam Cực và có thể sẽ đi ngang qua đảo này. Đây là chuyến đi đầu tiên nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm và đã dùng hết nước ngọt rồi. Giờ muốn xin tiếp tế một ít nước ngọt để tiếp tục hành trình.

Tất nhiên là với đề nghị này thì cả nhà chả tội gì mà không chấp nhận. Tuy vậy, có một người nói ra một việc mà khiến cả đoàn rất chú ý. Người này tên là James Sanchez và anh ta có đề đạt một ý kiến rất hay:

– Tôi thấy mọi người đã ở trên đảo này và cũng muốn gắn bó ở lại với nó. Tuy vậy sức lực của quý vị thì sẽ khó mà tự bảo vệ mình được. Hay để đợt này chúng tôi sẽ về đề xuất với chính phủ Chile là sẽ bảo hộ cho hòn đảo này. Từ giờ đây sẽ là một phần lãnh thổ của Chile và mọi người sẽ an tâm sinh sống hơn. Chưa kể là còn cả kết nối thông tin nữa.

Hải nghe vậy thì cũng gật đầu đồng ý. Trước khi đi, cậu nói với James:

– À! Cho tôi hỏi chút! Tàu của mình có pin mặt trời và dây điện không? Chúng tôi muốn mua một ít.

James đáp lại:

– À có đấy. Chúng tôi có thể tặng mọi người mà, đừng ngại.

Hải đáp lại:

– Không! Tôi biết đó không phải là của riêng bọn anh nên muốn mua đàng hoàng.

Vân giật tay Hải rồi nói:

– Sao thế anh? Chúng ta ở trên đảo này thì tiền đâu mà mua.

Hải đáp:

– Có mà, em yên tâm đi.

Vân hỏi:

– Thế tiền đâu ra?

Hải đáp:

– Lúc trước, khi thu dọn đồ đạc, cụ Xuân có cùng anh đi khắp tàu vét lại tiền của những vị khách để lại rồi cất vào một chỗ, tính ra cũng tầm gần 5 triệu đô la đấy. Anh có hỏi cụ là giờ chúng ta ở đảo thì cần tiền làm gì, cụ nói là cứ cất đi có lúc lại dùng. Giờ là lúc dùng rồi đây này.

Vân nhéo nhẹ Hải một cái rồi nói:

– À! Hóa ra dám giấu tôi quỹ đen nhé. Nhưng không sao, chồng làm thế cũng đúng rồi, giờ chúng ta có tiền để trao đổi hàng hóa rồi đấy.

Sau đó, Hải mua pin mặt trời cùng một ít dây điện, bóng đèn cùng với một ít đồ dao làm bếp nữa. Nhờ có số pin và đèn này mà đảo đã trở nên sáng hơn rất nhiều. Sau buổi hôm đó khoảng vài tháng, Hải cũng nhận được thông tin là chính phủ Chile đã đồng ý tiếp nhận hòn đảo này là một vùng lãnh thổ của Chile và giao cho Hải quyền sở hữu đảo này.

Cũng may là trên đảo chả có tài nguyên gì quý giá ngoài ít rừng gỗ nên chính phủ họ không thu hồi lại. Cũng một thời gian sau đó, mỗi khi tiện chuyến hàng đi Nam Cực, các con tàu lại ghé vào đây và trao đổi hàng hóa với cả nhà ở trên đảo. Chính phủ cũng hỗ trợ xây một bệnh viện ở trên đảo để phục vụ cấp cứu khi cần thiết. Ngoài ra, một sân bay nhỏ cũng được xây dựng trên đảo để phục vụ đi lại, chủ yếu là của những người ra đảo làm nhiệm vụ.

Sau đó, nhờ có nước mắm, mắm tôm do Mai tự làm cùng với những gia vị cần thiết lấy từ đất liền, các món ăn đã trở nên hoàn chỉnh và thu hút rất nhiều lời khen từ những đoàn khách ra đảo. Từ đó hình thành nên nhu cầu du lịch ra đảo. Bởi vậy, mặc dù địa thế và cảnh quan không quá đẹp nhưng rất nhiều người dân muốn ra đảo để thưởng thức những hương vị món ăn đậm chất Việt Nam do các cư dân trên đảo chế biến.

Từ đó, Hải cùng cả nhà bắt đầu có tiền tích lũy và nhờ việc giao lưu hàng hóa với đất liền, họ đã không còn phải ở những ngôi nhà bằng đất nung nữa mà chuyển hẳn vào ở nhà bằng gạch. Cùng với đó, mạng internet được kéo ra đảo thông qua một cột thu phát sóng vệ tinh được lắp đặt ở trên đảo. Những resort bằng gỗ thấp tầng xung quanh được xây dựng thêm và hàng năm đón khoảng hơn 1000 lượt khách.

Số lượng khách này đã đem lại thu nhập rất đáng kể cho Hải cùng với cả nhà. Đảo giờ đây đã chính thức được kết nối với thế giới loài người. Vân, Mai – những người phụ nữ trưởng thành trên đảo đã không còn phải mặc lại những bộ áo quần lấy lại từ con tàu hỏng nữa mà đã mặc những bộ váy mới lộng lẫy hơn. Họ cũng dùng mỹ phẩm và từ đó càng trở nên xinh đẹp hơn trước mặc dù đã lớn tuổi. Tiếc nhất là cụ Xuân khi chưa kịp chứng kiến thành quả thì đã qua đời ở tuổi 87 tức là vào năm thứ 12 ở trên đảo. Tuổi già nên điều này cũng khó tránh khỏi. Vân và Hải hiện ở trong một căn biệt thự tự xây khá sang trọng và Mai cũng tương tự như vậy. Bà Nụ và bé Trang cùng với hai con của Vân và Hải thì ở chung với Vân và Hải. Cuộc sống lại tiếp tục trôi qua êm đềm như vậy đối với họ sau rất nhiều năm họ sống trong cảnh tạm bợ.

Chương trước Chương tiếp
Loading...