Chuyến xe bus số 13

Chương 210



Phần 210: QUÁN KHUYA

Nghe anh ta nói, tôi không khỏi sửng sốt, chẳng lẽ lục mãng năm 83 xổng ra chính là ở Bất Cốc trấn? Vội cười đáp: “Rất muốn nghe, đại ca, anh mau nói cho tôi xem!”

Anh trai này có vẻ trình độ văn hóa không cao, thấy tôi tỏ ra hứng thú thì cười khanh khách: “Đầu tiên phải nói đến cái tên thị trấn, Bất Cốc, tên như ý nghĩa, có nghĩa là hoa màu không được mùa, chẳng trồng cấy được gì! Theo lý thì đất đen chỗ chúng tôi phải là nơi trồng hoa màu tốt nhất Đông Bắc. Thế nhưng chúng tôi lại chẳng có được vânh may ấy, thế hệ trước đã sớm dời đi Quan Đông sinh sống, còn lại có mấy chục hộ, tuy trồng cấy khó khăn, nhưng lười dọn đi, bèn đặt tên là Bất Cốc trấn!”

Tôi à một tiếng, gật đầu: “Thế chuyện kỳ quái là sao?”

Anh ta hạ thấp giọng, nói tiếp: “Năm 83, tôi mố có hơn 10 tuổi, có một gia đình họ Chu chuyển đến sinh sống. Hai vợ chồng kiếm sống bằng nghề bán tào phớ, qua ngày cũng không đáng ngại. Nhưng chợt một ngày nọ, người vợ đun nước sôi trong bếp, đi ra ngoài lấy đậu nành, đứa con ba tuổi bò ở bệ bếp, ngã vào nồi nước!”

Thấy chuyện có vẻ không phải là lục mãng, tôi hơi thất vọng.

“Thật là quá vô ý, đứa bé còn sống không?”

Anh ta bĩu môi: “Cả một nồi nước sôi, sao mà sống được, lúc mẹ về thì nó đã bị luộc chín!”

Nghe câu chuyện, chợt tôi thấy sởn gai ốc, không dám tưởng tượng cảnh đứa bé chết trong nồi.

“Vì chuyện này mà người chồng đã ly hôn vợ, chị ta chẳng bao lâu cũng hóa điên, cứ ngồi trong nhà lẩm bẩm suốt ngày.”

Tôi thở dài: “Thực chất thì cũng không phải cố ý, người đau khổ nhất vẫn là chị ta!”

“Theo lý thì là vậy, nhưng dù gì cũng là chị ấy quá bất cẩn khi trông con!”

Nói đến đây vẫn chưa ra sự kiện kỳ quái, tôi hỏi: “Sau đó thì sao? Đứa bé bị chết hóa thành oan hồn phá phách à?”

Anh ta lắc đầu: “Chuyênh kỳ quái không phải là về đứa bé, mà là căn nhà của họ. Trong trấn có ông cụ Khương, thấy chị ta đáng thương nên tính mang đồ ăn qua cho. Lúc đi ra, ông ta sợ đến choáng váng, nói rằng trong nhà chị ấy không có người, nhưng trên tường lại có bóng.”

Không có người nhưng có bóng?

Chuyện này thật khó tưởng tượng, tôi sửng sốt hồi lâu, hỏi: “Mắt kém thì sao, chính ông ấy cũng có bóng mà!”

Anh ta nhăn mặt đáp: “Không phải bóng của ông ấy, mà cái bóng trên tường còn biết cử động cơ!”

Hóa ra chuyênh kỳ quái là như vậy, tôi thở phào, dựa lưng ra ghế, thầm nghĩ, chuyện đứa bé ngã vào nồi nước sôi còn đáng sợ hơn chuyện cái bóng nhiều.

Nói xong, anh mặt tròn u buồn thở dài: “Đây là chuyện nổi tiếng nhất ở Bất Cốc trấn, từ năm 83 đến nay đã 34 năm, Cúc đại tỷ cũng là bà già 60 rồi!”

Vừa dứt lời thì chợt phụ xe ngoái đầu ra sau nói: “Ai ngủ thì dậy đi, mấy phút nữa xe đến Bất Cốc trấn!”

Tôi vội cởi áo khoác ra đưa cho anh mặt tròn: “Cảm ơn đại ca, mùa hè mặc áo da này của anh rất ấm áp!”

Anh ta cười ngây ngô, đáp: “Há, đến trấn, rảnh rỗi thì tới nhà tôi chơi. Nhà tôi dễ tìm lắm, ngay bên cạnh chợ Phú Nguyên, căn nhà trệt ở đầu đường.”

“Được rồi!” Tôi đáp, sau đó quay đầu đánh thức Hoàn Tử Đầu và Lý Đồng.

Xe dừng hẳn, chúng tôi lần lượt xuống xe, anh trai mặt trong lỉnh kỉnh nhiều hành lý, vẫy vẫy tay với tôi rồi đi về con đường trước mặt. Bất Cố trấn, nói là một thị trấn, thật ra nó chỉ như một thôn làng cỡ lớn, những khu thương nghiệp không nhiều lắm, vài ba ngôi nhà cao tầng lẻ tẻ mọc lên.

Bốn chúng tôi thuê một nhà nghỉ nhỏ, Lý Đồng chủ động yêu cầu ở chung phòng với tôi, Đạo Điên và Hoàn Tử Đầu ở phòng còn lại.

Đã ngủ được một giấc trên xe, Hoàn Tử Đầu tỉnh táo, hắn sắp xếp xong thì muốn ra ngoài ăn cơm, mấy hôm nay leo núi gặm bánh mì đã quá chán ngán. Nhưng Lý Đồng và Đạo Điên không muốn đi, hắn bèn kéo tôi xuống đường.

Bất Cốc trấn náo nhiệt hơn nông thôn, nhưng vị trí quán ăn tương đối xa, hai chúng tôi đi mãi mới tìm được quán đồ nướng. Hoàn Tử Đầu ăn to nói lớn, một mình uống hết 4 chai bia, ăn chục xiên thịt nướng, ợ một tiếng thỏa mãn, hỏi: “Huynh đệ, tôi có chuyện này không rõ, chúng ta đều ở trong núi, thông tin có được là như nhau, sao Đạo Điên lại biết đường ra? Mà sao anh ta khẳng định ông lão râu dê ở thị trấn này?”

Nghi vấn này cũng giống của Lý Đồng, tôi làm bộ không để tâm, đáp: “Tôi cũng không biết, họ là người có bản lĩnh lợi hại chăng!”

Đạo Điên từng dặn không được nói chuyện ông lão râu dê hãm hại Điền Loa cho ai biết, tôi chẳng biết nên nói gì cả. Hoàn Tử Đầu cau mày vừa nhai thịt vừa làu bàu: “Tay đạo sĩ này nói chuyện cứ thích úp úp mở mở thật khó chịu!”

Tôi nhìn đồng hồ, uống nốt nửa cốc bia, nói: “Được rồi, sắp 12h đêm, ta mau về ngủ đi, cả ngày nay mệt mỏi quá!”

Hoàn Tử Đầu gật gật, tuốt nốt xiên thịt vài mồm, sau đó hai chúng tôi quay về nhà nghỉ.

Nhà nghỉ cách đây xa, đi bộ phải mất hai chục phút, hai bên đường có rất nhiều cửa hàng, nhưng giờ này, đều đã đóng cửa. Cũng có kha khá đèn đường, có điều hầu hết đều đã hỏng, tôi với Hoàn Tử Đầu, mồm phì phèo điều thuốc đi trên đường không một bóng người, cũng rất ít xe qua lại. Đang đi, chợt thấy cách đó không xa có một chiếc xe ba bánh kiểu xưa đỗ dưới cột đèn. Chiếc xe ba bánh có gắn tấm gỗ phía trước, viết chữ ‘Tào Phớ’ bằng sơn đỏ.

Hoàn Tử Đầu vứt tàn thuốc, chỉ tay cười: “Ai da tào phớ kìa, lâu lắm rồi chưa ăn.” Nói đoạn liền đi về phía bên kia, đột nhiên tôi nghĩ tới chuyện anh trai mặt tròn kể trên xe, vội giữ hắn lại: “Vừa ăn thịt xiên xong, chưa no à?”

Hoàn Tử Đầu khó hiểu nhìn tôi: “Một bát tào phớ thì có đáng gì, nếm thử đi!”

Hắn vẫn xoay người định đi, tôi ra dức giữ chặt: “Đừng ăn, quán lề đường mất vệ sinh lắm, mau về thôi!”

Hoàn Tử Đầu là người hay ăn hay hống, làu bàu: “Anh bạn, chúng ta đều lớn lên ở nông thôn, lúc nhỏ còn ăn cả bùn, còn sợ gì bẩn với không bẩn?”

Khuyên chẳng được, cuối cùng hắn vẫn giật tay tôi ra, đi qua bên đó.

Người bán tào phớ là một phụ nữ đeo khẩu trang kín mít, chỉ chừa ra hai con mắt. Hoàn Tử Đầu chả thèm hỏi giá, chỉ vào cái thùng gỗ nói: “Cho một bát, nhiều rau!”

Chị gái gật đầu, lấy chiếc bát nhựa, múc đầy cho hắn một bát. Câu chuyện anh trai mặt tròn kể cứ lởn vởn trong đầu tôi, đặc biệt là cái đoạn đứa bé bị luộc chín, vừa nhớ tới là toàn thân nổi da gà.

Giờ lại gặp xe tào phớ nửa đêm, tôi cứ có cảm giác quái quái!

Có điều ngẫm lại thì đây đã là chuyện từ mấy chúc năm trước, tuy không nhìn rõ mặt người bán tào phớ, nhưng từ hình dáng bên ngoài xem ra khá trẻ, không phải bà già 60.

Trên đường về, Hoàn Tử Đầu tay bát tay thìa, xúc từng miếng bỏ vào mồm, ngồm ngoàm khen ngon. Lúc về đến nhà nghỉ, còn thừa lại một chút chưa ăn hết, trông thấy con chó ven đường, hắn liền ném bát tào phớ cho nó rồi đẩy cửa vào trước. Tôi thì ném tàn thuốc vào thùng rác kế bên, lơ đãng liếc nhìn.

Thật khó hiểu, con chó ghé mũi vào bát tào phớ Hoàn Tử Đầu vừa ném, ngửi ngửi rồi thất vọng bỏ đi.

Chương trước Chương tiếp
Loading...