Chuyến xe bus số 13

Chương 78



Phần 78: BÀ LÃO QUÀNG KHĂN CỔ

Thằng bé mặc yếm đào chạy lúc lắc cái mông, tay tôi cầm sợi chỉ đỏ mà không khỏi cười thầm.

Một lúc lâu sau, nó đã chạy khuất tầm mắt, mà sợi chỉ không kéo dài ra thêm, biến trở lại thành nhân sâm rồi ư? Trong lòng hưng phấn, vừa thu sợi chỉ lại, tôi vừa đi nhanh về phía trước.

Cuộn chỉ thu được gần nửa, bỗng nhiên lại kéo căng, thầm kêu một tiếng: Không ổn, nó lại biến thành búp bê bỏ chạy rồi chăng? Tôi vội chạy nhanh theo đường đi của sợi chỉ.

Chạy đến một sơn đạo, chợt trông thấy thằng bé kia đang đứng vệ đường đi tiểu, tôi hít sâu một hơi, không thể lại chờ nó biến thành nhân sâm nữa, vội bước tới ôm vật nó xuống đất.

Thằng bé bị ôm, sợ hãi khóc oa oa. Ai da lại còn biết khóc, thật con mẹ nó thành tinh!

Đang định la lên là câm miệng, thì đột nhiên cảm giác có ai đó túm gáy áo tôi xách lên. Sức kép rất mạnh, chưa kịp quay đầu, tôi đã bị nhấc dậy. Đứng thẳng người, hoảng sợ quay đầu nhìn lại, sau lưng tôi là một nữ lực điền to béo, mình vừa bị bà ta xách bằng một tay.

“Ngươi con mẹ nó làm gì, định bắt nạt con ta à?”

Người phụ nữ trừng lớn đôi mắt, lông mày dựng ngược, tôi chưa kịp mở mồm, đã ăn ngay một cái tát. Không phải tôi không muốn đôi co với phụ nữ, nhưng thật sự người trước mặt chẳng giống phụ nữ gì cả, eo bình gas, tay vừa to vừa thô, sức vóc này có thể cân 2 người như tôi.

Bị cú tát, mắt tôi hoa lên, thằng bé búp bê nhân sâm thấy thế, vội chạy đến bên chân người phụ nữ, vừa ôm chân vừa gọi mẹ.

Trông thấy cảnh này, rốt cuộc tôi cũng hồi phục tinh thần, mẹ nó, bắt nhầm rồi! Hóa ra thằng bé chỉ là con cái của thôn dân dưới núi, vậy mà mình lại tưởng nó là búp bê nhân sâm. Người phụ nữ nhổ cây kim gắn chỉ đỏ trên yếm con trai, bế nó lên an ủi: “Đừng khóc đừng khóc, con bị thương chỗ nào không?”

Thằng bé được dỗ, không những không nín mà còn khóc to hơn. Người phụ nữ lực điền dỗ mãi không được, liền quay qua trừng mắt lườm tôi: “Chính là tên này bắt nạt bàng đôn (cậu béo – tiếng nông thôn) nhà ta phải không? Đệ mẹ đánh hắn cho con!”

Nói đoạn ôm thằng bé đi về phía tôi.

Còn muốn đánh?

Tôi bò dậy, nuốt nước bọt, thành khẩn: “Đại tỷ, thật xin lỗi, là do tôi hiểu lầm!”

Đang tự hỏi xem có nên chạy hay không thì chợt phía sau vang lên tiếng Thủy Liên lanh lảnh: “Lý ca, sao anh lại chạy đến đây?”

Thủy liên đến, rốt cuộc tôi cũng có thể thở phào nhẹ nhõm. Người phụ nữ trông thấy cô bé, cau mày hỏi: “Sao vậy em gái, cô quen tên khốn này à?”

Thủy Liên đi tới, nhìn thấy thằng bé trong tay chị béo, lại nhìn cây kim chỉ đỏ dưới đất, có vẻ đã hiểu ra, cười nói: “Chu tỷ, thật xin lỗi, ca ca này của tôi vừa mới từ thành phố đến, có phải đã gây hiểu lầm gì không?”

Chị béo nghe vậy, lườm tôi một cái, thấp giọng hỏi: “Có đúng là ca ca của cô không? Thủy Liên, đừng trách mồm miệng tỷ không tốt, cô có một ca ca chẳng ra gì!”

Nói xong lại hung hăng lườm tôi rồi bế con đi xuống núi. Thấy Chu tỷ đi xa, tôi mới thở dài một hơi, chuyện hiểu lầm này khá nghiêm trọng, cũng may chỉ là cây kim, chứ nếu là con dao, mình đã làm thằng bé bị thương mất rồi.

Thấy trán tôi mướt mồ hôi, Thủy Liên bật cười: “Lý ca, sao trông anh mắc cười thế, có phải anh tưởng nhầm thằng mập nhà Chu tỷ thành búp bê nhân sâm không?”

Chuyện này quả thật ngu ngốc, tôi xấu hổ gật đầu, rồi đi lên trên núi. Có vẻ Thủy Liên cũng giữ thể diện cho tôi, cả đường đi không nhắc đến việc vừa rồi nữa, chỉ tán gẫu dăm ba câu chuyện phiếm.

Đi lòng vòng trên núi đến 10h, đừng nói là búp bê nhân sâm, ngau cả một sợi rễ nhân sâm cũng chả thấy đâu. Tôi thở hồng hộc, dựa vào một gốc cây to, ngồi xuống nghỉ ngơi, nói: “Thủy Liên, núi cao rừng sâu, ngày nào cô cũng lang thang tìm kiếm vô định vậy à?”

Thủy Liên ngồi xuống bên cạnh, lau trán, đáp: “Đúng, ngày nào tôi cũng như vậy, bản thân cũng biết hy vọng không lớn, nhưng cứ cho là phải tìm 5 năm, mười năm, chỉ càn tìm được thì mọi nỗ lực đều không uổng phí, rất đáng giá!”

Lúc Thủy Liên nói chuyện nghiêm túc, dáng vẻ thật sự đáng yêu, tôi an ủi cô bé: “Thủy Liên à, tôi nói thật, cái bớt này cũng không phải vấn đề gì lớn. Cô đã đủ xinh đẹp rồi!”

Được khen, cô bé cười tươi như hoa, đứng đạy phủi bụi quần áo, nói: “Lý ca thật khéo ăn nói. Trưa nay tôi hầm thịt cho anh ăn, đi, xuống núi thôi!”

Tôi cười cười gật đầu, đứng dậy cùng cô bé quay về. Xuống đến chân núi, cả hai đang đi dọc bờ hồ thì phía đối diện có một bà lão lưng còng cổ quàng chiếc khăn đỏ thẫm bước lại. Tuy chưa gặp bà lão này bao giờ, nhưng tôi lại cảm thấy có ấn tượng.

Đột nhiên tôi nhớ ra, tối qua lúc mơ mơ màng màng trên xe, mình trông thấy lão Vũ nói chuyện với một bà lão, không rõ mặt, nhưng nhìn cái khăn quàng cổ này thì hẳn chính là bà ta.

Trông thấy bà lão, Thủy Liên cười tươi hỏi thăm: “Khâu đại nương, ra cửa à?”

Bà lão quấn khăn đỏ gật đầu: “Ừ, xuống đồng xem cây non!”

Nói xong, bà còn cố liếc tôi một cái đầy ẩn ý. Không hiểu tại sao, bị bà lão liếc mà toàn thân tôi bỗng rùng mình.

Bà ta cũng không dừng chân, rất nhanh đã đi ngang qua hai chúng tôi, tôi nghi hoặc quay đầu nhìn thoáng qua, hỏi: “Thủy Liên, trời nắng nóng như thế này, bà lão quấn khăn quàng cổ làm gì?”

Thủy Liên cười nói: “Bà ấy chính là người tôi đã nhắc, người nói cho tôi về búp bê nhân sâm. Từ lúc lớn lên hiểu chuyện, đã thấy bà ấy luôn quấn cái khăn quàng màu đỏ, nghe nói người trong thôn chưa có ai nhìn thấy cổ của bà cả.”

Thấy tôi cứ ngây người nhìn đăm đăm bóng lưng của bà lão, Thủy Liên nói tiếp: “Nếu nói về Khâu lão thái thái, trong thôn bọn tôi có nhiều truyền thuyết lắm, anh muốn nghe không?”

Quay đầu, tôi đáp: “Cô kể thử xem, tôi rất thích nghe mấy truyền thuyết nông thôn này.”

Thủy Liên ngó đầu nhìn bốn phía, thấy không có người ngoài, bèn ghé sát tai tôi, nói nhỏ: “Trong thôn có đồn, nói cổ Khâu lão thái thái dài đến hơn 1m, thường ngày bà quấn cổ lại thành mấy vòng, rồi choàng khăn ra ngoài.”

Vừa nghe, tôi liền giật mình: “Cổ dài hơn 1m?”

Thấy bộ dạng của tôi, Thủy Liên cười ngả cười nghiêng, nói: “Ha ha xem anh kìa, chính là mọi người thấy Khâu lão thái thái không làm việc mà hoa màu vẫn tươi tốt, ghen ghét nên bịa chuyện mà thôi!”

Tôi cười lạnh, tiếp tục đi về phía trước.

“Nhưng đúng thật là Khâu lão thái thái có tài, trong thôn ai bị đau đầu, hoặc bị trúng tà gì đó, đều tìm bà để chữa bệnh!”

“Phải rồi, Khâu lão thái thái thích nhất là nuôi ngỗng, những con ngỗng bà nuôi đều thân thiết như con cái, nếu gặp con ngỗng lớn nào trong thôn, anh đừng có dại mà trêu chọc, biết chưa?”

Câu nói của Thủy Liên hơi hạ thấp giá trị con người tôi, một người lớn ai lại đi trêu ngỗng làm gì?

“Ừ!” Tôi bất đắc dĩ gật đầu.

Tới căn nhà cũ, Thủy Liên thu dọn mấy chén bát ban sáng rồi quay về. Vào phòng, tôi nằm phịch xuống giường, nghĩ nếu mấy nữa về công ty, kể chuyện mình đi tìm búp bê nhân sâm, chắc Hoàn Tử Đầu với tiểu Lục lăn ra cười chết mất.

Nằm một lát, thấy nhàm chán, tôi lại bò dậy thu dọn nhà cửa, lão Vũ vứt mình ở đây, không biết lúc nào mới đón về. Tuy cũng chẳng phải người sạch sẽ gì cho lắm, nhưng quá bẩn thì không ở được.

Giặt sạch mấy cái giẻ lau, tôi bắt đầu làm vệ sinh căn nhà. Nguyên một buổi trưa, đã lau dọn xong phòng ngủ và phòng bếp, đại công cáo thành, tôi đứng ở cửa, nhìn chằm chằm vào căn phòng tây, nghĩ có nên quét dọn một chút hay không?

Trước khi đi lão Vũ có nói, ngàn vạn lần không được vào căn phòng này, hỏi lý do thì lão chỉ lấp liếm là lời dặn của tổ tiên. Ngẫm nghĩ, tôi ném cái giẻ lau vào góc, không cho vào thì không vào, lão tử chẳng rảnh mà lo chuyện bao đồng, kể cả có vàng khối trong đó đi nữa, ta đây cũng chả hứng thú.

Nghĩ đoạn, tôi bèn mang quần áo ra hồ giặt giũ.

Tôi đến, Thủy Liên lại mang cơm cho tôi, có điều lần này chờ tôi ăn xong liền thu dọn bát đũa về ngay, nói rằng nhà có việc, dặn tôi sáng mai dậy sớm một chút để lên núi.

Tôi dở khóc dở cười đáp ứng. Dù gì thì cũng nhàn rỗi, coi như là tập thể dục đi.

Thủy Liên đi khỏi được một lúc thì trời chợt có sấm, tôi đóng kỹ cửa sổ, châm cây nến, nằm ở giường nghịch di động. Ngoài trời mưa lớn, lộp độp không ngừng, căn nhà cũ của lão Vũ cũng thật chán đời, nước mưa hắt hết vào qua khe tường hở.

Cũng chằng buồn quan tâm, tôi nằm yên trên giường chơi điện thoại, đang chơi, đột nhiên có tiếng trẻ con ngay sát cạnh mình vang lên: “Thúc thúc, thúc chơi cái gì đấy? Chơi có hay không?”

Giật mình hoảng sợ, tôi quay đầu thì thấy một bé gái mặc áo đỏ đang đứng ở mép giường nhìn mình chằm chằm. Kinh ngạc nhìn cánh cửa phòng đóng chặt, tôi hỏi: “Bé con, em vào đây lúc nào thế?”

Con bé chớp chớp mắt: “Ngoài kia mưa lớn, cháu chui vào trú mưa đã được một lúc rồi, chú đang chơi gì thế, có thích không?”

Nhìn quần áo con bé, quả nhiên dính đầy nướ mưa, tôi thở phào nhẹ nhõm, đáp: “Đây là điện thoại di động, dùng để liên lạc, cho em xem này!”

Nói rồi tôi đưa điện thoại cho con bé, nó cầm lấy, bấm loạn một hồi.

“Tiểu muội muội, tối thế này rồi, sao còn một mình bên ngoài, cha mẹ em có biết không?”

Con bé cúi đầu ấn di động, nói: “Biết, cháu ra ngoài chơi chút thôi, xíu nữa là về!”

“Ừ, muộn rồi, chơi một lát thôi nhé, nếu thích, sáng mai đến ca ca lại cho mượn chơi.”

Con bé không nói chuyện, cúi đầu ấn hăng say. 10p sau, thấy bên ngoài đã ngớt mưa, tôi giật cái điện thoại lại, nói: “Tiểu muội muội, mưa ngớt rồi, để ca ca đưa về nhà, không cha mẹ sốt ruột!”

Bị đòi điện thoại, con bé thất vọng gật gật đầu: “Thế cháu về, mai cháu lại đến chơi!”

Nói xong, nó quay đầu mở cửa đi ra ngoài.

Đã muộn thế này, trời vẫn còn mưa, sợ nó không an toàn, tôi vội nhảy xuống giường, xỏ giày tính đưa con bé về. Con bé vừa bước chân ra cửa là tôi tôi đã theo sát, nhưng vừa đẩy cửa ra thì tôi ngẩn người.

Con bé đã không thấy đâu nữa!

Chương trước Chương tiếp
Loading...