Đầy tớ
Chương 21
Chỉ là hôm nay nó dẫn theo một người nữ đi cạnh, mà nhan sắc kiều diễm thế này, không khỏi khiến chủ quán trầm trồ.
Chú Sáu đi tới hỏi han mừng rỡ.
“Dạ, khách quý uống gì ạ?”
“Quán này có gì ngon?”
“Dạ, có trà, có chè đậu, chè sen, chè thập cẩm, chè sâm…”
“Chú cho tôi loại tốt nhất”
Chú gật đầu đi vào trong, chẳng mấy chốc đã đem ra một ly chè thập cẩm, đặt nhẹ xuống bàn, tỏ vẻ tự hào.
“Loại ngon nhất của tệ quán đây”
Cô nhấp chút đầu lưỡi, rồi tỏ vẻ hài lòng.
“Được, loại này tôi thích”
Rồi khẽ đưa tay vào túi lấy hơn chục đồng thưởng cho.
Chú Sáu cười hề hề rồi lại lui vào trong quầy nước. Mắt khẽ ném cho Như một tín hiệu. Thấy thế nó lục tục theo vô, để cho cô ngồi thưởng thức ly chè cho thỏa.
“Y dà thằng em hôm nay quả thực chơi trội, đâu ra một mỹ nhân giữa cái quán nghèo hèn này thế?”
Nó cười mỉm, nhưng thấy chú nói lời như thế liền phải chữa ngay.
“Y dà chú nói vậy tội cho con, đây là vợ ba, anh của cha con đấy.”
Chú Sáu mới giật mình, thằng cha nó năm nay đã ngũ tuần, thì anh của cha nó phải gần sáu mươi. Còn mỹ nhân này ước chưa tới ba mươi đâu à. Quả thật là lũ trọc phú, giàu có là lại có năm thê bảy thiếp kề bên.
Còn chú lại chỉ có mụ vợ mập cả ngày đè đầu cưỡi cổ…
Nghĩ đến đây chú lại thở dài…
“Không ngờ mày lại có họ hàng giàu sang như thế”
Nó mới gạt đi:
“Chú à họ hàng giàu có nào liên quan đến mình, lắm người cũng họ hàng như con mà.”
Rồi chú sáu mới gật gù theo.
“Phải phải, tao quên lũ trọc phú giàu có thường keo kiệt lắm”
Thế là cả hai cứ thuận thế mà tát nước theo mương. Cái này gọi là tâm đầu ý hợp đó.
Bỗng nó nghe tiếng gọi.
“Ê mày lại đây tao bảo”
Là vợ ba của lão, anh của cha nó đây mà.
Nó từ tốn lại gần, tất nhiên phải tỏ vẻ nhún nhường.
“Dạ bà có gì gọi con?”
Cô nhìn nó một hồi rồi tỏ vẻ hài lòng.
“Quả là tao đi theo không sai, mày cao lớn thực, việc nhà sau này đỡ đần nhiều rồi…”
Cái chuyện này là sao cà, nó thắc mắc hỏi lại.
“Dạ việc nhà là sao ạ?”
Rồi cô mới chỉnh lại mặt.
“À tao quên nói cho mày biết, lão chồng tao hôm nay đến đây là muốn mày về làm tớ nhà lão đấy…”
Một tin như sấm động bên tai, ôi phải đi làm tớ cho lũ trọc phú thì khác gì kẻ hầu người ở.
Rồi cô cười khì khì.
“Mày làm mặt vậy là sao, về hầu hạ cho nhà tao chả phải sướng hơn việc đi nắng ngoài đường vất vả làm quần quật sao.”
“Mày lại là con cháu trong nhà, tất nhiên không đãi bạc đâu mà mày lại lo.”
“Tiền bạc rủng rỉnh đủ cho mày tích cóp mà lấy vợ mua trâu…”
Xong xuôi cô đứng lên rồi đủng đỉnh đi thẳng. Mặc cho nó nghĩ gì cũng kệ.
Chú Sáu kéo áo nó, giọng mừng thầm.
“Sướng mày nhứt rồi đó Như, phải là tao ấy… tao làm con chó giữ nhà cho họ thôi cũng đủ sung sướng rồi đó…”
Chú vừa nói vừa cười theo, mắt nhìn chằm chằm vào cái thân thể ngọc ngà ấy, tựa như muốn ăn tươi nuốt sống không còn miếng xương nào.
Nó còn nghe tiếng cổ họng chú nuốt nước bọt cái ực nữa.
Quả là dâm dê đê tiện.
Còn nó thấy đầu quay vù vù, nửa mừng lại nửa lo. Ôi sao không lo làm sao được khi cha giờ đã già, lỡ có bệnh tật gì ai lo cho, mà cái việc làm của nó lại chỉ loanh quanh đủ tiền ăn uống, được mấy đồng bạc mà tích góp.
Còn chuyện vui thì không phải tiền nong nhiều nhặn hay gì, chỉ đơn giản là háo sắc mà thôi, ấy mà đây lại là họ hàng của nó nữa. Thực là trong bụng nó cũng khoái lắm chớ, đang tuổi lớn mà.
Thế là tạm biệt chú Sáu rồi cắp đít về nhà theo sau…
Về tới nhà thì đã thấy cha nó ra tới đường với người anh giàu có rồi.
Nó liền lại gần, phải tỏ vẻ thăm hỏi đàng hoàng chứ.
“Dạ thưa ông…”
“Ờ cái chuyện anh nói vậy đó, em nghe mà nghĩ đi nha, không thiệt thòi gì cho đâu, tốt cho em với thằng con nữa…”
Cái chuyện này nếu nó không nghe từ vợ ba của lão chắc nó cũng chả hiểu đâu. Ấy thế phải coi xem cha nó thế nào.
Tư Sang đáp:
“Anh nói cũng chí phải, để tối em bàn tính với thằng con em, có gì em viết thư cho anh hay…”
Lão cũng gật gù:
“Được được anh chờ, nhưng nhớ phải sớm sớm nghen. Tuần sau là phải đáp lại đó.”
Hai người vẫn còn ý chưa muốn rời đi, hai người nữ thì lại thấy mệt thêm, vợ ba của lão bắt đầu giục. Bất đắc dĩ lão cũng phải chiều theo.
Ấy nhưng mà ai chở ngược lại bên kia dòng, là Như chứ còn là ai nữa.
Lúc lên bờ lão còn móc ví nhét thêm tiền cho nó. Lão còn nhìn mặt mũi của nó kỹ lắm.
Lão dặn dò:
“Mày là đứa con có hiếu, cha mày kể về mày nhiều cái lắm, tao cũng vui.”
“Tốt nhất là đừng phụ lòng cha mày nghe con”
“Thôi tao đi đây. Chừng nào lên thì gặp tao sau.”
Ấy vậy là mọi chuyện xong xuôi cả rồi đó. Làm sao mà nó lui được. Biết sao được cái món hời thấy rõ quá mà. Rồi nó lại xuôi thuyền về tới nhà. Neo buộc dây chắc rồi nó mới lội bùn đi lên, không quên rửa lại.
Cha nó ngồi sẵn trong nhà, cơm nước cũng dọn sẵn.
Ông mở miệng:
“Nãy tao cũng tính mời anh ba dùng cơm, mà có lẽ không tiện”
Nghe câu này nó hiểu cái cảnh nghèo của nhà ra làm sao, bữa ăn của nó hai người còn chưa đủ làm sao mời thêm một ai nữa.
“Cha à con sẽ đi làm kiếm thêm tiền về… rồi mình sẽ mau giàu có mà thôi”
Câu này nó nói ra mà không biết ngượng, ngữ như nó có tài giỏi gì đâu mà làm giàu, chỉ được cái thân to xác, cái sức như trâu mà thôi.
“Ờ có chí như vậy mới mau giàu con ạ, thôi ăn cơm đi”
Cả hai lại dùng bữa cơm, chỉ có cháo cùng vài mớ rau bên sông, ít con tép bắt được. Dẫu vậy nó vẫn thấy ngon mà không chê khen gì cả, cái tình cảnh nghèo đói nào phải do ai muốn, chỉ cần mình cố gắng rồi mai này sẽ giàu lên thôi. Nó cứ ăn miệng cứ nhai mà lòng vẫn thấy chua xót bên trong.
Chỉ là cha nó vẫn chưa mở miệng nói ra cái chuyện của nó, chắc ông vẫn còn thấy ngại. Mà nó thì cũng chả lưỡng lự nữa, từ giờ trở đi nó quyết tâm kiếm tiền nhiều hơn nữa. Dẫu đi làm tôi tớ cho nhà giàu cũng chả sao, vẫn còn hai mỹ nhân là niềm an ủi mà. Ấy dà, đây là họ hàng mà, dẫu không phải ruột thịt cũng không nên nghĩ thế chớ.
Nhưng làm sao mà gạt được ý muốn ra khỏi đầu, quả là hai người nữ đó có sức hút lắm lắm nha.
Chiều đến nó đến chào lão Tám, ngồi ôm đại tướng vô lòng, nó vừa thủ thỉ chuyện.
“Bữa nay nữa là con hết gặp lão rồi đó, cả mày nữa đại tướng,”
Lão Tám nhìn nó, bộ nghi hoặc:
“Thế mày tính đi làm tôi tớ thiệt sao hả Như?”
Nó gạt đi:
“Đây là nhà họ hàng mà, ít nhiều cũng khác chớ lão Tám”
“Tao biết vậy nhưng lỡ chuyện khác đi thì sao, biết đâu người ta không xem cái máu mủ…”
“Thì lúc đó tính sau, không thì con bỏ về cũng được… có thiệt gì đâu mà…”
Lão nhìn nó, rồi thở hắt một hơi…
“Vắng mày thì lấy ai chăm đại tướng đây…”
Lại bài ca than thở, nó thừa biết cái tính của lão, vắng mặt nó thì có đứa khác thế vô, chả là nó đòi tiền ít hơn tụi kia những mấy đồng lận. Lão buồn là vì lão sắp mất thêm vài đồng thôi.
Nó thở hắt:
“Lão đừng buồn mà, con đi làm tôi nhưng có tiền hơn ở đây là được rồi… Con phải dành dụm rồi cưới vợ mua ruộng trâu cày nữa chớ… Không thể đi lêu lổng rồi làm bữa đực bữa cái suốt ngày được đâu”
Lão Tám nhìn nó, vẻ bịn rịn…
“Thôi tao cũng chúc mày có việc tốt kiếm nhiều tiền, ráng sống nghe con”
Vậy là xong phần lão Tám, chỉ còn việc nói chuyện với cha nó nữa là xong thôi.
Chắc sáng mai nó sẽ lên đường tới nhà lão. Còn địa chỉ ở đâu thì chắc cha nó đã biết rõ cả rồi.
Tối đến…
Hai cha con lục tục dọn chén bát, nó ngồi rửa chén thì nghe cha nó gọi lên.
“Mày ngồi đây đi, tao có chuyện muốn nói…”
Nó biết hết cả rồi nhưng vẫn nghe coi cha nó nói thế nào…
“Cả tháng đi làm mày kiếm được nhiêu hả con?”
“Dạ cũng được ba trăm đồng đó cha”
“Vậy mày thấy ít hay nhiều hả con?”
“Dạ con không giấu gì cha, vậy chỉ đủ ăn thôi chứ nói chi đến đủ sống…”
“Thế có chỗ trả mày hơn một ngàn mỗi tháng, mày có chịu không?”
Vậy là gấp ba lần số tiền nó kiếm được, quả là món hời, Nhưng nó vẫn quyến luyến…
“Giả dụ con đi xa thì ai ở nhà lo cho cha, hả cha?”
Cha nó gạt nước mắt, chỉ về phía kia:
“Cũng may gần có quán nước Chú Sáu, có gì tao nhờ cậy cũng được…”
Thế là cả hai cha con cùng khóc.
Tối đến nó nằm trằn trọc mãi vẫn không ngủ được, lại mắc tiểu nữa, đành bấm bụng ngồi dậy mò ra mé sông mà xả cho đỡ tức.
Nó bước cẩn thận, trời vẫn còn tối quá, giờ vẫn khuya, không thấy rõ cảnh vật lắm, trăng bị khuất tối om.
Cuối cùng cũng mò tới được bờ kênh. Nó tụt quần xuống, xả xồ xồ xuống sông.
Thật là sảng khoái quá.
Ấy nhưng nghe đâu đây có tiếng kêu thế nhỉ. Rồi nó căng mắt nhìn xuống.
Tổ sư cha ơi, nguyên một xác người nằm dạt vào bờ, lấm lem bùn đất cả. Mà chưa chắc có phải xác chết không, phải lại gần xem mới rõ.
Thế là nó đánh bạo lội xuống, nó nhìn kỹ tay chân, rồi nó sờ vào xem thử, vẫn ấm, không cứng…
Rồi nó mới sờ lên mặt xem thử, là một ông chú.
Y dà hóa ra vẫn còn thở đây. Cứu người làm trọng, nó liền vác cả người lên vai rồi bước lên mương. Không chút nghĩ ngợi gì.
Nó xô cửa xông vào. Gọi cha nó dậy.
“Cha ơi có người rớt sông… cứu cha ơi”
Nguyên cha nó hành nghề lái đò nhiều năm, gặp xác chết trôi hay người đuối nước cũng nhiều. Những lần như vậy ông đều ra tay cứu giúp đó.
Nó đặt người ta nằm xuống, rồi ông mới xem sắc mặt thế nào, tiếp đến ông coi nhịp thở xem có cần phải hô hấp gì không.
Ông thở phào nhẹ nhõm:
“Chỉ bị đuối nước kiệt sức thôi con. Đầu bị va rách cả mảng. Để tao băng bó vết thương.”
Cha nó lấy miếng vải quấn, rồi ít thuốc bôi lên. Kết hợp cạo gió uống nước ấm.
Chẳng mấy chốc gà đã gáy vang, mặt trời mọc lên…
Ông chú cũng bắt đầu hồi tỉnh…
Sau khi hớp miếng cháo vô bụng thì mới lại chút khí lực.
Ông chú khẽ thều thào:
“Cảm tạ ơn cứu mạng của anh, không có anh chắc em làm mồi cho hà bá dưới đáy sông rồi…”
Cha nó mới gạt đi. Chỉ về phía nó.
“Đây, anh mới là người phải cảm tạ này, không có nó phát hiện là anh chết rồi đó.”
Ông chú mới nhìn sang nó, ánh mắt cảm tạ khôn xiết, không thể tả nên lời.
Nó trò chuyện với cha nó, cả hai thống nhất dời ngày lên nhà anh trai ông ít hôm. Nó phải ở đây ít ngày nữa xem sức khỏe người ta thế nào, hơn nữa cũng không thể đi sớm được, có người lạ trong nhà mà.
Thế mà ông chú có vẻ không bị nặng lắm, đến tối đã có thể đi lại được, chỉ khổ cái là đầu vẫn còn đau… Xem ra phải tịnh dưỡng ít hôm đây.
Thời gian đó nó vẫn duy trì việc làm như mọi ngày, chỉ khác là bữa ăn có thêm một người nữa.
Khi tối đến thì thường ông chú hay hỏi han trò chuyện với nó. Riết rồi cảm giác cứ như người thân vậy.
Một tuần lễ trôi qua…
Ông chú cũng đã khỏe lại, đầu bớt sưng nhưng vết trầy vẫn chưa lành hẳn, vẫn cần thời gian đây.