Đời checker
Chương 18
Mấy hôm sau, khi vừa cơm nước xong thì tôi nhận được cuộc gọi của Thương Thương – tôi đã lưu tên cô như thế trong điện thoại – là sự liên lạc đầu tiên sau buổi gặp chiều hôm trước.
– A lô anh Tèo à. Anh rảnh không? Ra đây uống nước với em.
– Ở đâu? Với có ai nữa không?
– Có hai bạn em nữa. Số abc đường Tô Hiệu gần Công viên Nghĩa Đô nè anh.
Tôi thấy cuộc hẹn nước nôi này có vẻ mơ hồ quá, không có mục đích gì cả. Nhưng thật tối cũng đang max rảnh, nên nhận lời bảo đợi tý, tầm 10 phút nữa anh qua.
Khi tôi đến thì thấy 3 đứa đang ngồi trong một góc khá kín đáo, quán café music đang mở bài Phố xa do Thùy Dung hát, đúng bài và ca sỹ tôi thích luôn. Kéo tay tôi vào, Thúy Anh giới thiệu đây là anh Tèo – anh trai con bạn nhà hàng xóm bà dì bên ngoại em, còn đây là Thơ và anh Nam. Tôi gật đầu chào lại hai đứa kia, thầm nghĩ.
Thơ Thơ cục cứt. Con Diễm Hằng chứ đéo ai vào đây nữa. Hóa ra tên thật của nó là Thơ à. Còn thằng kia là người yêu nó, cái thằng mặt thư sinh hay chụp ảnh cùng up lên Zalo tôi còn lạ đéo gì.
Trước Ngọc cho tôi xem suốt. Giới thiệu xong rồi mà Thúy Anh vẫn nắm nguyên tay tôi như lúc dắt từ cửa vào, tôi gạt gạt mấy lần mà nó không chịu buông, chỉ giấu xuống dưới bàn để hai đứa kia ngồi phía đối diện không nhìn thấy. Mẹ kiếp. Đẹp trai gặp ngay phải đứa háo sắc.
– Thơ với anh Nam đang chuẩn bị đi phượt Sa Pa. Em cũng muốn đi quá mà không có ai đi cùng. Anh Tèo rảnh không, đi chơi cùng và xế em với.
– Các em định đi bao giờ? Đi xe máy à?
– Vâng. Đi xe máy cho chủ động anh ạ. Cuối tuần này đi luôn. Mùa này Sa Pa có thế nọ thế chai. – Là cái Diễm Hằng trả lời, vừa tuôn ra một tràng các chỗ check in và ăn chơi ở Sa Pa.
Nó nói dài tôi chẳng nhớ hết chứ đất Sa Pa thì tôi còn lạ gì. Từng có nửa năm lên đấy làm việc theo diện “đào tạo cán bộ nguồn” ở công ty cũ. Với tôi Sa Pa khá thân thuộc, và thật sự mà nói, chả có vẹo gì để mà chơi cả.
Nhưng đó là mảnh đất mà tôi có thật nhiều kỷ niệm với những người anh em chiến hữu. Nói mới nhớ. Đã 4 năm rồi chưa quay lại. Chắc mọi thứ cũng đã thay đổi nhiều. Tôi vốn chẳng định đi với mấy đứa chẳng quen biết này, nhưng nhắc đến Sa Pa, lòng tôi có một sự rung động mạnh. Và tôi đã nhận lời.
Về nhà tôi cũng nghĩ ngợi lại về quyết định đi phượt với nhóm Thúy Anh. Tôi chủ yếu nghĩ về Thúy Anh thôi. Xoạc nhau 3 lần, cũng có chút tình cảm gọi là quý mến nhau, nhưng để đến độ phò nhớ khách và rủ rê chơi bời như thể thân quen lâu lắm rồi, thì hoặc là nó đang có ý đồ gì che giấu, hoặc là nó bị điên!
Nhưng Thúy Anh chính là đứa mà Ngọc đã yên tâm gửi gắm tôi, mà Ngọc thì tôi tin tưởng tuyệt đối rồi. Ôi ôi! Khó hiểu quá! Đau đầu quá! Kệ mẹ. Đến đâu thì đến. Lần đầu gặp Ngọc còn dám nhắm mắt đưa chym thì cơ sao phải lo lắng về Thúy Anh khi đã xoạc đến tận 3 lần rồi. Những 3 lần cơ đấy!
… Bạn đang đọc truyện Đời checker tại nguồn: http://truyen3x.xyz/doi-checker/
– A lô! Trang à. Cuối tuần tớ lên Sa Pa chơi. Có gì mình gặp nhé!
Trang là bạn và là đồng nghiệp của tôi trong thời gian tôi nhận nhiệm vụ khu vực Tây Bắc mấy năm trước. Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng liên lạc hỏi thăm nhau nhưng chưa hề gặp lại kể từ khi tôi rời Sa Pa về Hà Nội.
Tôi không thể quên được kỷ niệm chia tay năm ấy, giữa rất nhiều món quà giá trị của chi nhánh, có một món quà là cành đào Sa Pa, không nhiều nụ nhiều hoa, không thế rồng thế phượng, chỉ là một cành khẳng khiu được chặt từ vườn nhà, với lời nhắn nhủ “Trang rất muốn Tèo ở đây công tác lâu nữa, và đón Tết với Trang, theo phong tục người Mông”. Đó có lẽ là món quà nhiều tình cảm nhất mà tôi từng được nhận. Khi nhận lời nhóm Thúy Anh đi Sa Pa chơi, có lẽ điều đầu tiên tôi nghĩ về chính là chủ nhân của món quà hôm nào.
5h sáng Thứ 6, 4 đứa tập trung tại cổng ĐH Quốc gia Hà Nội. Tôi đã có nhã ý bảo Thúy Anh trước là để anh qua đón nhưng cô bảo, để em đi cùng với cái Hằng cũng được. Còn thằng Nam kia tôi cũng không biết từ đâu đến nữa.
Quả thật cho tới tận lúc xuất phát tôi vẫn không thể hình dung nổi chuyến đi chơi này là phong cách gì, chuyện đóng góp tiền nong ra sao. Tôi chỉ khó hiểu, tò mò chứ không toan tính. Tôi thừa sức chi cho cả 4 đứa ăn chơi tẹt ga trên Sa Pa trong 1 tháng!
Tôi chỉ nghĩ là, biết đâu chuyến đi chơi chỉ là trá hình cho một cuộc vui thác loạn tập thể, hai nam hai nữ, lên Sa Pa cho đổi gió vì Hà Nội ngột ngạt và chán ngấy quá rồi, xong sẽ có cả màn đập đá, hít cỏ, chơi xì ke và nhai tỏi. Nếu có thế thật, tôi cũng vẫn sẽ gia nhập cuộc vui. Dù gì mấy cái trò đấy tôi cũng chưa từng được thử một lần trong đời.
Trời dần chuyển vào hè. 5h trời đã lờ tờ mờ sáng chứ không còn tối om om như dạo trước, tuy vậy vẫn se se lạnh. Tôi đến sớm nhất trong cả bọn, tranh thủ buộc lại mấy lát thịt vào ống pô xe máy, lát nghỉ chân giữa dường sẽ có món thịt ốp pô lót dạ.
Tôi chả mấy khi đi phượt nhưng vẫn hay theo dõi và học làm theo mấy cái hướng dẫn hay ho trên mạng.
Có lần chạy xe máy từ Hà Nội về quê, cũng làm món này ăn chơi, mấy lần đầu thì hơi lỗi, chỗ sống chỗ cháy.
Sau có kinh nghiệm hơn, căn thời gian để đảo thịt chuẩn nên ăn cũng được, nếu không muốn nói là lạ miệng và ngon vãi cả đái.
Xong xuôi đâu đấy rồi, ngồi vểnh chym một lúc lâu mới thấy Thúy Anh và Hằng đi taxi đến, rồi đến thằng Nam.
Nó chạy một con Kawasaki Ninja 650 nhìn hổ bào phết, nhưng dáng người loắt choắt thư sinh của nó ngồi lên trông đéo hợp tý nào, còn chẳng đẹp bằng tôi, cưỡi một con Su Én 150 phân khối, độ chút Café Race, khoác áo bò, nom đầy già dặn và phong trần như tài tử điện ảnh Mẽo.
Con Diễm Hằng bước ra xe, tôi đã để ý thấy ngay nó và thằng Nam mặc cùng một kiểu phượt thủ.
Áo trong cờ đỏ sao vàng, quần rằn ri quân đội, quàng khăn rằn Nam Bộ.
Tôi cũng chẳng quan tâm và cũng chẳng thiện cảm lắm vì bọn nó vốn đi phượt suốt, và cái bọn mang danh phượt thủ, càng màu mè thì lại càng vô ý thức, nhất là kèm cái quả xe to uỵch kia nữa.
Đệt mẹ, tý nữa thể nào cũng có màn rồ ga, dánh võng phóng như bay cho mà xem.
Tôi chờ xem Thúy Anh, hôm nay trong vai ôm của tôi, sẽ ăn mặc kiểu gì đây, mong là đừng giống hai đứa mặt lồn kia, tôi nghĩ vậy.
Và… thất vọng!
Như lồn.
Sau khi họp hội ý chút chúng tôi bắt đầu xuất phát. Thống nhất sẽ đi đường lên Sơn Tây, qua cầu Vĩnh Thịnh, đi Vĩnh Yên, Việt Trì, Đoan Hùng và theo quốc lộ 70 đến TP Lào Cai trước khi ngược lên Sa Pa.
Đường nay tôi khá quen, đã chạy đôi ba lần khi còn công tác ở Tây Bắc. Hồi đấy tuổi trẻ, có khi chạy xe máy từ Lào Cai về Hà Nội chỉ để nhậu một bữa sinh nhật thằng bạn.
Và quả đéo thể sai. Xe kia nó chạy như bị công an đuổi, nẹt pô và thỉnh thoảng oánh võng qua lại. Tôi cũng đi nhanh đuổi kịp nó, nhưng hoàn toàn làm chủ.
Buổi sáng, đường còn khá vắng. Tôi thấy Thúy Anh ngồi sau tôi ôm chặt, ôm sát. Có lẽ cô hơi hoảng vì cái tốc độ hai xe đang vun vút chạy. Và khi chưa đi được bao nhiêu, qua Vĩnh Yên vài km thì địt mẹ, xe thằng kia hết xăng phải dừng lại đổ, và tôi biết rằng nó là thằng phượt nửa mùa không hơn không kém. Nếu chu đáo, bình xăng của nó đổ đầy đủ để đi vài chặng Hà Nội – Lào Cai chứ đéo phải đến Vĩnh Yên đã hết xăng.
Bình của tôi 14 lít, trước khi đi đã được làm đầy, cũng không quên mang ra cho ông thợ quen kiểm tra săm lốp, phanh, nhớt. Không sao, tôi tranh thủ đảo thịt. Đến lúc này chúng nó mới để ý là tôi có làm vài lát thịt nướng ốp po, reo lên nức nở, ôi anh Tèo chu đáo quá, anh Tèo khéo quá, anh Tèo dễ thương quá, đẹp trai quá làm tôi nổ cả mũi.
Nhất là con hằng, mồm nó dẻo như kẹo kéo nói gì cũng như rót mật vào tai, chả trách có lần Hoàng Ánh nói với tôi nó kể chuyện đi phượt mà hấp dẫn như một cuộc phiêu lưu. Ờ công nhận, trình độ để đi thi Olympia thì cũng không đùa được. Tôi muốn có dịp thử tài nó xem sao. Tiếc là nó không nằm trong danh sách mà Hoàng Ánh đã đề cử cho tôi trước khi tạm nghỉ.
Và lại một lần trẻ trâu nữa. Khi team qua thị xã Yên Bình, Yên Bái chưa xa thì xe thằng kia lại trục trặc. Đéo hiểu bị làm sao mà đi cứ cạch cạch. Tôi thật sự ngán ngẩm. Dừng lại cùng nó xem bị làm sao, tranh thủ cho con Hằng với Thúy Anh tạt vào quán nước xin đi đái nhờ, bảo hihi tại sáng em uống hơi nhiều nước. Chệch tấm chắn bùn. Lỗi cơ học thôi. Tự xử lý được.
Nhưng khi tôi thấy thằng củ lồn kia bất lực cầm tay lái, bẻ nghiêng đầu xe đi và lấy chân đạp đạp thì tôi bỗng trở nên xúc động như vừa nhận một tấm vé về với tuổi thơ. Hai chục năm trước, tôi thấy bố tôi cũng dùng phương pháp này để sửa ti vi mỗi khi nhòe hình hay méo tiếng hoặc mất màu.
Ông lấy tay đập đập vào bên trái, bên phải, sau đít chiếc TV Samsung nội địa – một tài sản có giá trị thời bấy giờ, một cách nâng niu tình cảm, và quả nhiên, hiệu quả bất ngờ. Hai chục năm rồi tôi mới lại thấy phương pháp này xuất hiện, nhưng thằng củ lồn với khuôn mặt thư sinh đang ấm ức cạnh tôi đây, không được mát tay như bố tôi.
Hai đứa con gái sau khi đi đái xong thì cũng đứng vây quanh ngồi xem, thỉnh thoảng hỏi những câu vô dụng như xe bị sao thế ạ, có sửa được không ạ, bao lâu nữa thì sửa xong ạ… Tôi chỉ thấy chúng nó có ích khi tôi đun thẳng kia ra bảo để tao xem cho, lục trong túi hông xe của tôi ra bộ đồ nghề – ừ thì thằng kia cũng có đéo đồ nghề dự phòng đâu, may sao có cái cờ lê vừa với ốc xe nó – rồi cởi cái áo khoác bò tung cho Thúy Anh cầm.
Theo như Thúy Anh kể lại sau này thì lúc ấy trông tôi thật bực tức, ánh mắt đầy khó chịu, nhưng động tác thì nhanh, tập trung và dứt khoát vãi cả đái khiến cả em nó và con Hằng đứng đấy, có một việc duy nhất là cầm áo thôi, cũng há hốc mồm ngưỡng mộ sự manly. Vặn vặn, nắn nắn, căn chỉnh một hồi, chiếc Kawasaki Ninja 650 màu xanh lá mạ đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Tôi thấy thật thương cho nó vì đã rơi vào tay một thằng công tử, ngoài tiền ra thì chả có gì, ờ thì nhìn cung cách thằng Nam tôi cũng đoán nó là thằng có tiền, nhưng không phải do nó làm ra.
Vào quán ngồi uống nước, tôi gỡ thịt ra xem thử. Ồ. Chén được rồi! Lẽ ra là không nên nhưng trước món thịt nướng thơm tho phưng phức kia, tôi gọi cho mỗi đứa một lon bia. 4 Đứa hò dô khí thế, ăn mừng vì xe đã lại ngon lành. Lúc này đã tầm gần 10h trưa. Chúng tôi chậm hơn lịch trình dự kiến khoảng 1 tiếng, chủ yếu vì những lý do hết sức vớ vẩn lẽ ra đã phải lường trước và đề phòng.
– Anh Tèo chắc là dân Kỹ thuật à. Em thấy anh rành về xe cộ ghê. – Con Hằng hỏi.
– Đâu. Nhìn mặt anh giống thợ sửa xe lắm à. – Tôi cười đáp – Anh học Kinh tế ra mà. Nhưng một thời gian thất nghiệp nên đi chạy xe ôm nên mới biết sửa xe cộ tý chút.
– Em cũng học ngành Kinh tế này anh. Em Ngoại thương. Trước anh học gì? – Thằng Nam mở mồm nói câu thứ hai, sau câu cảm ơn tôi nãy đã hộ trợ nó sửa xe.
Tôi cười khinh miệt trong bụng. Có lẽ nó phải cố nhấn nhá cái chữ Ngoại thương để cho có vẻ con người có giá trị thêm chút, vì từ đầu hành trình đến giờ, nó hoàn toàn thể hiện là một con người vô dụng.
Tôi cũng thật hơi chút bất ngờ. Ngoại thương đào tạo kiểu gì mà ra toàn các thanh niên chơi với phò thế này?
– Chào thằng em. Anh FTU, khóa 49 – Kinh tế đối ngoại.
– Ô thật ạ. Em Quản trị. Khóa 51. Có duyên quá anh.
Và để kỷ niệm sự có duyên của hai đứa đồng môn, chúng tôi gọi thêm lon nữa, chạm lon khí thế. Con Hằng bảo cho em tham gia với, trước em cũng nộp hồ sơ Ngoại thương nhưng không thi này, cũng coi có tý liên quan.
Ô đù. Trùng hợp nhỉ. Tôi khẽ cười một cái và thật sự bất ngờ vì Ngoại thương của tôi – Harvard Chùa Láng – nơi quy tụ những bộ óc hàng đầu Việt Nam, lại thu hút đầu vào và sản xuất đầu ra là những thanh niên hoặc là làm phò, hoặc đi đá phò.
Tôi cũng thừa biết hàng chục đứa hoa khôi, người đẹp này nọ có xuất xứ từ FTU ra, cũng mượn có cái danh để đi khách cho được giá mà thôi. Kỳ Duyên, Mỹ Linh, rồi cả mấy con chết tiệt gì nữa. Chắc chúng nó cặp với đại gia thì phải tính thu nhập bằng chục nghìn đô, bằng nhà, bằng xe, bằng nhẫn kim cương, nhưng chắc gì đã đẹp hơn Hoàng Ánh và Thúy Anh của tôi, mỗi shot có 250k và 400k.
– Thế còn Thúy Anh có liên quan gì đến Ngoại thương không thì chạm lon luôn nào? – Tôi hỏi em, vốn nãy giờ chỉ ngồi im hóng chuyện.
– Nó trước có học Cao đẳng Du lịch đấy anh. Nhưng học dốt nên bỏ rồi haha. – Con hằng trả lời thay và cười một cái đầy dâm dục.
Thúy Anh không nói gì chỉ lè lưỡi ra cười rồi giơ lon bia không lên cụng.
Nghỉ ngơi một lát chúng tôi lại lên đường. Từ Yên Bình lên đến Sa Pa còn khoảng 200 cây nữa. Đoạn này khó đi vì đường đèo dốc, nhưng đã đổ nhựa hết rồi.
Thật may mắn là suốt hành trình chúng tôi không gặp thêm trục trặc nào, và dù mỗi đứa vừa quất 1 – 2 lon bia mà đi cả 200 cây lận không đứa nào đòi đi đái giữa đường. Lúc qua đường rẽ vào Lục Yên, tôi chợt thầm nhớ đến Hoàng Ánh, chắc nhà cô cũng ở đâu đó loanh quanh đây.
Hai giờ chiều, chúng tôi tới nơi. Mảnh đất Sa Pa thân thương của tôi hiện ra trước mắt. Thay đổi nhiều quá. Toàn nhà là nhà, sầm uất như một góc Hà Nội. Tôi dẫn chúng nó đến một khách sạn loại vừa, có cái tên thật dễ thương – Khách sạn Mùa Xuân!
Đứng ở quầy Lễ tân mà tôi cứ thắc mắc mãi, rồi ăn ở như nào nhỉ, bèn cất giọng hỏi thăm dò.
– Thuê hai phòng, giờ ở như nào nhỉ? Hai con trai một phòng, hai con gái một phòng nhé!
– Hihi thôi thôi. Anh Tèo ở với Thúy Anh đi. Em với anh Nam một phòng. – Cái Hằng đáp.
Tôi chẳng biết nói gì nữa khi hai đứa còn lại đều gật gù đồng ý. Đứa thì bảo “đúng rồi đấy”, đứa thì bảo “ừ vậy đi”, nhưng tôi không nhớ câu nào của thằng Nam, câu nào của Thúy Anh.
Hai phòng cạnh nhau, ở tầng cao, có ban công và sân nhìn thẳng ra phía Fanxipan. Thật tuyệt! Tôi xách balo lên phòng giúp Thúy Anh và không quên dặn hai đứa kia, nghỉ ngơi đi, ăn tạm đồ chuẩn bị sẵn, cuối chiều ra phố chơi nhé. Cả lũ đồng thanh Ok anh Tèo.
Thúy Anh có vẻ mệt sau chuyến đi dài, dù chỉ là ngồi sau ôm thôi, chắc là buồn ngủ lắm. Em chỉ vào rửa mặt, thay đồ và nằm phệt xuống giường. Tôi thì tắm qua một cái rồi cũng chui vào chăn nằm ôm Thúy Anh ngủ. Mệt phờ.
5 rưỡi chiều, tôi tỉnh dậy, lay lay cô gái nằm bên cạnh:
– Thương! Thương ơi! Dậy đi em. Gần tối rồi.
– Ưm ừm ừm – Thương vươn vai ngái ngủ một cái rồi mở mắt ra, to tròn, long lanh nhìn tôi.
– Lâu lắm mới được anh gọi là Thương. Thích mê.
– Anh cũng thích gọi vậy suốt cơ, nhưng trước mặt người khác có dám gọi đâu. Em gọi hộ anh phòng bên kia với, anh quên chưa lưu số đứa nào. Bảo dậy đi ăn.
Thương lấy máy ra gọi cho con Hằng, gọi Zalo. Bên kia chúng nó cũng dậy rồi, đang rửa lại mặt mũi tý, hẹn nhau 10 phút nữa dưới sảnh. Tôi bảo Thương mặc áo khác đi, định mặc áo ngủ này đi à, mỏng dính thấy lấp ló cả vú và hình xăm sau lưng.
Em cười hihi, khoanh tay che ngực như kiểu gái còn trinh sợ người ta sờ trộm, rồi chạy ra góc nhà thay đồ ngay trước mặt tôi. Khó hiểu!
– Đi ăn lẩu nhé. Con Hằng đề xuất. Em biết chỗ kia có quán lẩu cá tầm ngon lắm.
Cả hội gật đầu đồng ý ngay vì cứ đi ăn chung thế này, có đứa đứng ra đề xuất là phương án tối ưu nhất, lúc hỏi từng đứa thích ăn gì kiểu đéo gì cũng bảo ăn gì cũng được, xong luẩn quẩn vẫn đéo biết ăn gì.
Thật ra cũng chẳng ngon lắm, mà còn đắt theo quan điểm của tôi. Bữa ăn đấy chỉ có một điểm đáng lưu ý duy nhất là khi cả 4 đứa đang chúi đầu vào ăn thì mâm bên, một cô gái Thái mang rượu sang giao lưu. Nó uống với 3 đứa kia mỗi đứa một ly to rượu táo mèo rồi sau cùng mời tôi vốn ngồi ở xa nó nhất.
– Em chào anh. Em là Mẩy Linh ở Sơn La. Em cùng gia đình đi Sa Pa chơi. Rất vui được gặp và giao lưu với các anh.
– Chào em. Anh là David Tèo, Việt Kiểu Mỹ. Anh và các bạn từ Hà Nội lên đây chơi. Cảm ơn em đã sang mời rượu. Chúc em và gia đình có một chuyến đi vui vẻ.
Khi nghe thấy tôi giới thiệu là Việt Kiều Mỹ cả lũ cười bò ra. Đâu lại ra một ông Việt Kiều nhìn quê mùa một cục thế, mặc quần sooc và đi tông Lào. Chỉ có duy nhất cô gái Thái Mẩy Linh là có vẻ tin và tiếp tục muốn giao lưu thêm với tôi vài chén nữa.
Trong phảng phất men say tôi thấy cô cười thật đẹp, hiền và chân chất. Cô vận trang phục của người Thái, tóc bện thành cục to ở chóp đầu và có chấm đỏ trước trán như người Ấn Độ.
Cái tên Mẩy Linh cũng ngồ ngộ. Tôi nghe mà cứ liên tưởng tới mông với vú. Mẩy gì mà mẩy chứ. Cô bảo đang làm về thủy điện, nhưng ở khối văn phòng.
– Anh Tèo sống bên Mỹ à. Anh về Việt Nam lâu chưa? Sống bên Mỹ có thích không ạ?
Tôi cười bảo em có biết Mỹ Đình không. Anh là Việt Kiều Mỹ Đình. Cô cười nhẹ trách tôi trêu cổ và bảo tháng sau em xuống công tác ở chỗ Mễ Trì gần Mỹ Đình thì mình gặp nhé, và xin tôi số điện thoại.
Tôi nghe thấy con Hằng và Thúy Anh thì thầm hỏi nhau “Ở Hà Nội cũng có thủy điện à mày?” – “Đéo biết”. Đứa kia trả lời.
Mẩy Linh chốt lại bằng việc mời cả mâm một chén và xin phép trở về mâm bên kia. Con gái dân tộc công nhận uống rượu tốt thật. Tôi vừa nhìn sang mâm bên nháy mắt đưa tình vừa thầm đếm. 11 – Đó là số chén rượu mà Mẩy Linh đã uống bên mâm tôi. Như bắt được pha giao tiếp bằng mắt của tôi, Mẩy Linh gật đầu cười khẽ. Xinh phết. Mỗi tội hơi đô con. Tôi thầm nghĩ trong lòng: “Give have eat no?” – “Oh! Yes! Yes!”
Tôi hếch mày bảo 3 đứa còn lại, anh em qua bên kia giao lưu với họ chút đi. Con Hằng và thằng Nam lắc đầu bảo em không uống được rượu mấy.
Thế là tôi nắm tay Thúy Anh, len qua đám người đang ngồi chật ních trên phản trong quán, qua bên kia mời lại. Cũng giới thiệu lại, hỏi thăm công việc, tình hình ăn ở, chơi bời này nọ nhưng tuyệt nhiên chỉ có Mẩy Linh trả lời.
Hóa ra mấy người còn lại, chủ yếu là bậc các cô chú bác, không biết nói tiếng Kinh. Tôi để ý mấy lần các bà cười hô hố rồi nói cái gì với nhau:
– Khuỷn ích ịt mát tra.
– Sọc ti goán thọc lẹc.
Và tôi cũng để ý, cái nhà này, đàn ông ông nào cũng còm nhom, trong khi các bà vợ thì đậm người, kiểu như nãy tôi đã tả Mẩy Linh. Nếu như nói theo ngôn ngữ chuyên ngành, thì là, xôi thịt, vú hệ bưởi Đoan Hùng, eo bánh mì, mông như cái lồng bàn.
Mẩy Linh ngỏ ý mời 4 chúng tôi, sau khi kết thúc bữa ăn, cùng đi với họ ra ngoài sân quần xem văn nghệ. Chả là tối Thứ 6 sẽ có văn nghệ quần chúng tổ chức tại sân quần ngay cạnh Nhà thờ Đá Sa Pa, và hôm nay thì sẽ có tiết mục giao lưu của đoàn văn nghệ đến từ Sơn La, nếu đồng ý thì xe của đoàn họ sẽ đón đi luôn.
Họ có hai xe 7 chỗ tự lái, đủ chỗ cho cả 4 đứa chúng tôi. Tự tay Mẩy Linh lái 1 chiếc và chiếc kia do ông chú lái. Toàn xe nhà. Ồ! Gia đình này có vẻ giàu có!
Tôi từ chối và hẹn họ dịp khác, và họ rời mâm đi trước.
Chúng tôi ngồi lại thêm chút và rời bữa ăn đi dạo bộ. Thống nhất từ đầu là ăn chia tại bàn nhưng sau rồi tôi với thằng Nam mỗi đứa góp 1 nửa.
Sa Pa có lẽ đẹp nhất vào buổi tối với những phiên chợ của người dân tộc. Nhưng so với 4 năm trước, sự thật chất trong mỗi phiên chợ đã giảm nhiều, thay vào đó là tính thương mại.
Trong những người đang ngồi bán thổ cẩm ở vệ đường kia, hoặc kể cả trong các cửa hàng sang trọng trên các con phố, nhưng cô bán hàng trong trang phục của người Mông và người Dao, có biết bao nhiêu cô là người Kinh, nói Tiếng Anh rất khá, đang thương lượng với khách Tây về giá cả một món hàng.
Chúng tôi cứ lang thang đi bộ ngắm hàng hóa phố phường, đi vô định. Từ Nhà thờ, qua sân quần, xuống Mường Hoa, quay trở lại Xuân Viên đi quanh hồ. Dừng lại trước tấm bảng cỡ lớn được trang trí bằng hoa thành dòng chữ “Sa pa 2018”, chúng tôi chụp cùng nhau một tấm ảnh. Tôi nhớ đúng chỗ này 4 năm trước, cô người yêu cũ từ tận Hà Nội mò lên thăm, và hôn nhau ngay tại đây. Và giờ thì cũng tại chỗ đó, tôi đang nắm tay một cô gái khác. Không phải người yêu. Cũng chẳng phải một cô gái lạ. Một con phò.
Có lẽ vì mệt sau chuyến đi dài và mệt vì cuốc bộ long dong suốt cả tiếng đồng hồ mà chẳng mua được cái gì, hai đứa con gái đề xuất về khách sạn nghỉ. Trên đường về lại đi qua sân quần vẫn đang chưa hết chương trình văn nghệ, chen chúc những người là người, và tôi gặp ngay người quen cũ. Trang!
Nó đang bán hàng ở một quầy lưu động của Vinaphone. Nghỉ việc ở công ty kia, Trang chuyển qua làm cộng tác viên bán hàng cho Vinaphone, đau đó được hơn năm rồi. Nhìn phát tôi nhận ra ngay.
– Trang!
– Tèo!
Một cái ôm thắm thiết.
– Đây là anh Trang. Bạn anh. Còn đây là các bạn tớ dưới Hà Nội lên chơi.
Thằng Trang nhoẻn cười.
– Em chào các anh chị.
Bọn kia đáp: Em chào anh!
Trang là người Mông, bé loắt choắt, nên gặp ai cũng tự nhận là em, chào anh chị. Tôi gặp nó lần đầu tiên khi vào rừng khảo sát điaị hình khu vực và bị lạc phương hướng. Thấy một đám người đang bu lại thì đến hỏi. Hóa ra là đám ma của người Mông, họ lúc đó đang tiến hành chôn cất, hạ huyệt.
Trong cả đám thì có mỗi thằng Trang là biết nói tiếng Kinh. Cu cậu đang càm xẻng đào huyệt cũng nhảy tót lên chỉ dẫn chúng tôi chu đáo. Tôi thấy nó nhanh nhẹn được việc nên sau đó đã dẫn về làm cho công ty, phụ trách chủ yếu việc dẫn đường và giao tiếp với người địa phương.
Lần gặp ấy không chỉ giúp tôi có được một đứa nhân viên tốt, làm được việc mà còn giúp tôi biết được chút phong tục của người dân tộc. Đậu xanh. Chôn người chết mà huyệt nông vãi. Mép quan tài chỉ ngang bằng mặt đất rồi đắp đất và xếp đá thành ụ xung quanh. Đám ma cũng chả có lấy một tiêng khóc nào, làm tôi lúc đầu tưởng một hội đang đào sắn…
Tôi còn nói chuyện với Trang thêm vài câu nữa và hẹn mai sẽ qua nhà nó chơi, để nó còn tập trung bán hàng, tranh thủ nay đông khách qua lại.
– Bạn anh người Mông à. Nhìn dễ thương nhể hihi – Thúy Anh bảo.
– Ừ. Hồi anh ở đây thân nhất với nó. Cảm thấy người dân tộc rất thân thiện và chân thành. Nhà nó cũng hoàn cảnh nữa.
– Trang. Em nghe tên cứ như người Kinh ý nhỉ. – Con Hằng nói.
– Chảo Trần Trang. Kinh chưa? Haha.
Chúng tôi vừa lang thang cuốc bộ về khách sạn vừa tán chuyện dóc như thế.
Đù. Về rồi lại hết mệt. 4 Đứa thật hối hận khi ngoài kia người ta đang xập xinh tay trong tay, cười cười nói nói, mua mua bán bán thì ở đây, 4 thanh niên sức dài vai rộng, lại đang tính chuyện đi ngủ! Và một cứu cánh đã đến.
Mẩy Linh gọi điện cho tổi bảo các bạn đã về chưa, không thì qua đây hát karaoke với gia đình mình.
– Ở đâu thế? Chúng tớ ra luôn.
– Karaoke A King nhé.
Chúng tôi lập tức gọi tắc xi đến đón dù từ khách sạn Mùa Xuân đến Karaoke A King cũng chẳng lấy gì làm xa lắm. Quán ở ngay đường Chợ Sa Pa, trước tôi cũng có hát ở đây đôi lần, không ấn tượng về cơ sở vật chất, nhưng lại ấn tượng với cái tên, đọc lên cứ như kiểu “À. Kinh”, nghe như trầm trồ xuýt xoa.
Quán có vẻ dẫn mối làm ăn cũng tốt. Đám khách lạ đến là được xe ôm, tắc xi, khách sạn chỉ dẫn nhiệt tình. Anh ơi, chị ơi, chú ơi, bác ơi, người đẹp ơi, Sa Pa này A King là ngon nhất đó. Kiểu thế.
Vào phòng thì thấy gia đình kia đã yên ổn rồi. Một ông chú đang cất giọng Oanh Vàng:
– Tái lài xoẳn hẳn zi. Búc khèn ti. Vịa trú ti xinh tén mèn ti…
Đó thật ra là bài Inh lả ơi nhưng bằng tiếng Thái. Mẹ. Đúng là nhà giàu có khác. Có 10 người mà thuê cái phòng to vãi đạn. 40 người ngồi vẫn vừa ấy chứ. Mà quán này có vẻ đã nâng cấp lên nhiều. Sang chảnh như kiểu ở Dubai vậy. Khắp tường, vách, bàn… đều lấp lánh những vàng là vàng…
Màn giao lưu kéo dài gần 2h đồng hồ, có uống thêm chút bia nhưng không đáng kể. Hai thái cực hoàn toàn khác nhau khiến sự hòa nhập của hai nền văn hóa không diễn ra mấy suôn sẻ. Bên chủ nhà tung ra các chiêu thức: Inh lả ơi, Múa xòe hoa, cây lúa Điện Biên, Xống trụ xon xao… Trong khi đội khách với chàng Việt Kiều đến từ Mỹ Đình mang đến dự thi các tiết mục: Em gái mưa, Sau tất cả, Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Chỉ còn những mùa nhớ, Lâu đài tình ái… màn phối hợp ăn ý duy nhất có lẽ là bài Tình ca Tây Bắc, trình diễn bởi Mẩy Linh ft David Tèo.
Tôi đánh giá cao sự chu đáo và tốt bụng của gia đình người Thái. Sau khi tan tiệc, đích thân Mẩy Linh lái một chiếc Santafe đưa chúng tôi về tận khách sạn. Tôi thấy cô có vẻ đã phê phê, mặt hồng lắm rồi bảo ngồi sang để tôi lái cho nhưng cô bảo thôi, không cần, để em tự lái được.
Về phòng, tôi nhắn tin liền cho Mẩy Linh, nói cảm ơn cô về sự tốt bụng mà cô và gia đình đã dành cho chúng tôi, và hẹn nếu tối mai sắp xếp được, chúng tôi mời lại một bữa. Nhưng cô bảo sáng mai cả nhà đã rời đi rồi. Họ sẽ tiếp tục hành trình phiêu lưu bằng việc đi xuống Lào Cai và qua cửa khẩu sang Trung Quốc. Tôi nhắn chúc họ có một chuyến đi vui vẻ và hẹn cô khi xuống Hà Nội nhất định tôi sẽ đón tiếp nồng nhiệt.