Đời học sinh - Quyển 3
Chương 122
Tôi hít một hơi cho trấn tĩnh rồi thuật lại toàn bộ sự việc từ lúc tối với Lam Ngọc sáng nhà mẹ nàng cho nó nghe. Cứ tưởng thằng này sẽ đồng cảm với tôi mà vỗ vai gật gù như thường thấy. Nào ngờ vừa kể xong, nó lăn đùng ra cười giòn giã như nhai bắp làm tôi thí đều muốn tẩn cho nó một trận nếu nó không dừng kịp lúc khi thấy hai nắm tay của tôi đã nắm lại.
– Thôi có gì đâu mà buồn, mày cứ qua nhà ba nhỏ chơi đi!
– Mày xúi dại tao à, lỡ qua bên đó rồi tao bị gì sao?
– Bị gì là gì? Mày tưởng ổng giết mày à?
– Thì… vậy?
Toàn phởn bống cốc đầu tôi một cú rồi xuề xòa:
– Ừi, mày ngáo quá! Chuyện cũng chẳng có gì to tát đâu mà mày đến mức phải thản thốt như thế!
– Nhưng mà tao sợ sao không mạy? Lỡ qua đó ổng làm gì tao sao?
– Mày cứ quá đi, có gì tao lo!
– Lo gì?
– Thì lo hậu sự cho mày chứ sao?
– Đệt cụ mày!
Tôi điên tiết cốc trả vào đầu nó một cú làm nó ôm đầu suýt xoa:
– Uầy, tao nói chơi thế chứ có sao đâu, mày cứ qua!
– Chắc hông mạy?
– Chắc, cứ qua đê, có gì mày cứ nhá phát tao chay qua nhà nhỏ Ngọc ngay!
– Ờ, vậy nhen!
Dù chẳng biết thằng này đang nói chơi hay thật nhưng cũng làm người tôi nhẹ đi một chút. Vậy là tôi đành trở về nhà chuẩn bị tinh thần cho đợt ứng chiến kì này ở nhà Lam Ngọc. Nói là chuẩn bị thôi tôi cũng chẳng biết chuẩn bị thứ gì ngoài bộ quần áo mới. Cơ mà lúc đi tôi tính vác theo con dao để tự vệ thật, nhưng mà nghĩ một hồi tôi đành bỏ nó ở lại nhà vì quá cồng kềnh. Vác theo kẻo lại bị túm cổ trước khi vào nhà ba nàng cũng chừng.
Và cứ thế, tôi liều mình qua nhà ba nàng một cách thật là hiên ngang. Tôi cảm tưởng mình y như một tráng sĩ cưỡi ngựa sắp ra trận thực thụ mặc dù hiện giờ tôi chỉ cưỡi con xe cà quen tới và ngoài đường cũng chẳng có ai ngó đến tôi.
– Phong tới rồi đó à, nhanh ghê ta!
Lam Ngọc niềm nỡ tiếp đón tôi khi chỉ mới vừa bấm chuông cổng một lần.
Được nàng dẫn vào nhà mà tôi tưởng tượng chẳng khác nào được cai ngục áp giải vào trại giam. Cảm giác cứ rung rung một cách thật khó chịu. Từng bước rồi từng bước, tôi dẫn dần bước vào căn nhà của Lam Ngọc nơi ba nàng đã đợi sẵn.
– À, Phong tới rồi hả con, chú đang chờ ở trong đó, con mau vào đi!
Lúc này thật là tôi muốn khóc lắm rồi. Ngay cả dì vú cũng chẳng đứng về phía tôi mà còn hồ hởi đẩy tôi vào nhanh thêm nữa. Chân tôi bây giờ cứ nặng chứ hai cục chì đặc ruột, phải khó lắm mới đi từng bước vào bên trong bếp.
Cuối cùng, tôi cũng đã tới nơi. Trước mặt tôi toàn là những món ăn thơm lừng được bày biện trên bàn. Nào canh nào cá nào thịt làm cái bụng tôi đang rung cũng chủ cũng phải réo vang đòi nếm thử. Nhưng chắc đây chỉ là vẻ bề ngoài thôi. Biết đâu được ba nàng đã tẩm thuốc độc vào thức ăn sao. Nếu thật là vậy thì quả là một cái chết tức tưởi.
– Phong, vào ngồi đi! Còn đứng đấy nữa!
Ba nàng hồ hởi mời tôi vào chỗ khi thấy tôi đã lăm le trước cửa bếp.
Chẳng còn cách nào hơn tôi đành nuốt nước mắt ngồi vào bàn ăn mà trong lòng như vỡ vụn từng mảnh. Lam Ngọc dường như nhận biết được sự bất thường của tôi. Nàng ghé sang tôi nói nhỏ:
– Phong sao thế, người bị sao à?
– Không phải, Phong vẫn Khỏe… mạnh mà…
– Ừ, vậy ăn thôi, còn chờ gì nữa!
Nàng vui vẻ đẩy dĩa thức ăn lại cho tôi. Điều đó chẳng khác nào làm ngày tàn của tôi gần thêm một chút. Tuy nhiên sau một hồi suy nghĩ, tôi bỗng đổi ý định. Nếu số tôi đã tàn ngay hôm nay thì chắc chắn chạy đường nào cũng không khỏi. Chi bằng sống no còn hơn chết thèm. Cứ ăn cho rồi tính sau.
– À, quên mất!
Chưa kịp cầm đũa gắp đồ ăn, ba nàng bỗng reo lên làm tôi giật thót.
– Dì vú ơi, lấy dùm con dao nhé!
Câu nói của ba nàng như một luồn sét giáng thẳng vào người tôi. Cặp đũa đang cầm trên tay tôi rơi đợp xuống đất.
Xong đời tôi rồi!
… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 3 tại nguồn: http://truyen3x.xyz/doi-hoc-sinh-quyen-3/
Chưa bao giờ tôi cảm thấy sợ hãi như lúc này. Toàn thân tôi cứ rung lên bần bật trước câu nói lạnh lùng của ba nàng. Có cảm giác tôi sẽ ngã bệt xuống đất nếu không có chiếc ghế và cái bàn đỡ thân rệu rã của tôi lúc này.
Dĩ nhiên là ai cũng thấy tôi làm rớt đôi đũa xuống đất. Điều đó làm ba nàng hướng bộ mặt ngạc nhiên về phía tôi:
– Phong bị sao thế con?
– Dạ… không có gì đâu chú. Do con sơ ý thôi ạ?
Lúc này dì vú đã đem con dao đến tận bàn làm cho tinh thần của tôi bấn loạn nặng nề. Nhìn con dao sáng lóe, nhọn hoắc mà tôi đâm rùng mình. Thành thử ra bây giờ tôi chẳng khác nào cá nằm trên thớt chẳng thể chạy đường nào được. Cùng đường, tôi quay sang ba nàng trăn trối:
– Híc, con xin lỗi chú về chuyện ngày hôm qua. Nhưng con xin chú muốn trừng phạt con thế nào thì làm một lần đi ạ. Kiểu này chắc con đau tim chết mất.
Lúc này 6 con mắt và ba cái miệng không hẹn mà gặp đều tròn xoe nhìn tôi như từ đâu trên trời rớt xuống. Cả ba người Lam ngọc, dì vú và ba nàng nhìn tôi như thế một lúc lâu cho đến khi ba nàng không còn kềm chế được, phá ra cười như một đứa trẻ. Ngay lập tức tiếng cười đó kéo thêm hai tiếng cười còn lại cùng hòa làm một làm um cả một góc bếp.
Có một cảm giác gọi là thôn thốn khi tất cả mọi người đều biết chuyện gì đó trong khi bạn thì không. Tôi chết lặng trong tiếng cười rộn rã khắp nhà. Ngay cả Lam Ngọc cũng lắc đầu nhìn tôi cười tủm tỉm. Phải đợi đến một lúc ba nàng mới từ từ quệt nước mắt nói trong cơn hụt hơi:
– Thì ra nãy giờ con sợ chuyện này đó à?
– Dạ, vậy chứ chú kêu con qua đây không phải vì trách phạt hay sao?
– Trời, chú chỉ lấy dao ra cắt thịt xông khói thôi mà!
– Vậy chú có phạt con không?
– Lúc đầu thì tính như vậy… – Ông gật gù, đôi mắt hay háy vui vẫn hướng về tôi – Nhưng lúc sau thì công nhiều hơn tội nên được miễn.
– Là sao? Con vẫn chưa hiểu?
Ông không tiếp tục giải thích cho tôi mà hướng mắt về phía tầng trên hô lớn:
– Bích ơi, thằng Phong đến rồi này!
Và ngay sau đó, dì Bích chậm rãi đi xuống với bộ đầm rộng mà những bà bầu thường mặc. Tôi đã bắt đầu mường tượng ra sự việc trong đầu nhưng vẫn chưa chắc chắn. Tôi nhìn dì Bích dò hỏi như đang tìm một cứu cánh:
– Ơ, sao dì…
Bằng con mắt thấu hiểu tâm tư, dì ôn tồn kéo chiếc ghế ngồi cạnh tôi vò đầu:
– Con đừng lo, mọi chuyện đã ổn cả rồi!
– Ổn? Là sao ạ?
Lam Ngọc cũng không thể ngồi yên, nằm đặt tay lên vai tôi cười nhẹ:
– Hôm qua nhờ Phong nói thẳng trước mặt ba Ngọc nên mọi chuyện bây giờ mới ổn đó!
– Hở?
Những dấu chấm hỏi càng xuất hiện dày đặc trong đầu tôi hơn, nó làm mặt tôi ngệt ra trông thấy. Lam ngọc vẫn giữ thái độ ung dung mà giải thích kĩ hơn:
– Thì hôm qua đấy, Phong còn nhớ đã chạy vào trong nhà nhận hết mọi chuyện không?
– Ừ nhớ, rồi sau đó Phong đã…
Nghĩ đến chuyện cắn vào tay ba nàng, tôi chợt khưng lại, miệng khô ran. Ấy thế mà chẳng có ai phiền lòng gì, vẫn điềm nhiên nghe Lam ngọc kể:
– Thì lúc đó Ngọc mới giải thích rõ cho ba hiểu. Rồi ba Ngọc mới đi rướt mẹ về. Sáng nay vì cùng ba đưa mẹ lên bệnh viện nên mới bỏ lỡ trận của Phong đó. Phong đừng buồn nha!
Vậy là tôi đã hiểu hoàn toàn mọi chuyện lẫn cả nguyên nhân ba nàng mời tôi đến đây. Mọi chuyện cũng bắt nguồn từ cái lúc tôi chạy sòng sọc vào nhà nhận tất cả mọi chuyện về phần mình. Nhờ đó ba nàng mới biết được dì Bích đã có thai và và vội vã rước dì về nhà. Đến hôm nay ba nàng mới mời tôi sang đây như để cảm ơn chứ không phải là trừng phạt như tôi đã lo ngại lúc đầu.
Hóa ra nhưng gì tôi tưởng tượng nãy giờ chỉ là do bản thân tự hù mình. Làm gì có ai rảnh rỗi đến nỗi muốn trừng phạt mà còn bày ra cả đống đồ ăn đến thế. Đúng thật là dạo này tôi hơi suy tưởng nhiều. Chắc có lẽ phải bồi bổ lại sau mấy ngày luyện tập đá bóng thôi.
– Thế nào, con còn thắc mắc gì không?
Dì Bích nhìn tôi cười hiền.
– Dạ hết rồi. Nãy giờ làm con sợ đổ cả mồ hôi!
– Sợ cũng đúng thôi, cái vết cắn hôm qua cũng đau đấy. Cái đó chú sẽ tính dần dần!
Ba Lam Ngọc nhìn tôi bằng ánh nhìn cự kì đáng sợ. Nếu không phải mọi chuyện đã được giải quyết ỏn thỏa, dám tôi đã ngã sụp luôn rồi cũng nên. May sao lúc đó có dì Bích đã nói đỡ vào:
– Thôi, cái anh này. Phong nó giúp anh coi như huề đi!
– Ừ, anh đùa xíu thôi!
Ông cười ồn tồn rồi nhìn một lượt tất cả mọi người quanh bàn:
– Thôi, cũng gần quá trưa rồi, mọi người ăn trưa đi, kẻo đói đấy!
Phải nói là tôi chờ câu nói này lâu lắm rồi. Khi cơn sợ qua đi, cơn đói bắt đầu kéo đến. Nhất là khi buổi sáng tôi còn tham gia đá bóng nên bay giờ bụng cứ kêu réo ầm lên. Thế nhưng tôi vẫn còn nhận thức được đây là nhà của Lam Ngọc và những người ngồi xung quanh đều là người thân của nàng. Thành thử ra rôi không cắm đầu một mạch ăn như ở nhà được mà phải vừa ăn từ tốn vừa cười nói với mọi người mà trong bụng cứ phản đối không ngừng.
Nhưng nếu như chỉ có thế không thì tôi vẫn còn còn chịu đựng được. Đằng này, vừa ăn tôi còn bị công kích bởi hai vị phụ huynh đáng kính của Lam Ngọc, người khởi đầu vẫn là ba nàng:
– Nghe nói ở lớp con ngồi chung với bé gấu phải không?
– Ba…
Lam ngọc xụ mặt khi bị nhắc đến biệt danh lúc bé của mình. Và câu đó ngay lập tức được ông sửa lại:
– À, nghe nói con ngồi chung với bé Ngọc…
– Ba…
Lại một lần nữa câu hỏi bị Lam Ngọc phản đối gay gắt, nó vẫn còn dính từ “bé” trong ấy, từ mà chưa bao giờ được gán với nàng trong lớp. Cuối cùng ba nàng phải sửa một lần nữa:
– Con ngồi chung với Lam Ngọc trong lớp phải không?
– Dạ phải ạ.
– Thế hai đứa có nói chuyện với nhau nhiều không!
– Dạ cũng có, mà chủ yếu là chuyện bài vở không à chú!
– Thế hai đứa hẳn là thân thiết với nhau lắm nhỉ?
– Phụt…
Tôi thí đều muốn phun cả họng cơm ra ngoài bởi câu hỏi sọc hông của ba Lam Ngọc. Tự dưng lại bị hỏi một câu như thế có đang làm gì cũng chẳng còn tâm trí đâu mà tập trung vào chuyên môn được. Tôi nghía về phía Lam Ngọc chỉ mong nàng sẽ nói một câu gì đó kéo cả hai thoát khỏi nghịch cảnh. Và tất nhiên với câu hỏi đó của ba mình, nàng không thể làm im:
– Ba à, thì chỉ là bạn thân thôi mà!
– Ừ thì ba chỉ hỏi vậy thôi.
Rồi đột nhiên ông lại quay sang tôi:
– À, Phong này! Còn mấy dịp lễ tết chú thấy Ngọc thường ra ngoài chơi, chắc là đi chơi với con nhỉ?
– Dạ…
– Không phải đâu, đi chung với cả nhóm luôn đó ba!
Lam Ngọc lại một lần nữa làm cứu cánh cho tôi. Nhưng lần này nàng đã bị ba mình bắt thó:
– Chà, sao con cứ trả lời thay cho Phong thế nhỉ? Bộ ý nghĩ của hai đứa lúc nào cũng giống hết hả?
– Đâu có đâu ba, tại sự thật là vậy mà!
– Thôi nào, con cứ ăn đi! Ba đang nói chuyện với Phong mà!
Nhìn vẻ mặt phụng phịu của Lam Ngọc tôi đoán này vẫn chưa phục lắm nhưng ba nàng đã nói thế, coi như Lam Ngọc chẳng còn đất dụng võ ở cuộc nói chuyện này nữa. Bây giờ chỉ có tôi với ba của nàng mặt đối mặt mà thôi. Suy cho cùng đây cũng chỉ là một bữa ăn bình thường, không phải là ngày ra mắt, đám hỏi gì cả, tôi không cần phải căng thẳng làm gì. Thế nên tôi vẫn mạnh dạn trả lời khi bị ba nàng hỏi tới:
– Vậy ra những mà Lam Ngọc đi với nhóm đều có con à?
– Dạ phải ạ!
– Thế coi như đã thân lắm rồi nhỉ?
– Dạ, cũng là bạn bình thường mà chú!
– Vậy hai đứa đã lần nào đi chơi riêng chưa!
– Dạ…
Ở câu hỏi này, tôi có thể trả lời theo hai cách. Một là tôi sẽ nói dối rằng mình chưa đi chơi riêng với Lam Ngọc lần nào để tránh mọi rắc rối. Ba của nàng nghe thế chắc chắn sẽ không còn dồn ép tôi bằng những câu hỏi hóc búa nữa.
Bạn vừa đọc xong Quyển 3, đọc tiếp Quyển 4 tại đây: http://truyen3x.xyz/doi-hoc-sinh-quyen-4/
Xem thêm các Quyển khác trong bộ “Đời học sinh” tại đây: http://truyen3x.xyz/the-loai/tuyen-tap-doi-hoc-sinh/
Cảm ơn bạn đã đọc truyện ở website truyen3x.xyz, trước khi thoát website làm ơn click vào banner quảng cáo bất kỳ để truyện được UPDATE nhanh hơn! Click xong nhớ xem tầm vài giây rồi mới tắt quảng cáo nhé các bạn.