Đời học sinh - Quyển 3
Chương 2
Ăn xong thì tôi lại ra sân vợt vài bài quyền để tiêu hóa, cũng để luyện lại luôn mấy bộ pháp mà Lam Ngọc dạy cho. Tôi cũng không chắc việc luyện quyền này có giúp tôi qua khỏi đêm này hay không, người thì còn đánh được chứ ma cỏ thì có mấy thầy pháp mới trị được thôi. Càng nghĩ lại càng thấy rung quéo cò chẳng luyện được gì. Đột nhiên đang suy nghĩ vẩn vơ, một vệt đen lao đến từ sau lưng làm tôi phải xoay người lách sang một bên. Tiếp đó nó chủ động áp sát tấn công tôi bằng một loạt các đòn đấm từ nhiều hướng.
Tôi bình tĩnh, vừa lui bước vừa đỡ đòn kết hợp với bắt thó tìm sơ hở của đối phương. Và rồi cơ hội đó cũng đã đến. Ngay lúc đánh bật được một đòn đánh, tôi nhanh tay chộp luôn cánh tay đó kéo giật về phía mình kê chỏ tọng vào mặt đối phương một cú trời giáng. Nhưng việc đó không phải là dễ, ngay khi bị tôi giật về nó liền đưa chỏ lên che mặt đồng thời hất tôi về sau để giữ khoảng cách.
Bị lực hất tác động, tôi vội chộp lấy ngực áo nó giữ thăng bằng nhưng chưa kịp đụng vào, tôi đã phải tá hỏa vì cái thứ mềm mềm ẩn sau lớp áo đó, từng luồng điện cứ truyền vào tay tôi tê tái. Nó đích thị là con gái 100 phần công lực. Giờ này khi có thời gian để ý kĩ, tôi mới nhận ra được người đó là Lam Ngọc và thứ mà tay tôi đang chạm vào lúc này là…
– Bốp… chết đi…
Lam Ngọc tức tối dấng mạnh vào ngực tôi một đấm thấu trời làm tôi ngã oạch ra đất thở hồng hộc.
– Nè, Lam Ngọc! Sao bạn đánh Phong nặng vậy?
Ngọc Lan chạy đến đỡ tôi.
– Hùm, chỉ là luyện tập tý võ thôi, tại Phong bất cẩn nên té đó, phải không Phong?
– À, ừ… Phải phải!
– Đấy tôi nói có sai Không, thôi lo tự đứng lên tập luyện cho chăm chỉ đi, đừng có suốt ngày đợi người khác đỡ dậy như thế!
Nàng lạnh lùng quay đi bỏ vào nhà.
Lại thêm một lần nữa tôi bị Lam Ngọc hạ gục. Nhưng lần này tôi không cảm thấy tức tối vì tôi đã chiến đấu đúng với thực lực của mình, những bước bộ mà Lam Ngọc dạy cho tôi đã phát huy đúng công dụng. Và nếu để ý kĩ tình huống tôi bị nàng đánh ngã vật xuống đất lúc nãy, tôi đã thoáng thấy nàng nhoẻn miềng cười rất khẽ, chỉ khẽ thôi nhưng tôi cũng đã thấy bình yên rồi…
… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 3 tại nguồn: http://truyen3x.xyz/doi-hoc-sinh-quyen-3/
Việc rời khỏi nhà mà không bị nội phát hiện là một việc khó hơn là lên trời, tuy rằng đôi mắt bà không còn rõ nữa nhưng bù lại đôi tai bà trở nên thính vô cùng, chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến bà thức giấc. Cho nên để chuồn ra khỏi nhà một cách an toàn, Ngọc Lan đã dùng phân tâm kế, tìm mọi cách trò chuyện với bà để bà tạm thời bị sao lãng mà không phát hiện ra việc trốn đi của tôi.
Khi lên đến trường, thằng Khánh đã ở đó từ lúc nào, cùng với nó là một người đàn ông với gương mặt khắc khổ nhìn có vẻ từng trải lắm.
Thấy tôi tần ngẩn, nó vội giới thiệu:
– À đây là chú của tao đang làm bảo vệ trong trường này đó!
– Dạ còn chào chú ạ!
– Ừ chú tên Trung, con ngồi đi!
– Dạ, chú làm bảo vệ trong trường này lâu chưa?
– Lâu rồi, cũng đã 10 năm có rồi!
– Ủa mà nhà chú ở đâu ạ, thường thì con thấy bảo vệ giờ này đã về nhà rồi!
– Thì chú đã về nhà rồi đấy thôi.
– Ơ, là sao thế chú?
Ông vội bật cười rồi nhanh chong trở lại bình thường:
– Thì nhà chú ở trường này luôn mà, cần gì phải về chứ?
– Ơ, vậy là chú ở đây 10 năm rồi ạ?
– Ừ phải, thực ra nhà chú ở tận Phú Phụng ấy, nhưng vì xa quá nên chú xin ở lại trong trường này, rồi thời gian sau chuyển qua đây luôn!
Nói đến đó chợt có một thằng nhóc khoảng 5 – 6 tuổi đá tránh banh nhựa trúng chân tôi. Ấy thế chú bảo vệ liền gắt nhỏ:
– Tuấn, chỗ cha đang nói chuyện, ra chỗ khác chơi đi con!
– Ơ, đây là con chú ạ?
– Ừ phải, nhưng…
Ỗng bỗng thở dài, nhìn về khoảng trời đen ngòm mà nhấp một ngụm nước trà đắng:
– Má nó đã mất sau khi sinh nó ra rồi!
– Vậy là chú đã ở vậy nuôi thằng bé sao?
– Ừ, dù đồng lương bảo vệ không bao nhiêu nhưng cũng đủ trang trãi cho hai cha con qua từng ngày!
– Mà con nghe nói trường sẽ bị đập ra để xây chợ đúng không chú?
Ông lại trầm tư nhập thêm vài ngụm nước trà nữa trước khi đôi mắt ông rớm lên đỏ hoe:
– Ừ, rồi một ngày nào đó người ta sẽ đập ngôi trường này ra, đến lúc đó chú thật là không biết kiếm sống bằng việc gì nữa!
Nói rồi ông châm một điếu thuốc, phả một hơi thật dày vào khoảng không với đôi mắt vẫn rơm rớm. Tôi chẳng biết nói gì hơn là thở dài ngao ngán với số phận của con người. Nó thật là mong manh và đầy sự bất công. Nhưng tôi cũng là con người có thể làm gì được trong khi bản thân mình còn lo chưa tới. Tôi cứ ngồi đấy một lúc lâu cho đến khi trời tối hẳn, tôi xin phép rồi cùng thằng Khánh di chuyển sâu vào trong trường để thực hiện lời thách đó.
Theo ánh đèn pin leo lé của thằng Khánh, bọn tôi men theo con đường mòn phủ đầy cỏ dẫn vào dãy trường bỏ hoang phía sau. Cảm giác thật là âm u khi thi thoảng những tiếng động lạ lại vang lên xa xăm, yếu ớt cứ làm tôi phải khoanh thật chặt tay mà cảm nhận từng luồn da gà cứ nổi lên lạnh buốt.
– Giờ muốn rút lại lời thách thì còn cơ hội đấy, tao sẽ không tính với mày đâu!
Thằng Khánh nhìn tôi với đôi mắt ái ngại.
– Khỏi, ma cỏ gì đâu mà phải sợ, mày cứ đợi tao ngoài cổng vào sáng mai!
– Tao sợ mày rồi, những lời như thế cũng nói được đúng là thằng gan trời!
– Chứ tụi nó có thật đâu!
– Thôi thôi, thế thì tao chúc mày toàn thay, ở đây một lát tao bị vạ lây thì khốn!
Nó để chiếu và gối vào một góc rồi co giò chạy thẳng cẳng ra ngoài chẳng kịp để tôi nói lời nào.
Giờ đây chỉ còn mình tôi nơi phòng học bỏ hoang này. Xung quanh chỉ là màn đêm yên tỉnh với ánh đèn pin duy nhất mà thằng Khánh đã cho tôi, chẳng biết nó sẽ duy trì được bao lâu trong khi cả đêm hôm nay tôi sẽ ở đây, chiến đấu với bao nỗi sợ hãi lúc nào cũng xuất hiện trong đầu bất cứ lúc nào.
Cầm đèn pin đi một vòng phòng học, những bàn ghế ở đây đã cũ, bám bụi dày cả lớp, chiếc bảng đen cũng đã mục theo thời gian và cứ kêu ọc ẹc mỗi khi có gió mạnh thổi ngang làm tôi phải rợn sống lưng từng cơn rung rẩy. Khẽ khàng phủi bụi khỏi một chiếc ghế cuối lớp, tôi ngồi xuống và lấy trong chiếc túi mang theo một cuốn sổ ghi chép. Sở dĩ tôi phải làm thế là vì lúc trưa đột nhiên tôi có một ý tưởng là phải ghi chép về nơi này, ghi chép về một đêm ở đây để người ta không phải sợ cái ngôi trường đầy tai tiếng này nữa. Nhưng bây giờ tôi thì đã lung lây chút đỉnh khi nghe những lời kể của người dân sống quanh, nó quả thật là rất âm u, lạnh lẽo ít nhất là vào lúc này.
Viết được một lúc, tôi cảm thấy có một luồng hơi lạnh ở sau lưng, nó phả xuống ót rồi lan dần xuống sống lưng làm tôi rung mình buông bút. Thế nhưng khi quay lại thì vẫn là bộ chiếu cối được dựng vào tường từ trước. Tôi chẹp miệng quay lên tiếp tục viết, nhưng lần này dường như có một tiếng gọi nào đó xa xăm lắm, nó lẫn vào tiếng gió rít ngoài cửa sổ tạo thành một tứ âm thanh ma quái mà tôi chỉ nghe loang thoáng được vài chữ rằng: “Cứu tôi với…”. Bây giờ tôi mới nhớ đến cô gái mà tôi đã nằm mơ thấy hồi lúc trưa, cô ta dường như đang bị kẹt ở đâu đó, tiếng kêu nghe thảm thiết lắm, nó giống những gì tôi đã nghe lúc nãy.
– Rầm…
Bỗng dưng một cơn gió thổi ập đến khiến cánh cửa sổ dập vào khung nghe chát chúa. Tôi giật mình bỏ cấy bút rơi xuống đất, chỉ một chút thôi tôi đã đứng tim mà chết rồi. Nhìn về phía cửa sổ hướng ra một vùng cây rậm rạp, những cành cây dưới ánh đèn yếu ớt cứ chập vào nhau tạo thành những hình thù ghê rợn khiến tôi phải lập tức đứng dậy khép tất cả các cửa sổ lại. Những âm thanh xa xăm đó cũng tắt hẳn theo những cơn gió gọi hồn…