Đời học sinh - Quyển 3
Chương 47
Sau một lúc lâu theo dõi, tôi bỗng giật mình khi con bé chạy thẳng về hướng Đại học Tôn Đức Thắng, đó vốn là hướng nhà của Ngọc Lan, nhưng dù sao thì đây cũng chỉ là chạy bộ, biết đâu con bé chỉ chạy ngang qua, cho nên tôi cố kiên nhẫn bám theo con bé thêm một lúc nữa. Ấy thế mà vừa qua cổng trường, tôi bị một cái bóng đen chặn lại làm giật mình suýt bật ngửa ra sau:
– Chậc chậc, theo dõi người khác là không tốt đâu nhe anh trai!
– Ơ, là em…
Tôi trố mắt khi trước mặt mình bây giờ chính là thằng nhóc hay đi theo con bé mắt nai đó, nó nhìn tôi nửa mắt:
– Ố là la, đi được rồi hả, sao vẫn còn chống nạn thế?
– Không liên quan đến chú em, tránh đường tý nào!
– Không được, em đã bảo rồi, tới đây thôi nhé!
Nói rồi nó chạy vút đi mất hút, cả con bé mắt nai kia cũng chẳng còn thấy tăm hơi đâu nữa. Tôi thở dài ngao ngán đành quay bước cuốc bộ một quãng khá dài về nhà mình.
Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, tuy là bị bắt thó khi chưa tìm ra được danh tính của con bé nhưng chí ít tôi cũng đã lần ra được nơi khu vực sống của con bé. Hẳn chỉ đâu đó trên đường Nguyễn Hữu Thọ thôi, vì nó chẳng rảnh mà chạy bộ cách xa nhà quá được. Cả cái thằng nhóc kia nữa, cứ như là vệ sĩ của con bé vậy, lúc nào cũng kè kè theo sau. Nhưng xem ra võ vẽ của nó cũng khá lắm, còn đánh ngang với Lam Ngọc nữa cơ mà, thật là không thể khinh thường bọn này được.
Cứ thế tôi vẫn tiếp tục luyện tập, bọn thằng Tiến vẫn không vì thế mà thôi không kiếm chuyện với tôi. Có những lúc đi ngang chỗ nó, tôi suýt phải cắm đầu xuống đi vì bị gạt chân, hoặc vô tình bị tông một cú mạnh khiếp vía muốn loạng choạng. Dẫu là bị kiếm chuyện như thế nhưng tôi đã dằn lòng là không được chống trả, bởi một lẽ dĩ nhiên hiện giờ tôi chưa đủ sức, đôi chân của tôi thậm chí còn chưa chạy nhanh được thì làm sao có thể chống đỡ lại những thủ đoạn dơ bẩn của tụi nó được. Thế cho nên bọn nó vẫn tìm mọi thủ đoạn cách ly Lam Ngọc với tôi cho bằng được.
Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều lo lắng nhất đối với tôi lúc này. Mọi người có còn nhớ những biểu hiện thất thường của Lam Ngọc lúc trước không, những biểu hiện mà cứ tưởng nàng là một người khác vậy.
Kể từ cái lần bị kẹt ở nhà kho của trường, tôi chưa hề thấy Lam Ngọc như thế một lần nào cả, cứ tưởng việc đó sẽ vĩnh viễn đi vào quên lãng, nhưng trong một dịp tình cờ mà như sắp đặt trước, tôi lại gặp phải tình cảnh ấy, một tình cảnh không hề muốn.
Còn nhớ hôm ấy trờ khá âm u, tiết trời ẩm ướt, se lạnh thông báo cho tôi biết sẽ có một cơn mưa khá lớn trút xuống Sài Gòn vốn đã oi bức từ lâu này. Trống vừa tan trường, cả đám học sinh liền ào ra nước nước đổ mặc cho giáo viên chỉ biết đứng cười khổ rồi cũng xếp giáo án vào cặp sửa soạn ra về.
Lúc này chân tôi đã bắt đầu đi lại bình thường dần không cần đến sự giúp đỡ của cặp nạn gỗ thô kệch kia nữa, duy chỉ có điều tôi vẫn chưa thể tự đạp xe đạp được, chỉ có thể đi bộ từng bước khó khăn trên chính đôi chân mình mà thôi, thế nên Lam Ngọc vẫn chở tôi trên chiếc đạp điện của mình mà có lẽ tôi đã quen cảm giác từ lâu. Có đôi khi tôi từng nghĩ vu vơ rằng rồi một ngày nào đó khi chân tôi lành lại hoàn toàn, tôi có còn được ngồi trên chiếc xe đó nữa không, sau lưng cô gái có hương lily lôi cuốn và dịu êm?
Quả đúng như dự đoán, chỉ mới được nửa chặng đường về nhà, trời đã đổ mưa to. Cảnh tượng ngoài đường lúc này thật nhốn nháo khi người người trú mưa, nhà nhà dọn đồ vào và bọn tôi cũng thế. Vì chẳng tìm được cái mái hiên nào ra hồn, tôi và Lam Ngọc đành dầm mưa một quãng để chạy luôn về nhà. Dù là ngồi sau và có chiếc áo khoác hộ thân nhưng tôi không tránh khỏi những đợt mưa cứ táp vào người rát cả mặt, lạnh rung huống chi là Lam Ngọc đang cầm lái ngồi trước tôi. Ắc hẳn nàng đang rất lạnh, trực tiếp hứng những đòn mưa xối xả mà, vả lại áo đồng phục lại mỏng khi bị ướt sẽ dễ bị nhìn thấu, thế cho nên tôi vội bảo nàng dừng xe lại:
– Sao thế Phong, trời đang mưa mà!
– Ngọc cầm lấy mặc vào đi, không lạnh lắm đấy!
Tôi vội cởi chiếc áo khoác đưa nàng.
– Nhưng Phong…
– Uầy, Phong ngồi sau mà, cứ mặc đi!
Trong cơn mưa tằm tả mọi thứ đều trắng bệt nhưng tôi vẫn có thể nhận ra được một vài nét hồng ửng đâu đó trên gương mặt tròn trĩnh, hây hây của nàng.
Mặc vào chiếc áo khoác, nàng vững vàng nhít ga đánh vụt với tốc độ kinh hoàng làm tôi khiếp vía bám chặt lấy yên xe như sam. Cảm giác chẳng khác nào cái hồi nhỏ Nhung chở tôi ở dưới quê vậy, thót tim vô cùng. Nhưng cũng nhờ thế, chẳng mấy chốc sau cổng nhà tôi đã hiện ra trước mặt.
Xét thấy trời vẫn còn mưa to mà Lam Ngọc thì đang ướt mem nên tôi rụt rè:
– Ngọc này, trời chừng còn mưa to đấy, hay là ở lại nhà Phong trú mưa một tí rồi về!
– Thế có sao không?
– Không sao đâu, có gì Phong mượn đồ của nhỏ Nhung để Ngọc thay cho đỡ lạnh!
– Ừm… vậy làm phiền Phong nhé!
Nàng dắt xe vào sân nhà tôi rồi vội chạy vào nhà trong để tránh đi cơn mưa tằm tả đang lao xuống như trút nước.
Đưa cho nàng chiếc khăn để lau khô, tôi gọi lớn:
– Bà Nhung ơi…
Tuy nhiên căn nhà vẫn yên ắng, chẳng nghe tiếng trả lời nào.
Sợ nhỏ Nhung đang trong phòng không nghe tiếng gọi, tôi lật đật chạy lên phòng nhỏ Nhung gõ cửa nhưng vẫn không thấy trả lời, cửa phòng có vẻ đã khóa trong. Chợt nhớ lại lúc sáng nhỏ Nhung đã có nói hôm nay nhỏ sẽ ở lại trường tập thể dục, với lại trời đang mưa thế này nhỏ muốn về cũng khó nên tôi xui xị đi xuống gặp Lam Ngọc giờ này vẫn còn đang dùng khăn lau khô tóc:
– Ùi, nhỏ Nhung ở trường rồi, có vẻ sẽ không về đâu!
– Vậy còn ba của Phong đâu, mọi thường vẫn thấy chú ở nhà mà!
– Ừ, hôm nay nhìn như ông có việc ở chỗ võ đường!
– Vậy hôm nay trùng hợp nhỉ, không có ai ở nhà hết!
Lam Ngọc ấp úng cố quay mặt sang hướng khác.
Chính vì không gian yên tĩnh đó nên tôi với Lam Ngọc lại chìm vào khoảng lặng trống không. Nàng làm việc lau tóc của nàng, tôi lại làm việc của tôi. Cơ mà tôi thì có việc gì để làm ngoài ngồi nhịp mấy ngón tay cho đỡ khẩn trương chứ. Lam Ngọc đang ướt mem ngồi ngoài chiếc ghế gỗ gần của sổ, mặc dù đã có làn tóc dài che bớt nhưng vẫn không thể nào che hết những khoảng áo dính ướt nhìn thấu cả bên trong, làm tôi cứ mỗi lần ngó qua phải đỏ mặt, tía tai chẳng biết làm gì ngoài nuốt khan ừng ực.
– Phong này, đừng nhìn Ngọc như thế!
Nàng bỗng ngập ngừng lên tiếng khiến tôi giật thót suýt bắn cả tim ra ngoài lồng ngực.
– À thì ừm… xin lỗi! Mà Ngọc có lạnh không?
– Ừ, lạnh chút chút!
– Hay Ngọc mặc đỡ đồ của Phong nhá, để thế sẽ bệnh đấy, trời còn mưa lớn mà!
– Ừm… không tiện đâu!
– Không sao cả, Ngọc đợi ở đây nhé, Phong xuống ngay!
Tôi tức tốc chạy lên phòng mình lục tung đống đồ thường ngày.
Đáng lẽ nếu người mặc là tôi thì khâu lựa đồ sẽ nhanh thôi vì tôi chẳng cầu kì trong ăn mặc mà, nhưng bây giờ là lựa cho Lam Ngọc nên tôi phải lựa bộ nào nôm dễ nhìn và còn mới để khỏi bị nàng chê cười cũng như tin mặc.
Nhưng khổ nỗi lựa mãi tôi không tìm được chiếc quần dài nào hợp với nàng cả, ngay cả mấy cái quần short cũng vậy, vì chúng đều có đặc điểm phải mang dây nịt mà tôi thì chỉ có độc nhất một dây nịt đang đeo thôi, thế cho nên cực chẳng đã tôi đành lựa cho nàng chiếc áo sơmi đồng phục và đặc biệt là chiếc quần sóc thường ngày tôi vẫn mặc để đá banh vì một lí do đơn giản nó là quần thun.
Ấy thế mà khi mang ra, Lam Ngọc đã tròn mắt:
– Gì thế Phong?
– Ừ thì… Ngọc mặc đỡ đi, lục mãi mới thấy cái áo đồng phục này là hợp với ngọc nhất thôi!
– Nhưng còn cái quần kìa…
Nàng cắn môi gượng gạo.
– Quần khác thì Phong còn đấy, nhưng mà phải có dây nịt… hết cách rùi!
Nàng phồng mà thở phì một hơi rồi líu ríu lấy bộ đồ trong tay tôi đi về phía nhà tắm:
– Ngọc thay đồ đấy, Phong ở yên đó, cấm đi đâu!
Lúc đó tôi chỉ biết nuốt khan ngồi đợi chứ chẳng thể nhích mông đi đâu được, vì lỡ có khi nàng mở cửa ra không thấy tôi ngồi đây chắc dám bị xé xác lắm, ai chứ Lam Ngọc tôi không dám giỡn mặt được, tàn phế như chơi ấy chứ!