Đời học sinh - Quyển 3

Chương 98



Phần 98

Khi mua nón tôi cũng chẳng để ý đến cái khoảng này, chỉ nghĩ đơn thuần nó là một món hàng thủ công mĩ nghệ và chắc tôi cũng bỏ qua luôn những lời chào hàng câu thơ từ bà bán hàng nên giờ đây phải ra nông nỗi thế này.

– Hì, em thích lắm, cảm ơn anh nha!

Con bé bước đến chỗ tôi giương đôi mắt nai lên cười mỉm như một cú đấm giáng thẳng vào mặt chẳng cho tôi một đường mở lời.

Trong lúc tôi còn loay hoay với cơn bão tự trách thầm trong người, giọng Lam Ngọc từ sau đã cất lên:

– Mình có việc bận rồi! Mình về trước nhé!

Câu nói này của nàng chẳng khác nào một cú nốc ao hoàn toàn mọi cố gắng vực dậy của tôi.

Giọng nói nàng vẫn lạnh lùng, gương mặt nàng vẫn bình thản nhưng đôi mắt nàng ánh lên như hai ngọn lửa đốt cháy cả người tôi.

Lúc đó tôi chỉ kịp ngó đồng hồ rằng, đã gần đến 5h chiều.

Vòng chung kết giải karatedo trẻ sắp diễn ra…

Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 3 tại nguồn: http://truyen3x.xyz/doi-hoc-sinh-quyen-3/

Thời gian trôi qua quá nhanh, mới đó đã gần đến giờ thi đấu của Lam Ngọc.

Trong lúc mọi người còn giành nhau xem chiếc nón lá mà tôi đã tặng cho Ngọc Mi, nàng đã đứng dậy nói dõng dạc làm cho cả thẩy phải thất thần mà bỏ quên luôn sự có mặt của chiếc nón, nó hiển nhiên được đặt một nơi nào đó trên chiếc bàn.

Người đầu tiên chạy đến Lam Ngọc là bé Phương, em thản thốt:

– Đã đến giờ thi đấu rồi hả Ngọc.

– Ừ, giờ Ngọc phải qua trung tâm chuẩn bị thủ tục và khởi động đã!

– Gì thế, Lam Ngọc đi đâu vậy?

Tụi thằng Huy cũng thò đầu vào hóng hớt.

– Lam Ngọc chiều nay sẽ đi thi đấu karate đấy, có ai muốn đi xem không.

Sau lời phát động của Toàn phởn, cả đám đều giơ tay hưởng ứng rất nhiệt tình. Ắc hẳn bọn nó rất tò mò thần thái của Lam Ngọc lúc đánh võ như thế nào, cả tôi cũng thế. Dù đã được thấy nàng đánh nhau với nhiều người trong những lần trước đây nhưng tôi vẫn muốn được thấy nàng hạ gục đối thủ và cầm chiếc huân chương vô địch trên tay, đó là điều mong muốn nhất của tôi lúc này.

Nhưng ước muốn đó không phải là dễ vì lúc này con bé Noemi đang cầm chắt tay tôi như thể cô chủ theo sát đàn cừu của mình không muốn cho một con nào đi lạc. Tôi biết con bé sẽ không dễ gì cho tôi đi cổ vũ cho Lam Ngọc. Chưa kể hôm nay là ngày valentine, và nó sẽ đi dạo thành phố với tôi như tôi đã hứa trước đó.

Nhìn đám đông đang rất phấn khích xung quanh Lam Ngọc, trái tim tôi lúc này như có một ai đó dùng dao đâm thẳng vào làm nó đau nhói, quặng lên từng hồi.

Không dễ gì để góp mặt vào vòng chung kết của một giải trẻ, Lam Ngọc đã nhận thức được điều đó nên đã không nói cho tôi biết trong suốt cả vòng bảng lẫn vòng loại để đến tận vòng chung kết này nàng mới ấp úng kể như cần có một sự động viên từ tôi.

Nhưng tôi đã trót hứa với Ngọc Mi rằng sẽ dẫn nó đi dạo vòng thành phố để giúp con bé hiểu biết thêm về nơi này. Người có thể giúp nó lúc này chỉ có tôi với thằng Bảo. Mà thằng Bảo thì cũng chẳng khác bé Mi là bao khi tuyến đường nó rõ nhất lúc này chỉ là tuyến đường đến trường. Ngoài tôi ra chẳng còn ai có thể giúp con bé nữa cả.

Tôi nhìn cả đám vây xung quanh Lam Ngọc và rồi nhìn lại mình với Ngọc Mi và thằng Bảo đứng bên này, cảm giác rằng cả hai đang ở hai thế giới khác biệt. Tôi cố sức với lấy Lam Ngọc nhưng bàn tay Ngọc Mi vẫn giữ chặt lấy bàn tay tôi, ngay cả đến tưởng tượng tôi còn chẳng thể tượng tượng nổi.

Đột nhiên thằng Huy quay sang tôi, nó hỏi một câu mà tôi còn chẳng biết nó vô tình hay cố ý:

– Ê Phong, mày có đi xem Lam Ngọc đấu không?

Câu hỏi đó làm tôi có cảm giác như vết thương trong tim mình bị ai sát muối vào, đau nhói không thể tả. Và do đó, Ngọc Mi đã trả lời thay tôi:

– Chắc là không được rồi, chiều nay tụi em còn có việc bận.

Tôi mong rằng sẽ có ai đó chạy đến rũ con bé Mi đi cùng và tôi cũng sẽ được đi theo nhưng rốt cuộc chẳng có ai cả. Chỉ có những tiếng ộ lên như cười đùa tôi và bé Mi đi đánh lẻ với nhau. Tôi cảm giác tiếng ộ đó như mỉa mai chính bản thân tôi lúc này. Ngay cả thằng Toàn, niềm hy vọng nhất của tôi lúc này, cũng lắc đầu nhún vai.

Cuối cùng tôi cũng ngậm ngùi để Lam Ngọc cùng cả đám ra về, với tôi điều đó còn tiếc nuối hơn là ta để rơi một que kem xuống đất mà ta chẳng kịp nếm thử cả vị. Tôi cảm giác như đôi chân mình đang kẹt vào một bãi cát lún, càng muốn bước đi nó càng giữ tôi lại và làm tôi lún xuống hơn trong hố sâu tuyệt vọng.

Khi tiếng cửa đóng sầm vang lên cũng là lúc tôi hết hy vọng hoàn. Cả người tôi như sụp đổ, đôi chân hoàn toàn mục rổng chẳng thể chống đỡ nổi một cơ thể thiếu sức sống nữa. Tôi như nhánh cây khô ngoài sa mạc.

Không biết con bé Mi có cảm nhận được điều đó hay không. Nó kéo tôi ngồi xuống ghế rồi quay sang nhóc Bảo:

– Bảo còn nhớ đường về nhà không?

– Ừ còn, có chuyện gì vậy?

– Ừm… hay Bảo về trước đi, Mi với anh Phong sẽ về sau!

Như hiểu ý, thằng Bảo chào tôi với con bé Mi rồi đi thẳng ra khỏi cửa. Tiếng đóng sầm cửa giờ này cũng chẳng khiến tôi thấy đau nhiều nữa. Cả người tôi đã chất quá nhiều nỗi đau rồi, có chất thêm cũng chẳng thể nào cảm nhận được.

Rồi còn bé Mi quay sang tôi, nó nhìn một lúc rồi nhẹ nhàng hỏi:

– Anh không giận em chứ?

Lúc này tôi đã trả lời được câu hỏi trong lòng mình, đó là có. Nó hoàn toàn biết tôi đang cảm nhận thấy điều gì nhưng chỉ gọi gọn trong câu hỏi đó. Dĩ nhiên tôi chẳng thể nào quát vào mặt nó rằng tôi đang tiếc nuối được. Chỉ thở dài đáp:

– Không đâu, anh đã hứa với em rồi mà!

– Thật chứ? Vậy chúng mình tìm một quán nào đó ăn lót bụng nhé, em cũng đói rồi!

Tôi cũng cảm thấy đói. Cái đói không do cơn thèm gây ra mà do chính sự tiếc nuối của tôi lúc này. Tôi muốn ăn cho thỏa lấp những khoảng không trống rỗng trong trái tim mục nát của mình.

Ngoài trời, những cơn gió heo mây bắt đầu đầy đọa những tia nắng khiến chúng thoát ẩn thoát hiện trên những mặt đường có phần đông đúc.

Những tia nắng bây giờ cũng đã yếu dần, chúng chuyển từ màu vàng óng lúc trưa sang màu vàng ngà của buổi hoàng hôn đang dần tà trên những tòa cao ốc trọc trời. Tôi cảm thấy mình cũng yếu dần đi như những tia nắng và một lúc nào đó tôi cũng sẽ tắt theo chúng.

Để quên đi những việc đó, tôi đèo con bé đến hàng phở bò gần bên đường Lê Văn Lương. Thiết nghĩ để giới thiệu cho một người ở ngoại quốc về món ăn, phở chính là cái tên đầu tiên nằm trong danh sách. Đây là hàng phở mà có đôi khi tôi cũng thường hay ăn do thèm hoặc quán phá lấu mà tôi hay thường lui tới đóng cửa.

Nhưng có vẻ việc này chỉ thích hợp đối với một cô gái có lối sống hoàn toàn hướng ngoại như Ngọc Lan. Tôi quên rằng con bé đã được bà nội dạy rất kĩ về những món ăn nên khi mới vừa dựng xe trước quán, con bé đã biết ngay đó là phở và tỏ ra bình thản, khác hẳn với vẻ mặt ngạc nhiên có phần tò mò của Ngọc Lan lúc mới lần đầu đến đây.

Đã thế con bé còn chứng minh thêm:

– Món phở này em cũng biết nấu đó, mai mốt có dịp em sẽ nấu cho anh ăn thử!

– Ừ, chắc là ngon lắm!

Kèm theo câu trả lời đó là cái cười méo xệch đi.

Lúc đó tôi thậm chí còn không thèm cảm nhận mùi vị của tô phở, chỉ biết cắm đầu ăn cho thỏa lắp những khoảng trống trong tim.

Dường như con bé cũng biết điều đó, khi tôi ngước lên lấy hơi chuẩn bị cho một đợt cắm đầu tiếp theo, con bé đã nhìn tôi chằm chằm từ lúc nào. Ánh mắt nó như dò xét mọi ngóc ngách trong trái tim tôi. Nó nghiêng mái đầu:

– Sao thế, nãy giờ anh có thật là nghe em nói chứ?

– Ừ, có mà!

– Em thấy biểu hiện của anh như thể bất cần vậy?

– Không phải đâu, tại anh quá đói đấy thôi!

Không hiểu sao con bé lại cười khì khi nghe tôi nói thế. Nhưng dẫu sao nụ cười của con bé cũng phần nào làm giảm áp lực trong người tôi lúc này, nó có thể so sánh với việc ta bỏ ra vài viên nhỏ trong đống đá đang chất đầy trên vai.

Ăn xong tôi tiếp tục chở con bé men theo đường Nguyễn Du ra bưu điện Sài Gòn. Đây có lẽ là một trong những kiến trúc lâu đời nhất ở thành phố. Thế nên việc gặp những người nước ngoài đây không phải là điều lạ.

Đi sâu vào trong bưu điện, tôi có thể thấy một vài người còn đứng ở quầy làm các thủ tục để chuyển bưu phẩm. Rồi tôi ngước lên và nhìn chiếc đồng hồ to tướng trong bưu điện, nó đã chỉ 5h45. Có lẽ những trận đấu của giải karatedo trẻ đã diễn ra từ lâu. Tôi rất muốn đến đó, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại thật khó lòng để tôi thực hiện được. Xét về hoàn cảnh lẫn thứ tự, Noemi lúc nào cũng là người mời trước, và tôi vẫn trong tình thế bị động.

Rời khỏi bưu điện Sài Gòn, chúng tôi tiếp tục tham quan Nhà thờ Đức Bà ở phía đối diện. Đây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ xót đối với du khách nước ngoài.

Con bé tỏ ra rất thích thú khi đi vòng quanh nhà thờ, nó cố dùng chiếc máy ảnh của mình chụp cho bằng được mọi thứ ở xung quanh từ đường phố cho đến nhà cửa.

Bất chợt, khi thấy hai du khách nước ngoài đang đi đến gần, con bé liền chạy đến nói với họ một ngôn ngữ gì đó mà tôi tin chắc đó không phải là tiếng anh. Mãi cho đến khi con bé chạy đến phía tôi:

– Nè anh Phong, lại đây chụp với em một bức đi!

– Nhưng sao mà chụp cả hai được?

– Hai người đó là đồng hương với em đó, đều là người Pháp hết! Em mới nhờ họ chụp cho mình một bức, lẹ lên!

Ngọc Mi kéo tay tôi đi thật nhanh đến cổng chính Nhà thờ để tạo dáng.

Trong khi con bé tạo đủ kiểu hết sức dễ thương để chụp thì tôi chỉ có duy nhất một kiểu chụp huyền thoại mỗi khi có dịp chụp hình lưu niệm với lớp. Hai chân đứng nghiêm và hai ngón tay hình chữ V, thiệt là khổ gì đâu.

Để tránh bị nghi ngờ, có đôi khi tôi cố bắt chuyện với con bé nhưng càng cố gắng bao nhiêu, tôi lại để lộ bấy nhiêu và khiến cho con bé nghi ngờ tôi nhiều hơn, và lần nặng nề nhất là:

– À này, em có hay đi nhà thờ không?

– Nhà thờ? Em tưởng em đã nói với anh rồi chứ, em đạo phật mà!

– À ừ, anh quên mất!

– Anh có thật là không có chuyện gì không, em thấy anh cả chiều hôm nay như mất hồn vậy?

Cuối cùng thì con bé cũng nói ra những điều nó suy nghĩ. Nhưng những gì tôi có thể trả lời được chỉ là cái lắc đầu vô mục đích:

– Không, anh bình thường mà!

– Bình thường ư, ai mà tin được! Có phải là do Lam Ngọc không?

Đôi mắt nó long lên, chiếu thẳng vào tim tôi một ánh nhìn xuyên thấu. Có vẻ như nó đọc được tất cả những ý nghĩ trong đầu tôi lúc này. Mọi thứ đều phản ánh qua ánh mắt đó.

Tôi như hóa đá đi, không thể mở miếng được câu nào họa chăng là tiếng nuốt khan ừng ựt như đang trong một kì thi mà tôi hoàn toàn bị bí đề không một lời giải đáp. Tôi cảm giác rằng thời gian xung quanh tôi đang trôi nhanh hơn, chúng lao xèng xẹt qua tôi như cơn lốc. Tôi cố với lấy một thứ gì đó làm chỗ bám, nhưng chúng nhanh quá, rời xa khỏi tầm với của tôi mà không một lần ngoảnh lại.

Chương trước Chương tiếp
Loading...