Đời học sinh - Quyển 4
Chương 67
Tôi bồi hồi, nhìn vào đôi mắt đen tuyền của nàng, đôi mắt như đang ẩn chứa nhưng cảm xúc không thể nói thành lời. Nhưng thật trớ trêu tôi không đủ can đảm để đối diện với nó. Tôi nhìn vội lơ đãng vào một khoảng không bất định. Cảm thấy con tim đang bị bóp nghẹn:
– Hè này Ngọc có dự định gì không?
Lam Ngọc thở ra một hơi thật dài, đôi mắt nàng nhắm nghiền theo hơi thở, rồi nó mở chầm chậm:
– Chắc Ngọc sẽ vào trung tâm thể dục gần nhà trở giảng cho sư phụ đến hết hè!
Tôi ngạc nhiên:
– Ngọc Không đi đâu sao?
Nàng mỉm cười bình thản:
– Tất nhiên sẽ đi, nhiều nơi là đằng khác! Vì thầy đâu có dạy một chỗ!
Tôi lắc đầu, cảm thấy mình như đang thuyết phục:
– Không, ý Phong là đi chơi ấy! Hè rồi, Ngọc không muốn đi chơi ở đâu sao?
Nàng vỗ vai tôi lắc đầu:
– Ngọc chỉ đi chơi với người mình yêu thôi, không có thì đi làm gì?
Tôi cảm giác tìm mình đang nghẹn lại, không đủ sức để đập nữa. Mặt tôi nóng ran lên như cái bánh phồng bị bỏ vào chảo dầu. Cũng may là nàng kịp vớt tôi lên:
– Hì, Ngọc nói giỡn thôi! Tất nhiên là vẫn đi chơi với gia đình rồi! Với lại mẹ Ngọc đang mang thai tháng thứ 5, Ngọc cũng phải phụ ba chăm sóc chứ!
Tôi cười cười, cố để mình thật tự nhiên:
– Ừ… ừm! Chuyện ở nhà Ngọc vẫn ổn chứ?
Nàng lắc đầu cười tươi:
– Không sao, mọi chuyện vẫn ổn!
Rồi như một tỷ phú sa cơ, tôi bối rối chợt nhận ra ngân hàng câu nói của mình đã chính thức phá sản. Tôi ấp úng nhìn Lam Ngọc và quay đi một cách chớp nhoáng để không bị nàng bắt gặp. Thay vào đó tôi nhìn những táng cây bàng um tùm. Chán chê, tôi lại nhìn những bông hoa phượng nở từng chùm đỏ trên cây. Tôi phát hiện ra cho dù tôi có ngắm gì đi chăng nữa, trái tim tôi cũng không thôi cồn cào.
Chợt Lam Ngọc khoanh tay trước ngực, thở hắc:
– Có lẽ đã đến giờ về rồi Phong nhỉ?
Tôi tròn mắt:
– Sao, Ngọc nói gì?
– Phong nhìn ra ngoài cổng trường đi!
Theo lời nàng, tôi đưa mắt theo những rặn cây về phía cổng. Dường như ở đó có một cô gái mặc váy đang đứng chờ với dáng vẻ rất đỗi quen thuộc. Bỗng nhiên, một tia sáng bất thình lình lóe lên trong đầu tôi:
“Ngọc Mi?”
Và dường như con bé cũng phát hiện ra tôi, nó đưa tay lên vẫy vẫy một cách háo hức. Thông thường khi thấy con bé như vậy. Trong lòng tôi cũng háo hức không kém. Nhưng bây giờ sau lưng tôi là Lam Ngọc, tôi cảm giác như từng cú vẫy đó như tát vào tim tôi từng đợt.
– Có lẽ Phong nên đi đi! Ngọc Mi đang chờ đó nhỉ? – Nàng chấp tay ra sau lưng cười nhẹ.
Tôi thoáng thấy có những hạt sương tí hon buông trên khóe mi của nàng. Nhưng chỉ trong một cái chớp mắt, nó bay đi đâu không biết. Chỉ để lại đây một Lam Ngọc với đôi mắt ráo hoảnh.
Nàng lại đẩy vai tôi:
– Phong đi đi, Noemi đang chờ đấy! Ngọc cũng về đây!
Và không để tôi nói một lời tạm biệt nào, Lam Ngọc di chuyển thật nhanh về phía nhà xe. Bỏ tôi ở lại với những suy nghĩ đan xen nhau tạo thành những mảng màu mông lung, lẩn quẩn trong đầu.
… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 4 tại nguồn: http://truyen3x.xyz/doi-hoc-sinh-quyen-4/
Không còn bóng dáng Lam Ngọc, tôi thở hắc, nhìn một lượt sân trường trống trải rồi đi nhanh về chỗ con bé Mi đang chờ trước cổng.
Hôm nay Ngọc Mi thật xinh xắn trong chiếc váy hồng phớt với áo pull trắng ngắn tay. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy con bé mặc váy như thế này. Tất nhiên là khi học tôi thấy nó mặc váy hà rằm, nhưng đó là váy đồng phục, mà đồng phục thì không thể so bì với bộ váy áo xinh lung linh con bé đang mặc được.
Thấy tôi cứ đờ mặt ra, nó cười khúc khít:
– Sao vậy, thi không được tốt à?
Tôi bối rối:
– À không, tại nay thấy em khác quá!
Con bé che miệng cười chúm chím:
– Em khác như thế nào?
– Ừm… chắc là do hôm nay em mặc váy, mọi thường em đâu có mặc như vậy!
Con bé nghiêng mái đầu hấp háy mắt:
– Không mặc vậy, nhưng không đồng nghĩa là sẽ không mặc!
Tôi gãi đầu cười cầu tài:
– À ừ, hề hề! Bộ váy hợp với em lắm!
– Hì, anh cứ ngắm đi, đây là lần đầu, mà chắc cũng là lần cuối cùng em mặc nó đó!
– Em nói sao?
Trái lại với cái mặt đần ra của tôi, con bé chỉ lắc đầu:
– Hông có gì, em đùa xíu thôi mà! Đi thôi anh!
– Về nhà anh hở?
Con bé không trách tôi, nó vẫn cười:
– Tất nhiên rồi, anh muốn đi dạo với bộ đồng phục này sao?
– À, anh hiểu rồi!