Em đã có chồng chưa?
Chương 25
Tháng 9 năm đó tôi một mình vào Sài Gòn.
Tính tôi quen vậy.
Mà không quen cũng phải quen. Cha mẹ đã có tuổi, nặng nợ nuôi con. Nếu có người đi cùng tốn thêm chi phí. Có đắn đo suy nghĩ mấy cùng đành mặc cho thằng Con tự lập.
Tiễn tôi là hai đứa bạn thân, bọn nó vác ba lô rồi ngồi chờ xe cùng hút điếu thuốc, Thằng Sơn quyết định theo cái nghề xây dựng. Tiến ở nhà lo cho ông bà ngoại già yếu. Trong ba đứa chỉ có tôi được vinh hạnh khám phá hòn ngọc Viễn Đông.
Ngày trước khi đi. Tiến đi câu được mấy con cá chép về làm gỏi, ở nhà nó, ba thằng nhậu say một trận quên trời quên đất, tạm biệt đời học sinh. Nó tiễn tôi đi bằng mấy con cá, sau này vĩnh biệt tôi cũng vì mấy con cá. Chẳng rõ ông trời đã có ý chỉ định từ lúc đó chăng?
Chiếc xe từ từ lăn bánh… thoắt cái tới Sài Gòn.
Tôi không quá mơ mộng viển vông vể chốn hoa lệ, nhưng trong tâm tư luôn mặc định, rời mảnh đất khỉ ho cò gáy này xem như đã là một bước tiến. Ra khỏi bóng tre đầu làng cánh chim sẽ cất cao và hót rảnh rang. Ai sợ hãi Sài Gòn chứ tôi không sợ. Trước khi đi, mẹ may cho một túi áo nhỏ bên trái rồi bỏ mấy củ tỏi vào, sợ ai bắt cóc thằng con trai của bà. Thật lạc hậu. Tôi to cao thế này sợ gì chứ? Sợ lạc lối sao? Bà căn dặn đủ điều, hàng xóm láng giềng qua cũng kể rành rọt về ma túy, về thói ăn chơi, về tệ nạn trộm cướp giữa đường y như thấu hiểu thành phố lắm. Tôi trộm nghĩ. Có cái mạng rách không? Chẳng biết ai thèm đụng.
Uhm. Thì đúng rồi, có cái mạng rách không hà. Mấy ông cướp, ông ma”túy” không đụng nhưng đàn bà đụng quá trời.
…
Cư trú nhà bà Bác được hai ngày đi ra đi vào, thấy không tiện, tôi xin ra ngoài tìm nhà trọ ở cho thoải mái.
Những ngày đầu vất vả ở Sài Gòn tìm nơi ăn chốn ở, không xe máy, cầm trong tay hơn một triệu rưỡi thì đóng tiền học phí hết 1.100.000 vnđ. Tôi bắt đầu lo lắng. Ngay lúc đó “ Cứu tinh” xuất hiện . Dì đó có tên “ định mệnh”. Quỳnh Anh. Cả đời tôi mắc nợ với ba cái tên kiểu “Anh “ đó. Thiệt tình không tránh được. Oan gia.
Gọi là Dì vì theo họ hàng. Đến giờ tôi chưa có ngẫm ra họ hàng kiểu gì. Đơn giản là trong hai ngày cư trú nhà Bác Tôi. Có đám giỗ. Ngồi cùng mâm, Ai nói gọi sao thì mình nghe vậy. Có giải thích cũng hông có nhớ .
– Em xuống đây ở nhà bác V à? – Giọng Dì lên tiếng
– Dạ không, “ Con ” tính đi tìm chỗ ở mới cho thoải mái, khỏi làm phiền Bác .
– Vậy tìm được chỗ ở chưa? – Một thái độ quan tâm thật sự.
– Dạ, Con chưa có thời gian, cũng hông có xe đi.
– Vậy số điện thoại của địa chỉ của Dì nè, có gì khó khăn thì qua hỏi. Nhưng nhớ buổi sáng tới chiều thôi nghen. Tối Dì đi làm.
Tính hỏi đi làm gì mà đi suốt đêm? May chặn kịp suy nghĩ.
Ngồi cùng mâm, mỗi tôi với Dì Quỳnh Anh là con nít. Còn lại toàn ông bà già, hai đứa tôi nói chuyện rôm rả. Tự dưng thấy gần gũi ghê, mến mộ.
Dì Quỳnh Anh có một làn da trắng, khuôn mặt hơi vuông . Lông mày xăm rồi nên nhìn hơi dữ dằn, đúng chất của người thành phố . Nếu mặc một bộ đồ đẹp, leo lên một cái xe đẹp . Tôi chắc chắn Dì trông giống một con nhà nòi, nhà mặt phố – bố làm to. Ít nhất trong trí tưởng tượng của tôi cũng là vậy. Còn sau này, ngẫm lại thì Quỳnh Anh cũng là một kiếp khổ. Không ai có thể đánh giá nhau qua nét bề ngoài.
Ý định của tôi khi muốn ở riêng là vì mấy đứa bạn học đã hẹn nhau từ trước, đi xuống dưới này tìm nhau ở trọ cùng. Ai ngờ lên trường mới tá hỏa. Trường có hai cơ sở. Thằng học chung cấp ba với tôi, thi cùng ngành thì xuống mãi ở Đồng Nai học. Mấy đứa còn lại thì ổn định hết rồi. Cô Dì Chú Bác và người quen nhận tất. Thằng bạn nữa thì ở ký túc xá chứ không thuê nhà riêng. Xem như các phương án tìm phòng trọ gần trường phá sản
Lang thang bằng xe buýt khắp phố phường ngõ hẻm. Để tiết kiệm tiền xe bus, tôi quyết định lội bộ, đi từ hẻm này qua hẻm kia, ròng rã cả buổi sáng mà không tìm được chỗ ưng ý. Tình cờ Ngang qua Tô Hiến Thành. Tôi nghe thấy tiếng gọi:
– Phong… Phong. – Ai đó uống nước mía bên đường vẫy tay tôi
Nhanh chân chạy qua.
– Ủa , Dì Quỳnh Anh . Dì đi đâu đây?
– Chứ Em đi đâu đây? – Dì vẫn ngại khi gọi tôi là Cháu
– Con đi tìm phòng trọ. Tìm mãi mà không có phòng trọ nào một người.
– Trời đất cái thằng này, đâu ra mà có phòng trọ một người mà tìm.
– Hihi… thì Con tìm đại. hên xui.
– Thôi qua nhà Dì mà ở, chật chội nhưng mà vui. Nhà thuê nguyên căn cả nam cả nữ chung với nhau. – Quỳnh Anh đề nghị với thằng cháu
– Thôi, Con ngại lắm.
Tôi không dám làm phiền nên đáp thế chứ thú thực là muốn lắm rồi, ít nhất cũng có chỗ tối đặt lưng, chứ lang thang kiểu này đuối quá sức đuối. Khuôn mắt tôi ít nhiều thể hiện điều đó. Bà Dì xem chừng có khả năng đoán tướng số nên phán luôn câu xanh rờn:
– Nỡm, Ông cụ ạ. Nghèo mà còn eo. Mang nhiều đồ đạc xuống nhiều không? Dì chạy xe qua chở cho.
Biết từ chối không xong. Hai Dì cháu uống nước no bụng rồi hung hăng chạy xe về nhà Bác V lấy đồ, trên đường Quỳnh Anh dặn không được để bác V biết qua ở chung, kẻo hỏng. Tôi tâm lý cũng biết vậy. Buồn cười nhất là lúc lên xe. Lúc đó Dì chạy một chiếc Suzuki Smach gì đó. Tính giành nhưng mà Quỳnh Anh không cho. Nói để chị chở Em không quen đường. Thế là ngồi đằng sau ôm eo con gái. Nghĩ ngợi lung tung…
Qua nhà Dì mới biết đó không phải là cái nhà. Chính xác gọi nó là cái lô cốt thì đúng hơn. Ngang 3m rộng 3.5m, mỗi gác có 1 toilet. Gạch bông bẩn kinh khủng, ngổn ngang xe đạp. Gác đầu tiên là lũ con gái ở. Gác thứ hai là đám thanh niên. Tôi bưng đồ lên ngang qua phòng đám con gái. Cửa không khóa. Trong nhà líu tíu nhí nhố cũng phải 5 mạng nữ chứ không ít. Cảm thấy hơi sợ. Lên đến gác gỗ trên thì xém té xíu. Giờ ngẫm lại vẫn không hiểu vì sao mình ở được. 3m x 3.5m là chưa đầy 12 m. vậy mà còn có một cái bồn nước 1000 lít. Xung quanh là mái tôn hai nhà hai bên hắt vô. Nghe đây bảy tám anh. Loay hoay không rõ tối nay mình ngủ thế nào.
Chắc có lẽ bắt gặp được nét mặt lo lắng đó của tôi nên Dì trấn an.
– Em đừng lo. Nhà này chia làm hai ca. Đi học ca sáng. Tối một số đi làm.
Tôi mường tượng ra được chút xíu.
– Nhóc đẹp trai ơi. Nếu mà không có chỗ thì xuống chỗ Dì Quỳnh Anh với lại chị ngủ nè… hihi…
Giọng ai đó õng ẹo vang lên.
– Con Quỷ này, để yên cho Em tao học hành nha mày. – Dì lớn tiếng nạt nộ.
Vậy là tôi ở với Dì tại căn lô cốt khu TVĐ. Dì chở tôi đi mua xà bông, mua khăn tắm. Thậm chí nhiệt tình mua có hai cái quần con. Chẳng hiểu bà Dì nghĩ sao chứ thằng cháu thì mồ hôi túa cả ra khi được con bé gói cho hai cái quần rồi Dì ngồi sau, tập cho tôi chạy xe ở đường thành phố, lái riết cũng quen, mấy ngày sau lên trường nhập học, có thể tự tin đi bằng cái xe xịn đó. Dĩ nhiên là tạm thời, vì không bao lâu sau đó, tôi ra bưu điện gọi về nhà tạm ứng 400.000vnđ mua cái xe đạp để đi làm.
Tôi chẳng bao giờ hỏi Quỳnh Anh làm gì, đối với tôi, sự mang ơn và khái niệm họ hàng khiến tôi rất rất quý trọng Dì, nhưng không hỏi chứ không phải không lo lắng. Mỗi buổi tối Tôi đều mong bình an đến cho Quỳnh Anh. Sáng ngủ dậy, đi xuống dưới đánh răng chỉ mong nghe được tiếng Dì trò chuyện.
Những ngày đầu với tôi ở cái đất Sài Gòn là vậy. Sáng lên trường đi học, chiều lang thang ngoài đường nhớ về thời học sinh, ghé công viên Gia Định, ghé công viên Lê Thị Riêng. Được Dì hoặc mấy anh chị trong phòng dẫn đi ăn chè cháo. Nói chung với một đứa quê mùa chưa được ăn : Hột Vịt Lộn – Cơm Sườn – Hủ Tiếu thường xuyên như tôi. Cảm thấy cái gì cũng ngon miệng. Đêm về, thế giới tốt đẹp bắt đầu từ khung cửa sổ trên gác phòng trọ….
À thì ra đối diện có cô bé dễ thương đang học bài.
Ai đó hát vang bài mặt trời bé con của Trần Tiến:
“Ngoài kia có chú bé trèo cành me mắt xoe tròn lắng nghe
Đàn tôi hát câu gì mà sao cô bé cười ngộ ghê
Đàn tôi hát câu gì mà sao cô bé ngồi mơ màng
Hạnh phúc quá đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ
Từng đêm cô bé chờ như chờ từng giấc mơ”