Hành trình tuổi thơ

Chương 34



Phần 34

Em vào đăng ký tham gia giải câu đố để giành con gấu đó. Khốn nạn, trò này có mỗi mình em là con trai vì phần thưởng chẳng hề menly chút nào. Bọn nó nhìn em như sinh vật lạ rồi bụm miệng cười. Nói thật lúc đó em chỉ muốn độn thổ quách cho rồi, nhưng đã lỡ hứa với cái Phụng rồi thì đành chịu vậy, chứ giờ mà bỏ cuộc thì còn mặt mũi đâu nhìn cái Phụng nữa.

Năm câu kinh thánh đầu thì em có từng được cha xứ tặng cho một cuốn cựu ước dày cộm nên em nhớ sơ sơ mới trả trả lời được. Đến năm câu sau thì hại não vô cùng tận. Nội dung là thế này.

– Câu 6: Cà gì treo lơ lửng trên người đàn ông.

Cmn em nghe xong câu này mà thấy nó nhột nhột ở đâu đó.

– Câu 7: Cà gì biết nói?

– Câu 8: Hoa gì biết đi?

– Câu 9: Ngày 19 tháng 6 là ngày gì?

– Câu 10: Ông nào có sữa?

Định mệnh chứ, toàn câu hỏi hại não oái oăm không. Em ngồi vắt óc suy nghĩ mới trả lời được được 9 câu, riêng câu thứ 9 thì em không tài nào nghĩ ra được là ngày gì. Kể cả trong môn lịch sử em cũng chưa hề nghe nhắc đến ngày này.

– Ban giám khảo: Thưa các bạn, sau khi chấm điểm bài thi của các thí sinh thì chúng tôi đã chọn ra được hai bài xuất sắc đều đạt 9 điểm. Và trước khi công bố tên hai thí sinh đó thì chúng tôi xin công bố đáp án của các câu hỏi.

– Câu 1…

– Câu 2… blabla…

Bạn đang đọc truyện Hành trình tuổi thơ tại nguồn: http://truyen3x.xyz/hanh-trinh-tuoi-tho/

– Câu 6: Là cà vạt.

– Câu 7: Là cà lăm.

– Câu 8: Là hoa hậu và hoa khôi.

– Câu 9: Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh Bác Hồ nên đương nhiên ngày 19 tháng 6 là ngày đầy tháng Bác Hồ rồi.

– Câu 10: Là ông Thọ.

Nghe xong câu trả lời của câu 9 mà em suýt chết sặc. Nhưng mà hình như là…

– BGK: Và hai thí sinh xuất sắc của chúng ta là Nguyễn Thị Bích Vân và T. V. Đức.

– P: Yeahh, Đức đậu rồi kìa. – Cái Phụng hớn hở như con nít sắp được quà, mà đúng là sắp được quà mà.

– BGK: Hai thí sinh này đã xuất sắc đạt đạt điểm rất cao nhưng phần quà chỉ có một. Vì vậy chúng tôi quyết định hỏi thêm ba câu hỏi phụ dành cho hai thí sinh để phân thắng bại. Hai thí sinh có đồng ý không nào?

– Cóóó. – Khán giả hét to như đúng rồi ấy, rõ ràng là hỏi em mà chứ có phải họ đâu.

Thế là em lại phải bước lên sân khấu để trả lời câu hỏi phụ. Cái người tên Bích Vân cũng bước lên. Nhìn mặt mũi thì cũng thuộc dạng xinh đấy, mũi cao, mắt nâu, tóc ngang vai hoe hoe vàng. Nhìn chắc cũng trạc tuổi em nhưng có vẻ là hơi bị kiêu đấy.

– BGK: Hai bạn có thể tự giới thiệu đôi chút về mình không?

Rồi bà chị bgk đưa micrô cho em. Em biết nói cái vẹo gì giờ, chả nhẽ khai báo lý lịch, năm sinh năm mất, quê quán, địa chỉ thường trú à. Em nói đại vài câu qua loa rồi đẩy trả micrô lại cho bà. Sau đó là nhỏ kia cũng giới thiệu vài ba câu rồi bà bgk mới vào vấn đề chính.

– BGK: Không để mọi người phải chờ lâu, ngay bây giờ chúng tôi sẽ đưa ra ba câu hỏi. Ai đưa tay trả lời đúng trước thì giành được một điểm, người còn lại không được điểm nào. Hai bạn sẵn sàng chưa.

– Em: Rồi.

– Vân: Rồi.

Rồi bà bgk đó hỏi một câu bằng tiếng anh, đời em ngu tiếng anh bẩm sinh nên câu 1 em bị mất điểm. Câu thứ hai hỏi về lĩnh vực vật lí học. Tuy hơi hóc búa chút xíu nhưng em vẫn trả lời được trước nhỏ kia. Tỉ số hiện giờ đang là ngang nhau, chỉ còn trông chờ vào câu thứ ba này thôi.

– Bgk: Hai thí sinh của chúng ta phải nói là ngang tài ngang sức các bạn ạ, để tăng thêm phần hấp dẫn cho cuộc thi, câu hỏi thứ ba này sẽ có phần đổi mới. Chúng tôi sẽ đưa ra một câu bức hình và chút gợi ý. Trong vòng 1 phút 30 giây hai thí sinh phải tìm ra đáp án, ai tìm ra đáp án trước là người thắng cuộc. A du re đy? (Em nghe được vậy)

– Vân: Yes.

– Em: Yes (bắt chước, oai như tây).

Rồi bà bgk đưa ra một bức hình vẽ xấu kinh khủng, đúng là thảm họa của làng mỹ thuật Việt Nam. Bức tranh vẽ một tấm vải mà thằng alibaba ngồi lên để bay ấy, tấm vải đó cầm cây bút chì và đang vẽ một bức tranh con mèo.

– BGK: Đây là một hiện tượng không mong muốn của tự nhiên và nhân loại.

Em vuốt cằm suy nghĩ, nhỏ kia cũng nhăn mặt đăm chiêu suy nghĩ. Thời gian thì từng giây trôi qua, hiện tại chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy 30 giây.

Khi đồng hồ đếm ngược chỉ còn 5s thì em đánh liều đưa tay đọc đáp án, sai thì thôi.

– Em: Đáp án của mình là “Thảm họa”.

Lúc này hết thảy đều im lặng chờ đợi kết quả từ bgk. Bả thở dài một cái rồi phán.

– BGK: Hayzz, đáp án của bạn không… thể không chính xác. Xin chúc mừng bạn.

Sặc, bà này khoái làm người khác đau tim thật. Em lãnh con gấu bông đó về trong sự tiếc nuối của bà bgk. Nhỏ kia thì lủi đi từ lúc nào rồi, chắc là thua em nên ngại đó mà.

Em vác con gấu xuống trao cho cái Phụng mà bọn kia cứ dòm em như sinh vật lạ.

– Ước gì mình cũng có được người bạn trai như thế nhỉ?

– “Xời, tưởng ước là được hả?”

– Anh thấy chưa, người ta quan tâm bạn gái thế kia kìa.

Giọng vài con nhỏ ngưỡng mộ hiểu lầm em với cái Phụng là một cặp.

Vừa hết cái Phụng thì lại đến cái Nguyệt lôi cổ em đi giành giùm cái mũ phớt đôi phải nói là sặc sỡ màu nhưng mà đẹp.

Cái trò này yêu cầu hai người, một nam một nữ cõng nhau chạy về đích. Đôi nào chạy về đích trước là đôi thắng cuộc.

– Em: Hic, đừng nói là bắt Đức cõng Nguyệt nhá.

– N: Chứ chẳng lẽ Nguyệt cõng Đức?

– Em: Nhưng mà…

– N: Không nhưng nhị gì hết, Nguyệt đăng ký xong rồi.

Thế là em phải gồng người cõng cái Nguyệt ở vạch xuất phát. Vừa nghe tiếng còi là em cắm đầu cắm cổ chạy về trước.

Thi xong em chuồn về trại nằm luôn chứ ở đó nữa là hai bả hành cho chết mất.

Vừa nằm xuống mà bụng em rên inh ỏi luôn, em lôi mấy bịch lương khô dự phòng ra lót dạ rồi đánh một giấc đến trưa.

Đến trưa thì em chuẩn bị ít đồ ăn để lũ nhỏ về nạp năng lượng.

Đến tầm 4h chiều thì làm lễ bế mạc đợt cắm trại rồi tháo trại để về. Nhìn mặt lũ nhỏ với hai bà chằn có vẻ đuồn đuỗn ra, chắc là đang còn chưa muốn về đây mà.

– Em: Sao nhìn mặt đần thối ra hết thế?

– P: Chán chứ sao nữa.

– N: Mới đó mà đã hết hai ngày rồi, nhanh thật.

– Em: Nhanh gì mà nhanh, Đức là thấy hơi bị lâu luôn đấy. Thôi hai bà ngồi chơi đi, ở đây tí anh Tâm qua phụ tháo trại rồi.

– N: Ngồi không thôi à?

– Em: Ở trong balo của Đức có mấy cuốn Đôrêmon đấy.

Chỉ chờ có thế, hai bả ôm luôn mấy cuốn truyện của em ra gốc cây ngồi đọc.

Mãi đến 6h thì em mới về đến nhà, em đi tắm rửa một phát rồi dọn cơm lên ăn. Ăn xong em leo lên giường ngủ luôn một giấc đến sáng. Trong mơ em mơ thấy nhỏ đang mỉm cười đứng chờ em phía trước, khuôn mặt xinh xắn với nụ cười rạng ngời đó làm vẫn thân thương như ngày nào. Em chạy đến ôm lấy nhỏ nhưng lại chạy xuyên qua người nhỏ. Còn nhỏ thì ôm một thằng nào đó không phải em, em cố đưa tay níu giữ nhỏ nhưng nhỏ vẫn ngoảnh mặt bước đi.

Bạn đang đọc truyện Hành trình tuổi thơ tại nguồn: http://truyen3x.xyz/hanh-trinh-tuoi-tho/

Giật mình tỉnh giấc mà mồ hôi ra nhễ nhại.

– Thì ra chỉ là một cơn ác mộng. – Em tự thầm.

Ngó qua cái đồng hồ thì đã 5h sáng rồi. Em ra ngoài chạy bộ vài vòng, dù sao cũng lâu rồi em chưa chạy bộ.

Đeo đôi giày bata vào rồi em mở cửa đi ra ngoài. Bên ngoài trời vẫn đang mờ tối nhưng không phải là tối đen mà chỉ mờ mờ tối thôi. Ngoài đường nhà nào cũng cửa đóng kín mít, lâu lâu mới bắt gặp được một vài nhà sáng ánh đèn. Dọc đường thì lâu lâu em cũng bắt gặp vài cụ đang chạy bộ, vài cặp tình nhân đang nắm tay nhau đi lễ sáng trông thật hạnh phúc. Ước gì nhỏ cũng ở đây giờ này thì tốt biết mấy nhỉ?

Đến đúng 5h59 phút em về đến nhà, cả nhà em bây giờ đã thức dậy hết rồi và đang chuẩn bị đồ đạc để lên ngoại ăn tết.

– Em: Con về rồi.

– Ba: Mới sáng sớm đi đâu vậy con?

– Em: Con đi chạy bộ thôi, công nhận lâu ngày không chạy giờ mới chạy lại có chút mà mệt thật.

– Ba: Ừ, thôi vào đánh răng rửa mặt đi rồi ăn sáng đi. Lẹ lẹ lên để tí lên bà.

– Em: Vâng.

Em ra giếng đánh răng rửa mặt xong lên nhà ăn sáng, một bữa sáng đạm bạc cho ấm bụng rồi chuẩn bị đồ để lên bà.

Vì tất cả nhà họ hàng hang hốc cô gì chú bác ông bà anh chị em nhà em đều tập trung ở trên LT nên năm nào gia đình em cũng về đó ăn tết. Bọn em thì ở luôn trên đó đến mùng 7, 8 mới về, còn ba mẹ em đưa bọn em lên bà rồi về lại LC cho đến mùng 1 mới lên ăn tết chung với mọi người.

Về đến nhà ngoại thì cũng tầm 1h chiều, lúc này ông bà ngoại đang xem tivi. Ba mẹ với bọn em ngồi chào hỏi nói chuyện với ông bà một chút rồi bọn em phắn đi chơi. Vừa ra tới cửa thì thằng cu Hòa lạch bạch rông lên.

– Anh Ức (anh Đức). – Do thằng này nói ngọng.

Nhìn thằng nhỏ cao gần 1m mà béo ú na ú nần từng bước lạch bạch bước lên mà em không nhịn được cười. Em dang tay bế bổng thằng bé lên.

– Hòa: Anh ức đi âu ấy?

– Em: Anh đi chơi.

– Hòa: Anh đi chơi há?

– Em: Ừ. Hòa có đi không?

– Hòa: Dạ có. Đi chơi, đi chơi. – Thằng nhỏ nhún nhảy rồi cười tít mắt lại.

Nghe tin bọn em về là mấy ông anh em họ kéo nhau lên chơi. Em đếm sơ sơ thì cũng chỉ có khoảng 7 thằng anh tầm tuổi em, gần chục thằng nhóc nhí nhố cỡ 3 – >10 tuổi.

– Em: Ui, xếp hàng đông thế? Đi đông kiểu này chắc là tụ tập oánh lộn hả?

– A. Cu: Ừ, đang đợi đánh mày đấy.

Ông anh này cũng trùng họ trùng tên với em nên cả nhà gọi ổng là Cu còn gọi em là Bờm cho dễ phân biệt. Ông này thì ngang tuổi em và cũng là con của sư phụ em.

– Em: Ầy, em mới về thì sao lại đánh em, em đã làm gì đâu.

– A. Minh: Tội của mày là cái tội không nhớ anh em gì hết, cả năm mới thấy mặt mày một lần, đã vậy còn me đúng mùng 30 mới chịu mò mặt về.

Ông anh này thì hơn em vài tháng nhưng tướng tá cao to như con tịnh ấy.

– Em: Tại em bận đi học chứ có ở không đâu mà về đây chơi. Với lại chả nhẽ kêu em đi bộ về à.

– A. Cu: Ừ nhỉ.

Mấy anh em kéo nhau ra gốc mít nhà bà tán dóc lung tung gần tiếng đồng hồ rồi mấy ổng bảo đi chơi với mấy ổng. Em xin khất lại để đi chào hỏi các cô gì chú bác đã.

Vậy là mấy ổng hẹn 5h đi xem mấy ổng đá bóng với tụi bên khu hai. Em đi chào hỏi một vòng rồi về nhà bà tắm rửa một phát.

Đến tầm 5h thì mấy ống í ới om sòm cả lên làm mất giấc ngủ chiều của em.

– A. Sơn: Đi xem bọn anh đá trận cuối năm rồi đi chơi đến tối xem pháo bông luôn.

– Em: Hic, vậy thì đói chết.

– A. Trường: Tí đi ăn bánh xèo, anh cho mày ăn mệt nghỉ.

Ông này là sư phụ dạy em Tam bộ cước, ổng hơn em đúng chục tuổi. Tướng tá ông này thì đô miễn bàn, đô nhất trong hàng con cháu như tụi em.

– Em: Ok, nhớ nha. Em vô xin phép bà đã. – Xong em chạy vô xin phép bà.

Mấy anh em đi bộ mà cản trở giao thông kinh khủng, cả một hệ thống binh sĩ hùng hậu toàn là anh em em không. Ra đến sân trường mẫu giáo cũ thì bọn em giàn ra hai bên biên ngồi xem mấy ống trổ tài.

Chắc là ở trên này mấy ống đá dữ lắm hay sao mà ông nào cũng dẫn banh lừa như phỉ, từng động tác phải nói là rất nhanh và chuẩn xác, phối hợp ăn ý thì khỏi chê luôn. Đội bên kia thì cũng nghề đâu kém, thằng nào cũng nhanh nhẹn mà còn lỳ nữa. Trận đấu kết thúc với tỉ số 5 – 3 nghiêng về bên em. Đội bên kia thua có vẻ ấm ức lắm.

Đá xong mấy ổng kéo quân vô quán ông Phát ăn bánh xèo. Bọn em phải mượn chiếu trải xuống đất ngồi do không đủ bàn ghế ngồi. Đợi người ta chiên bánh xong cũng mất hẳn 15 phút, trong thời gian đó mấy ống lôi em ra hỏi từa lưa tà la.

– A. Trường: Bữa nay đi học xong về nhà chú làm gì?

– Em: Thì ăn với ngủ thôi, nếu trên vườn mà nhiều cỏ thì vác sạc ra làm thôi.

– A. Trường: Vậy còn tập võ không?

– Em: Còn thì vẫn còn nhưng ít hơn lúc trước do ở dưới đấy em có hai thằng bạn thường tập võ chung nhưng bữa nay hai anh em nó đi học võ ở đâu đó nên bọn em ít tập lắm.

– A. Trường: Vậy chú qua phụ anh dạy võ đi, ở bên võ quán của anh đông quá anh ôm không xuể.

– Em: Em còn đi học sao phụ được.

– A. Trường: Chú phụ anh buổi chiều với tối thôi. Vừa phụ vừa học, có gì anh trả lương cho.

– Em: Mà ở trên này thì em phụ sao được.

– A. Cu: Anh Trường mới mở võ quán gần chỗ Đức đấy. Đức không biết à?

– Em: Có ai nói gì đâu mà em biết.

– A. Trường: Anh mới mở được mấy tháng thôi.

– Em: Vậy cũng được, vậy hết tết em chở em về đó xem để em biết đường đi.

– A. Trường: Ừ, ở lớp kia có nhiều gái xinh lắm, đảm bảo chú mê luôn cho coi. Hehe.

Vừa lúc đó bánh được chiên xong, thằng nào cũng ăn nấy ăn để, vừa ăn vừa cướp của nhau mà hét ầm cả quán lên.

Ăn xong anh Vương dẫn đàn nhỏ về còn gần 10 người bọn em đi lượn lờ chơi để đợi xem bắn đợi xem bắn pháo bông.

Ngoài đường dòng người tấp nập nhộn nhịp tưng bừng, nhà nào cũng có chậu mai đang nở hoa vàng rộ, những câu đối năm mới treo hai bên cửa. Những cặp trai gái nắm tay nhau từng bước dạo trên đường, một vài đôi thì ngồi trà chanh, nước mía bên vỉa hè. Bất chợt hình ảnh của nhỏ lại ùa về, những lúc hình bóng nhỏ đang nhí nhảnh hút nước mía hay xuýt xoa lên vì cay do mấy lần em lén xịt tương ớt lên đồ ăn của nhỏ.

– A. Minh: Sao thế? Nhìn ai mà nhìn kinh vậy? – Ổng khua khua tay trước mặt em.

– Em: À không, đi tiếp thôi.

Em giật mình bước nhanh lên phía trước và sơ ý đụng phải ai đó làm người đó chao đảo. Em nhanh chóng chạy đến đỡ lấy nên người đó không bị ngã.

– Em: Xin lỗi, mình không cố ý.

– Ừ, không sao đâu. Lần sau để ý chút là được.

Rồi cô ta bước đi, nhìn dung mạo cũng được đó nhưng mà chắc là cũng thuộc dạng cậu ấm cô chiêu đây mà. Em chẳng bận tâm, tiếp tục tiến ra bờ hồ xem bắn pháo bông.

Ra tới bờ hồ thì tí nữa là em chết ngộp. Người đi xem bắn pháo bông đông như kiến, các bãi gửi xe đều chật cứng, hai bên lề đường cũng bị chiếm dụng không thương tiếc. Nhiều người phải leo lên cây để có chỗ xem hoặc là đứng trên các tầng thượng của mấy ngôi nhà gần đó. Bọn em có cố chen đến cỡ nào cũng không thể vào trong được nên đành đứng ở quán nước mía bên đường xem vậy.

– A. Trường: Sao năm nay đông thế không biết.

– A. Minh: Năm nào mà chẳng đông.

– Em: Biết vậy khỏi đi cho rồi, ở nhà ăn gà rừng nướng cho khỏe.

– A. Sơn: Gà rừng ở đâu mà ăn?

– Em: Hồi chiều cậu Đồng đi bắn chứ đâu.

Chương trước Chương tiếp
Loading...