Làng chài

Chương 27



Phần 27

Cơn mưa xuân nhè nhẹ bay trên phố rải những hạt nước nhỏ li ti lên từng bóng người hối hả cho các công việc cuối năm. Tôi tựa mình vào bức tường rêu phong bên cạnh cái hố ga hở nắp liên tục bốc lên những mùi thum thủm tuy khó chịu mà quen thuộc với tôi. Những hạt mưa xuân ngày nào tôi còn là cô học trò nhỏ dang tay nhắm mắt và há miệng thật to để từng hạt mưa vờn nhẹ lên gò má lên đôi tay, để cảm nhận vị ngọt của mùa xuân. Vậy mà giờ đây tôi đang run rẩy bởi mưa, từng hạt mỗi khi chạm vào cơ thể có cảm giác như cả cái búa tạ đập lên người. Lại là nó, cơn vật thuốc quen thuộc ngày càng dày đặc đang bắt đầu hành hạ cơ thể tôi. Tôi không biết đến khi nào tôi sẽ thoát khỏi chuỗi ngày chỉ có thể mô tả bằng vài từ hết cơn và lên cơn. Như một thói quen tôi đưa tay vào người tìm thuốc, nhưng cái đầu óc mụ mị vì đau đớn đã quên mất là ngay cả cả cái ống chích sái(loại ống sau khi cho heroin vào chich 1 lần gọi là ống sái) tôi cũng đã cho nước vào mà tráng sạch.

Không tiền, không thuốc tôi chỉ biết thả cơ thể còm cõi xuống vỉa hè đá lạnh chờ cho cơn vật thuốc đi qua, buộc chặt cái khăn ngang qua miệng rồi ôm chặt lấy hai chiếc đầu gối tôi ngồi đợi những phút giày vò thể xác đi qua. Tôi cứ thế oằn người và cắn chặt hai hàm răng liên tục cho đến khi đôi mắt mờ đi, nhận thức với xung quanh dần dần là cái je đó mờ ảo rồi biến mất. Rất lâu sau đó tôi mới có thể mở mắt ra, cơ thể tôi gần như không thể điều khiển được gì ngoài đôi mắt, tai tôi chỉ nghe những tiếng ù ù. Cảnh vật xung quanh tôi cũng rõ dần hơn, tôi đã thấy được những ánh mắt ái ngại đi qua tôi, tôi thấy sự ghê tởm trên từng gương mặt dành cho tôi, tôi thấy cả cô lao công quét rác cũng chỉ quét phía xa xa tôi chứ không hề tiến đến, có lẽ với cô ấy tôi cũng chẳng bằng đống rác mà cô ấy vẫn phải thu dọn hàng ngày. Tay tôi đã cử động được, tôi cố chống để có thể ngồi tựa vào tường cho dễ chịu hơn. Thính giác cũng được hồi phục đủ để tôi nghe thấy một đoạn đối thoại của người mẹ với đứa con gái nhỏ đứng xa xa đang mặc áo mưa bởi từng giọt mưa có vẻ nặng hơn lúc tôi nằm xuống.

– Mẹ ơi! Sao chuyện cô bé bán diêm buồn thế mà lại là chuyện cổ tích hả mẹ! Cuối truyện cô bé ấy bị chết rét…

Tiếng cô bé trong trẻo vọng đến làm tôi tập trung hơn, đúng là câu chuyện cổ tích tôi vẫn đọc cho Chích Chòe đây mà. Tiếng người mẹ dịu dàng trong giọng cười khẽ…

– Con phải hiểu câu chuyện ấy là dù cho bị đói bị rét cô bé ấy cũng cố gắng tìm đến những thứ cô bé ấy mong muốn chỉ bằng những que diêm bé nhỏ. Mặc áo vào đi, sau này lớn con sẽ hiểu.

Hai mẹ con đã đi xa rồi chỉ còn lại tôi ngồi đờ đẫn vô hồn “phải rồi! Ý nghĩa câu chuyện là ở đấy chỉ là tôi luôn kể theo một hướng khác cho Chích Chòe nên tôi không nhận ra. Tôi đã hiểu vì sao cô bé bán diêm nọ trên môi vẫn có nụ cười khi chết cóng, tôi đã hiểu vì sao gương mặt Vy lại sáng bừng chỉ bởi một lời nói dối từ người mới quen. Tôi đã nhận ra là tôi chẳng hề cố gắng, tôi đang mặc mọi thứ với bản thân, thờ ơ với chính mình và cuộc sống và tôi để mặc cho tâm hồn mình trong màn đêm với ý nghĩ sẽ chẳng bao giờ có ánh sáng”. Như có cái je đó bừng lên trong người, từng ngón tay run rẩy bám chặt vào tường để đứng lên, đôi mắt tôi trở lên kiên định, tôi bước men theo tường, tôi đi lảo đảo, rồi bước nhanh, chạy, chạy thật nhanh về cái đồn công an mà thi thoảng tôi bị bắt vào, chạy về phía có những người không tiếc lời miệt thị và xúc phạm tôi, chạy về chỗ tôi đã từng ước nó biến đi mãi mãi, hôm nay lần đầu tôi đã thấy nơi ấy có một lối ra cho mình.

Dừng lại gần 30′ để thở lấy hơi ngoài cánh cổng sắt xanh để cả người tôi bớt run rẩy như những nhành liễu trước gió. Tôi bước nhẹ từng bước vào phòng trực ban. Bước dọc theo cái hành lang quét ve xỉn vàng và những viên gạch hoa cũ mèm tôi bước đến phòng dành cho cán bộ trực ban. Cánh cửa mở sẵn nên tôi bước vào, căn phòng vắng tanh chỉ có bộ bàn ghế và cái tủ tài liệu phía sau chiếc bàn toát ra một không khí lạnh lẽo. Chợt tôi giật mình bởi tiếng người quát phía sau:

– Sao có việc gì nào?

Tôi giật người lại như một thói quen mỗi khi nghe thấy giọng quát rồi quay lại, một chị công an trong bộ đồng phục và gương mặt như phủ sương mờ kèm đôi mắt sắc như dao nhìn tôi. Tôi run rẩy lắp bắp:

– Dạ… dạ… em, cháu có…

Không để tôi hết câu chị hất hàm rồi chỉ tay vào chiếc ghế gỗ đã bay hết lớp vecni…

– Có gì mời cô ngồi xuống kia trình bày…

Rồi chị thong thả bước vào bàn làm việc của mình. Tôi ngồi đối diện chị, cánh tay đặt trên bàn vẫn chưa hết run rẩy tôi thu hết can đảm nói ra cái dự định của mình:

– Dạ! Thưa chị, em muốn xin đi cai nghiện ạ!

Đôi mắt của chị trực ban nhìn xoáy vào tôi đầy lạ lẫm làm tôi cúi vội xuống nhìn vào đôi chân gầy gò đang đá qua đá lại phía dưới gầm bàn. Khi tôi đang trông chờ một câu đồng ý hay đại loại là chấp nhận gì đó thì chị trực trả lời tôi với một câu ráo hoảnh…

– Nhầm chỗ rồi nhé! Mời cô lên trung tâm phòng chống tệ nạn xã hội đăng ký nhé! Ở đây chúng tôi không giải quyết.

Tôi tái mặt nhìn chị trực ban:

– Sao lại thế ạ! E nhớ mấy lần trước các anh chị đều giải quyết cho một số trường hợp đi cai nghiện từ đây mà…

Trán chị trực ban nhăn lại:

– Đấy là cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng với một số đối tượng có tiền án tiền sự quá nặng không có khả năng cai tại nhà hoặc địa phương chúng tôi mới làm thế. Còn như cô là cai nghiện tự nguyện phải có người nhà làm bảo lãnh dẫn lên trung tâm phòng chống tệ nạn và hỗ trợ cai nghiện đăng ký và nộp phí.

Tôi bàng hoàng, tai tôi ù đi, chẳng lẽ như thế thật sao, tôi lấy ai bảo lãnh lấy đâu ra tiền dễ đi cai, chẳng nhẽ tôi không còn có một lối thoát nào sao. Tiếng chị trực ban lại vang lên…

– Vấn đề của cô chúng tôi không giải quyết nhé! Mời cô đi cho…

Rồi chị đứng dậy tiến dần ra phía cửa, mỗi bước của chị cứ xa dần làm cho tôi cảm giác như hy vọng cuối cùng của mình cũng đang rời xa. Không tôi không thể đầu hàng, tôi luống cuống đuổi theo chị đưa đôi tay bám vào tay chị:

– Chị ơi Chị ơi! Chị giúp em…

Đôi tay tôi bị đánh mạnh ra kèm theo một câu gắt gỏng:

– Ơ hay cái cô này! Tôi đã bảo là không giúp gì được cơ mà chúng tôi không thể…

Tôi quỳ xuống, tôi nhìn chị đầy van xin:

– Chị ơi! Em van chị, em lạy chị chị giúp em, em không gia đình, không người thân, không tiền bạc em lên đấy người ta cũng đuổi em đi, chị giúp em đi…

Trong ánh mắt chị có cái gì đó bất nhẫn rồi chị thở dài:

– Thôi được tôi sẽ cho cô vào danh sách cai nghiện bắt buộc đợt này, cô vào trong kia với tôi làm đơn.

Tôi vâng thật to như trẻ con được kẹo, lúc này nếu bảo tôi phải làm bất kỳ thứ gì tôi cũng làm, tôi cầm tờ giấy hẹn chạy ra khỏi phòng chị với chữ cảm ơn vội vàng mà không hề nghe được câu nói của chị với a đồng nghiệp trong tiếng thở dài:

– Cai nghiện bắt buộc, không biết nó có chịu nổi quá 1 tuần không.

Bạn đang đọc truyện Làng chài tại nguồn: http://truyen3x.xyz/lang-chai/

Tờ giấy hẹn vài dòng chữ nguệch ngoạc kèm theo con dấu đỏ chót dường như có thể tan biến đi bất kỳ lúc nào khi nó mỏng dính và nằm trên bàn tay xương xẩu đang run lên từng cơn vì xúc động. Nhìn ngược xuôi lên xuống khắp cơ thể tàn tạ tôi vẫn chưa tìm được cho mình chỗ cất lý tưởng cho chiếc chìa khóa đem lại niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cái hiện tại đen tối bây giờ. Để vào chiếc áo nịt ngực tôi lại nhớ đến những bàn tay hôi hám sẵn sàng giật tung nó ra và ném vào đâu đó ở vệ cỏ hay là vứt thẳng xuống dòng sông tô lịch đen ngòm tanh tưởi. Để vào băng vệ sinh như những lần giấu tiền và thuốc ư, rồi nó sẽ thấm đầy máu đỏ bởi những kẻ man rợ khi dùng những chiếc bao cao su gai góc hoặc những phụ kiện lắp khắp cơ thể. Và khi đã tìm chán chê chỗ để tấm vé bước vào cuộc sống mới tôi nhận ra bản thân mình không có nổi một chỗ để cái tấm vé bước vào tương lai ấy, có lẽ nó đã ngấm bùn quá sâu để có thể có làm lại cuộc đời. Không tôi cắn răng tự nhủ “không thể như thế được” và tôi không buồn tìm chỗ cất trên thân hình lúc nào cũng như muốn đổ rập xuống đường nữa. Đảo mắt nhìn quanh vô tình đôi mắt tôi dừng lại trên một bao diêm lăn lóc góc vỉa hè, như vô thức tôi đưa đôi tay cầm lấy bao diêm ngắm nghía, chỉ là một bao diêm như bao nhiêu bao diêm khác đã từng qua tay tôi đốt không biết bao nhiêu thuốc lá, thuốc phiện. Ấy vậy mà hôm nay sao Tôi cảm thấy nó thân thiết ấm cúng thế, dù không còn nổi một cây nào để quẹt, gấp tờ giấy làm tư tôi đặt nó vừa khít vào trong khoảng không gian chật hẹp của chiếc bao diêm. Đóng nắp lại nhìn ngắm tôi tự mỉa với chính bản thân mình “một cái bao diêm đầy các que lại đốt đi bao hy vọng vào tương lai mà một chiếc bao rỗng lại có thể nhét một niềm tin một niềm hy vọng”. Rồi tôi lấy túi ni long bay đầy khắp vỉa hè để cuộn lại, 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp… tôi cũng không nhớ là mình đã dùng bao nhiêu túi nylon để bọc lại nữa chỉ biết đến khi không thể tìm thêm chiếc túi nào xung quanh tôi mới tạm yên tâm dừng tay đến gốc cây quen thuộc đứng chờ khách hàng đêm đào một cái lỗ nhỏ chôn xuống và cũng không quên đặt vài ký hiệu nhỏ để có thể tìm ra dễ dàng.

Vậy là tạm yên tâm, tôi vươn vai để thân thể vẽ lên vỉa hè chiếc bóng dài lênh khênh trong nắng chiều tà, vậy là sắp tối rồi thời gian trôi nhanh quá, lần đầu trong đời tôi có khái niệm về nhanh chậm của thời gian. Chậm vì tôi đang mong ngóng từng ngày để bước vào một trang khác, nhanh vì tôi thấy mình cần phải tận dụng để kiếm đủ tiền cho những ngày vào trại. Không để cái suy nghĩ vẩn vơ giữ mình ở lại tôi nheo mắt nhìn về phía ánh hoàng hôn đang tắt dần rồi lạng người vào công viên bắt đầu kế hoạch săn tiền. Hình như đấy là ánh hoàng hôn cuối cùng trước khi vào trại tôi được nhìn thấy bởi sau đấy trong đầu tôi chỉ còn duy nhất chữ tiền, mắt tôi chỉ thấy tiền, tai tôi chỉ nghe được chữ tiền và mũi tôi chỉ mong đánh hơi thấy mùi tiền. Tôi làm tất cả mọi thứ để kiếm tiền, ban ngày tôi lê la xin rửa bát thuê cho các hàng cơm bụi để kiếm 10,20k và gom góp thức ăn thừa được trộn lẫn vào nhau như cám lợn cho vào túi bóng để ăn cả bữa trưa và tối. Tôi tranh thủ ngủ trên ghế đá những lúc chiều tà dành sức cho cả đêm lăn lộn cho bao người đè lên thân thể mình. Tôi không còn nằm im như khúc gỗ, tôi cố gắng uốn éo, rên rỉ làm đủ mọi thứ mánh khóe mà tôi từng biết cốt làm sao chèo kéo thêm được đồng nào hay đồng đó. Nhưng như thế là chưa đủ, tôi còn có thể gào thét đuổi theo những thằng không đủ tiền để trả, những thằng chỉ muốn hưởng mà không muốn mất gì. Tôi sẵn sàng lăn xả cấu xé tru tréo trên đường phố giữa đêm mặc cho cơ thể không có nổi mảnh vải che thân để đòi cho bằng được 50k, rồi hả hê cầm được đồng tiền nhàu nát vứt lăn lóc vệ đường kèm những cái tát hay lời chửi đổng.

Cứ vậy suốt 10 ngày tôi sống với cơm thừa canh thui, thức đêm với đôi mắt sáng rực tìm đàn ông. Để khi bình minh lấp ló nơi chân trời đôi bàn tay cáu bẩn lại run run đào bao diêm để kiểm tra cái mầm hy vọng có còn đó không rồi lại chôn xuống cùng với những đồng tiền nhàu nát. Và cái ngày tôi đào mầm hy vọng ấy lên và thề sẽ rút khỏi cuộc sống thế này đã đến, tôi bước từng bước mạnh mẽ vững vàng về địa điểm tập trung mà không thể biết được cái gì đang chờ tôi phía trước ngoài niềm tin nơi bản thân.

Chương trước Chương tiếp
Loading...