Mối tình oan trái

Chương 1



Phần 1: Người hàng xóm trẻ tuổi

Dung là người phụ nữ có số phận có thể nói là khá long đong. Dung vốn quê ở miền Ba Chúc, An Giang. Cô là một người con gái xinh đẹp, đẹp cả người lẫn nết. Cô xây dựng gia đình khi mới 19 tuổi với một thanh niên ở cùng xã. Sau đó, khi anh Hùng – chồng Dung xin được công việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh, cô theo chồng lên thành phố lập nghiệp. Đất nước thời kỳ đổi mới với muôn vàn khó khăn nhưng cả hai vợ chồng Dung đều rất cố gắng làm việc. Dung khi lên thành phố cũng đã 23 tuổi nhưng cô cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học chuyên môn nên cô có xin đi học thêm trung cấp kế toán rồi nâng cao thêm nghiệp vụ bên cạnh việc làm nhân viên bán hàng rồi sau đó là chạy bàn cho một nhà hàng. Có được bằng kế toán sau khoảng gần 2 năm đi học, Dung cũng dễ dàng xin vào làm chân kế toán của một nhà máy sản xuất nơi chồng cô đang làm việc. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có cất được một căn nhà nhỏ. Những năm đầu đổi mới dần dần trôi qua, tình hình kinh tế đất nước dần dần được cải thiện, thu nhập của vợ chồng Dung cũng tăng lên, hai đứa con của Dung cũng học hành ngoan ngoãn khiến không chỉ vợ chồng Dung mà bố mẹ hai bên đều rất vui lòng. Cuộc sống tưởng chừng như chả giàu chả nghèo thì cứ thế yên bình trôi qua thì bỗng một tai họa ập xuống gia đình Dung. Anh Hùng – chồng Dung trong một lần thao tác máy móc đã không cẩn thận và bị rơi từ trên cao xuống và không thể qua khỏi. Cú sốc quá lớn này đã khiến cho Dung cùng gia đình hai bên vô cùng sốc. Thực sự thì khó ai có thể vượt qua được nỗi đau này một cách dễ dàng được. Tang lễ của anh Hùng diễn ra trong không khí vô cùng tang thương. Dung, bố mẹ chồng và cả bố mẹ đẻ của Dung đều đã khóc cạn nước mắt. Tội nhất là hai đứa nhỏ con Dung khi đã mất nơi nương tựa về tinh thần là bố.

Tang lễ trôi qua, mọi việc lại trở về với cuộc sống bình thường. Tuy vậy, điều đáng nói là bây giờ, thu nhập của gia đình đã giảm đi khá nhiều. Dung tuy cũng đi làm, có lương nhưng lương kế toán thì chẳng bao giờ bằng thợ kỹ thuật như anh Hùng được. Đau buồn nhưng rồi cũng phải nghĩ ra sinh kế để tiếp tục duy trì cuộc sống, ít nhất là phải lo được cho hai đứa nhỏ tươm tất đã. Cũng may, bố chồng Dung đã có một ý kiến và khiến Dung như tìm ra được lối thoát cho mình. Ông nói với Dung trong một lần cô về thăm quê:

– Ba nghĩ, hai vợ chồng con đã có một khoản tiền tiết kiệm, thằng Hùng thì có một ít tiền bồi thường bảo hiểm nữa. Bây giờ ba tính thế này nhé. Ba mẹ sẽ cho thêm tiền, mẹ con tụi bay sửa sang lại nhà cửa đang ở thành phòng cho thuê rồi mua lấy một căn cư xá, nhỏ thôi cũng được để ở. Căn nhà hiện tại thì cải tạo lại rồi cho người ta thuê. Ba thấy chỗ nhà hiện tại cũng gần nhiều trường đại học và có nhiều sinh viên tới học lắm, bay cho thuê chừng đó phòng chắc cũng bằng, thậm chí hơn lương thằng Hùng ngày xưa đi làm. Giờ thì ở chật một chút nhưng vẫn là có chỗ ở đàng hoàng nhưng bù lại thì có thu nhập lo cho hai đứa nhỏ rồi cuộc sống sau này nữa.

Dung thấy lời ba chồng nói rất đúng nên liền làm theo. Bởi vậy, sau đó, Dung dọn đồ cùng hai đứa nhỏ lên căn cư xá mới tậu để chuẩn bị cho cuộc sống. Căn cư xá rộng chỉ khoảng vài chục mét vuông, khá chật chội nhưng thôi, cuộc sống đôi lúc cũng đành chấp nhận vậy. Ngày chuyển nhà, ba mẹ con Dung tay xách nách mang đưa đồ lên xe tải rồi chuyển lên nhà để chuẩn bị cho cuộc sống mới. Tuy nhiên, khi lên tới nhà, ba mẹ con gặp nhiều khó khăn do ngày đó chưa có dịch vụ chuyển nhà chuyên nghiệp nên họ phải tự lắp lại mọi thứ vừa chuyển tới. Vừa ra ngoài cửa nhà để định kiếm thợ lắp hộ hoặc sự trợ giúp nào đó thì bất chợt, có một giọng nói vang lên:

– Chị hình như đang cần sự trợ giúp gì phải không?

Dung quay ra nhìn thì thấy một thanh niên khá trẻ tuổi và khỏe mạnh. Nghĩ rằng mình có thể nhờ cậu này trợ giúp được nên Dung nói:

– Phải rồi đó. Hôm nay tôi chuyển nhà tới đây nên đang cần lắp lại đồ đạc cho nhà mới. Ba mẹ con tôi làm không quen nên đang loay hoay quá.

Người thanh niên đó đáp lại:

– Chị cần lắp những gì nào?

Dung đáp lại:

– Có hai cái giường với mấy tủ áo quần đó mà. Đây là đồ chúng tôi di chuyển từ nhà cũ sang đó.

Người thanh niên đó cười rồi đáp lại:

– Tưởng gì, mấy cái đó dễ ợt. Để tôi vào lắp cho chị.

Dung đáp lại:

– Có phiền anh quá không?

Người thanh niên đó đáp:

– Ôi phiền gì đâu, chị quên hôm nay là chủ nhật à, ai đi làm đâu chứ.

Nói rồi, Dung để người thanh niên đó vào nhà mình và sau khoảng nửa buổi làm việc, người đó đã lắp xong xuôi bàn ghế, giường tủ cho mẹ con Dung và sắp đặt nó đúng chỗ Dung cần. Dung trông cậu thanh niên này chắc ít tuổi thôi, chỉ nhỉnh hơn con Dung chút tuổi và rất trẻ, lý ra cô hoàn toàn có thể gọi cậu bằng em nhưng có lẽ là cô tôn trọng người đã sẵn sàng giúp mình nên mới gọi cậu ấy bằng anh như vậy. Lắp đặt xong xuôi, cả ba người ra phòng khách và Dung mời cậu thanh niên đó uống nước. Qua làm quen nói chuyện, Dung mới biết là cậu thanh niên đó ở ngay cạnh nhà mình và tên là Đạt. Dung nói:

– May quá hôm nay có anh Đạt giúp đỡ chứ không mẹ con tôi chả biết xoay sở thế nào.

Đạt đáp:

– Có gì đâu chị, chúng ta cũng là hàng xóm mà.

Dung lại hỏi:

– Thế anh Đạt năm nay bao tuổi rồi nhỉ? Trông anh trẻ lắm đó.

Đạt đáp:

– Năm nay tôi mới 18, là sinh viên lên trọ học ở đây. Căn nhà bên cạnh này là tôi thuê đó.

Dung tròn mắt ngạc nhiên, nghĩ rằng Đạt trẻ rồi nhưng không ngờ lại trẻ tới vậy. Dung đáp:

– Ôi anh Đạt còn trẻ nhỉ, kém tôi 19 tuổi lận đó.

Đạt đáp:

– Tôi cũng đoán chị hơn tuổi tôi rồi mà, nhưng không ngờ là chị hơn tôi từng đó tuổi mà vẫn trẻ đẹp thế. Tôi cũng chỉ nghĩ chị hơn tôi độ 5 – 6 tuổi thôi đó. Mà chị hơn tuổi tôi thế mà cứ gọi tôi là anh cũng hơi ngại.

Dung cười rồi đáp lại:

– Ôi anh lại quá khen tôi rồi đó. Tôi cũng nhiều tuổi rồi mà. Còn chuyện xưng hô thì không sao đâu, anh với tôi cũng là hai người bình thường trong xã hội thôi, gọi thế nào mà chả được. Chính ra anh gọi tôi là chị tôi còn thấy ngại hơn, khen tôi trẻ đẹp vậy thì nên gọi là cô là được rồi.

Đạt đáp:

– Tôi thấy thế cũng hợp lý mà. Nhưng thôi không sao, tôi nghĩ gọi sao cho thoải mái là được. Giờ chúng ta là hàng xóm rồi, tôi thì không biết còn ở đây mấy năm nữa nhưng cứ ở ngày nào là chúng ta nên tối lửa tắt đèn có nhau ngày đó. Có gì thì cùng giúp đỡ nhau nhé.

Nói rồi, cả hai nói chuyện một lúc và hôm đó, Dung mời Đạt ở lại ăn cơm, coi như là trả ơn chuyện giúp đỡ vừa rồi. Mối quen biết của họ bắt đầu hình thành.

Chương trước Chương tiếp
Loading...