Mùa anh đào năm ấy

Chương 23



Phần 23

Tờ mờ sáng chuông điện thoại kêu. Hường gọi. Đoàn khách Nhật tính đổi lộ trình, ở lại Sa Đéc thêm một bữa nữa rồi mới qua Campuchia. Họ muốn đi câu trên khúc sông nhà Tuấn và nếu được thì dựng trại ngủ đêm luôn ở chỗ nhà chòi, mà chính xác là cái công – ten – nơ 10 feet hết hạn sử dụng được kéo về đó. Năm người, hai nam ba nữ, sẵn sàng trả 20 triệu. Tuấn yêu cầu họ phải chi thêm khoảng 5 triệu nữa để mua đồ câu và mấy cái mùng mới. Họ đồng ý luôn.

Vậy là Tuấn chạy ra chợ mua luôn 5 bộ cần câu nhỏ máy dọc cần ngắn dễ sử dụng. Thêm mấy trăm mét dây vải, một hộp lưỡi 100 cáii, hơn trăm mét lưới 60 tấc, và một cái chài vừa tay, cùng mấy cuộn dây cước Nhật, được anh chủ tiệm khuyến mãi thêm một gói trùn chút nữa về khỏi mắc công đào. Trên đường về ghé qua khách sạn đón một cô khách vì bữa nay tự nhiên sao đó hết taxi 7 chỗ và 4 người đã lên xe nhỏ đi mất rồi. Cô Meiko đang đứng ngóng ra cửa. Chính là cô gái hôm qua nhìn Tuấn say đắm nhất. Lên xe, không biết vì cô ấy sợ, hay bên Nhật người ta quen ngồi như vậy, như trên xe lửa buổi sáng đi làm dồn như cá mòi, mà cô gái ngồi áp sáp bộ ngực không mặc áo lót vô lưng Tuấn, khiến trời đang mát cũng trở nên nóng bỏng bất ngờ.

Về tới nhà thì đoàn khách đã bỏ đồ vô trong chòi dưới mé sông, đang ngồi uống macha sữa, cắm ấm điện pha gói bột mang theo, ngồi ngắm sông nước. Chiếc ghe tạp hóa ghé vô, bỏ xuống 5 cái mùng cùng một thùng nước suối bự chảng có gắn vòi bên dưới. Tối hôm qua còn dư thịt nướng nên hồi sớm con Dung đã chạy ra chợ mua 2kg bánh hỏi về bày sẵn ra 8 đĩa, bỏ sẵn dưa leo cắt nhiễn lên. Giờ đang cắt thịt lại thành những miếng mỏng bỏ ra chảo, múc miếng tóp mỡ trong lon gô ra trút xuống. Rồi cắt hành bỏ vô, mấy khúc đuôi trắng để nguyên đoạn dài cho ngọt. Đảo nhanh vài cái rồi bỏ lên đĩa. Trên bàn là tô nước mắm đường pha sẵn, ai ăn bao nhiêu thì múc chan lên đĩa, khuấy lên là mấy miếng cà rốt xắt mỏng tỉa hoa văn trôi lòng vòng theo. Xong rồi con Dung bê đĩa của mình và một đĩa nữa qua vô trong phòng lab ngồi ăn chung với Ánh Lan.

Mấy người Nhật Bản trầm trồ với sợi bún nhỏ li ti, lại được dệt sợi với nhau, ăn thật là đã ở trong miệng. Hi hi. Đó là họ chưa được ăn với tôm càng nướng đó thôi:) Dưới này tôm còn rẻ, chứ trên Sài Gòn trong lồng chợ Bến Thành có sạp bánh hỏi thịt nướng nổi tiếng của Bà Tám bán từ hồi trước 1975 tới giờ, một mâm là 300k luôn.

Ăn xong là mỗi người tự chuẩn bị đồ câu cho mình. Bên Nhật hầu như ai cũng biết câu, là một môn thể thao cho người già mà trẻ em thường được ông bà chỉ dạy, hay thậm chí học kỹ thuật từ ở trường, để khuyến khích các em quan tâm tới môi trường sống chung quanh, vốn chủ yếu là biển nước. Tuấn mua lưỡi nhỏ cho họ câu tôm càng và mấy con cá nhỏ chơi cho vui. Bản thân cũng có cần nhưng bữa nay không mang ra mà muốn thể hiện hay đúng hơn là tìm lại cảm giác sông nước từ hồi còn nhỏ. Lấy cuộn dây vải ra làm dây chính, thả vô trong cái rổ nhỏ, cứ chừng một sải, tức là căng hết hai tay ra, thì buộc một nút bằng dây cước dài chừng gang tay, đầu móc lưỡi tôm vô, rồi gá cái lưỡi đó vô thành rổ luôn. Chừng 50 mắt như vậy là tạm đủ. Cứ 10 mắt lại buộc một cục chì.

Meiko đã mắc xong cần của mình từ lâu, nhưng không đi câu như mấy người bạn, mà ngồi chăm chú nhìn Tuấn làm, rồi cũng phụ buộc lưỡi vô cước, tay nhanh nhẹn và mối dây rất là gọn đẹp. Xong rồi Tuấn lấy hai cái thùng nhựa ra buộc đầu dây vô quai, ngoắc Meiko đi theo mình ra thuyền phao. Còn một công đoạn nữa là móc mồi trùn vô, xỏ đều từ đầu tới đuôi bao kín hết lưỡi câu rồi ngắn đoạn, xỏ tiếp qua lưỡi mới, rồi cũng gá ngược cái lưỡi vô thành rổ cho gọn. Đây là lối câu giăng, vì giăng dây trải dài dưới lòng sông. Thường người ta làm sợi dây giăng dài cả ngàn lưỡi, thả hết xuống đầu này thì quay lại đầu kia kiểm tra. Do là bơi xuồng trên sông, cho nên câu giăng phải chọn lúc nước đứng, tức là đã lên cao chưa xuống, hoặc đã xuống thấp chưa kịp lên, chứ không thôi nước chảy siết thì bơi thuyền rất mệt.

Nước bây giờ bắt đầu chảy hơi mạnh rồi, nhưng thuyền phao lắp cái động cơ Suzuki nhỏ rất êm. Tuấn bơi tới đầu dòng nước rồi mở máy nhỏ chạy ngược dòng, thả trôi từ từ cho Meiko bỏ dây xuống. Phao nổi lên để người đi câu nhìn thấy, và tàu bè qua lại cũng biết mà tránh, còn chì thì neo sợi dây câu xuống dưới đáy sông. Mồi nằm sát trên cát, cho nên thường là mấy con tôm sẽ ăn, nhưng thỉnh thoảng cũng gặp cá mè hay mấy loại cá nhỏ.

Xong rồi là quay vô bờ lấy lưới ra thả luôn. Nếu dây văng kéo dọc theo dòng sông, thì lưới lại căng ngang dòng chảy. Chì tất nhiên cũng phải nặng hơn để giữ lưới nằm yên dưới đáy. Thường người ta hay xài cục gạch ống vì có lỗ dễ buộc và nặng vừa đủ, hay mấy cái vòng sắt phế liệu. Hai đầu cũng có hai thùng phao để giữ lưới nâng cao lên. Thuyền bè qua lại rất sợ mắc lưới, vì sợi cước cuốn vô chân vịt là ngừng quay luôn, không chỉ mất thời gian lặn xuống cắt gỡ mà khi nước chảy siết không kiểm soát được phương tiện sẽ trôi dạt gây tai nạn. Thường người đi lưới có kinh nghiệm sẽ thả ở phía bên bồi nhưng không phải tàu nào cũng rành luồng lạch mà tránh chỗ cạn. Cho nên cứ hễ thấy một cái chai nhớt hay thùng nhỏ gì đó nổi lềnh bền trên sông là phải biết tránh chỗ đó ra, hay như xuồng máy đuôi tôm làm cái cần dài ra là để nhấc lên khi đi ngang qua.

Meiko tròn xoe cặp mắt thủy thủ mặt trăng ra nghe Tuấn giải thích. Hai người ngồi gần như là sát vào nhau trên con thuyền nhỏ hẹp. Khúc sông này nhỏ hầu như không có tàu ghe qua lại cho nên Tuấn thả lưới qua tuốt bên mé nhà con Dung luôn. Lúc bơi về Meiko quay lưng lại ngả vô lòng Tuấn, kéo hai tay ông vòng qua ôm lấy mình, đặt nhẹ lên bộ ngực đang phập phồng và đầu nhũ hoa được chạm vô thì căng cứng lên dưới làn vải mỏng. Tuấn chạy chầm chậm một vòng quanh cồn cho Meiko chụp hình, rồi quay trở về chụp tiếp đoàn khách đang ngồi chờ thời trên bờ.

Thật ra thì nếu muốn câu được nhiều cá nhiều tôm thì nên ra chỗ làng bè cá gần bến phà Sa Đéc. Thức ăn cho cá trôi ra sông thu hút tôm cá kéo về rất nhiều, đặc biệt là tôm. Cá thì sẽ tập trung vào giờ cho ăn. Hồi trước lúc làm bè cá được bộn tiền thì phải quen biết mới được cho lên bè, còn bây giờ nhiều người kiếm thêm bằng cách bán vé, một người 40k, kèm theo các loại dịch vụ ăn uống, hay cho thuê thuyền. Mỗi cần thủ đem theo 3 – 4 cây thả vòng quanh, nhấc lên xuống liên tục, hay móc mồi cá thì treo lục lạc ở đầu cần, cá ăn là rung lắc nghe rất là đã tai.

Cần của một anh trên bờ kêu ầm ầm. Cả hội náo động lên gọi nhau. Cũng cần phải nói thêm là họ câu theo kỹ thuật tạm gọi là phương Tây đi, tức là neo dây dưới đáy sông. Đầu tiên có một cục chì có gai ở đầu, quăng ra kéo vô là neo xuống, căng sợi dây cước từ trong ra ngoài. Rồi gần đầu sẽ buộc một cái thẻo, tức là một sợi dây, hay ngoài tiệm đồ câu có sẵn móc sắt để chạy một sợi dây khác ngang ra, móc lưỡi vô đầu. Có thể làm thẻo một lưỡi, hay hai ba lưỡi để đón cá. Khi đã neo mồi xuống nước rồi thì lấy mấy cục đất sét bọc thính hay gạo ẩm ngâm thuốc chọi xuống hoặc muốn chính xác thì lấy ná bắn xuống quanh khu vực đó để dụ cá kéo về. Câu cá trong ao là chờ thời nhưng câu cá ngoài sông là kỹ thuật dụ cá vô ăn mồi, nên mới có người sát cá là vì vậy. Nhưng cũng chỉ nói vậy thôi, chứ trên mạng có cái video clip một khúc sông Tiền có anh kia mới vừa mua cần còn chưa biết quay kéo dây ra sao, buộc cái lưỡi nhỏ xíu, thuê thuyền ra giữa dòng thả xuống cái dính luôn con cá hô 17kg phải nhờ mấy người câu kéo chuyên nghiệp vô phụ xỏ dây vô mang ròng kéo về.

Quay trở lại cái cần câu của anh bạn người Nhật, cả hai lưỡi đều dính. Được hai con cá rô. Tuấn lấy con dao nhỏ mổ bụng rồi thả vô luôn cái nồi dầu nhỏ mới vừa sôi, chiên dòn luôn. Cả hội mở tủ ra lấy bia ướp lạnh ra cụng chai luôn. Cười ha hả.

Hai con cá rô chưa kịp chín thì cần của Mayumi có cá. Lần này chắc là cá khủng vì chuông kêu dữ dội luôn. Cũng phải nói thêm chút xíu về cần câu. Thực ra là một hệ thống gồm cần, dây, và máy. Mỗi thiết bị đều có thông số về độ tải, tức là chịu được con cá nặng bao nhiêu lb – pound, tức là đơn vị một cân Anh, nhưng người ta hay dùng để cân bom đó, khoảng chừng nửa ký lô. Câu tôm thì 500g là đủ, nhưng gặp cá lớn 5 – 7kg thì tức là tải trọng nhiều gậ́p 10 lằn. Dây chịu được thì máy quay không chịu nổi, gãy bể hết bánh răng bên trong. Còn dây và máy chịu được thì gãy cần. Bạn sẽ hỏi vậy sao không mua cần chịu được lực cả chục kg luôn đi. Thì có đó, như mấy người đi câu cá ngừ đại dương, chịu cả trăm kg luôn. Nhưng vậy thì sợi dây cước to bự chảng, cần câu thì con cá vài kg cắn cũng không biết vì không động đậy gì. Cho nên chọn cần ra sao quyết định cái sự sướng khi kéo cá lên.

Nhưng mà có cá ăn thì cần nào cũng sướng hết. Mayumi cũng là người câu có kỹ thuật, nên lên cá rất nương nhẹ. Không kéo vô ầm ầm, vì cần yếu quá, mà cứ giật một cái lại thả ra để quay máy cho dây nhẹ. Nhưng cũng không được thả nhiều quá vì con cá sẽ quẫy bơi đi mất, quấn dây xuống một cái gốc cây nào bên dưới là thôi mất cả chì lẫn chài luôn. Anh bạn của Mayumi thì cầm sẵn cây vợt. Cá vô tới nơi là vớt lên luôn. Tuấn rút cây kìm trong túi đồ nghề buộc quanh bụng ra bẻ hai cái đầu ngạnh hai bên và trên sống lưng con cá, rồi để cho Mayumi bắt con cá lên cho vô rộng.

Thường thì người ta có cái túi thả trở lại xuống sông, nhưng Tuấn lấy cái thùng 20 lít cắt một cái nắp bên hông làm chỗ rộng cá. Dân miền Tây thường rất sáng tạo trong việc chế ra những vật dụng sản xuất mới từ những thứ hàng hóa không quá mắc tiền. Cắt ba vết như vậy vẫn còn để miếng nhựa dính nguyên vô thành thùng làm nắp đạy tự nhiên. Lựa cái thùng có gân bên ngoài thì cắt ra vẫn không ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực. Lúc câu để nằm trên thuyền, hay đi bắt cua thì buộc dây vô quai kéo theo người nổi trên mặt nước. Còn tới hồi về dựng đứng lên xách như một cái thùng bình thường thôi. Ngon, bổ, rẻ, bền. Mayumi nhìn Tuấn rút dao ra trảm ba nhát gọn lẹ trên góc thùng mà xuýt xoa trầm trồ, wow lên khen ngợi, ánh mắt lung linh. Con cá ba sa chừng 2kg nằm yên trong thùng nước xâm xấp. Vầy là đủ cho nồi lẩu trưa nay rồi.

Tuấn gắp hai con cá rô đã chiên xong, vàng rụm nhai luôn xương được, lên đĩa cho hội câu, rồi xách chài cùng mấy cục mồi đất sét quay trở vô vườn theo lối đường mương, làm một lối rào tự nhiên với nhà bên kia, dù đất bên đó cũng là của mình, ngăn thực sự bằng hàng rào trồng cây gai blackberry dọc theo để cản, và một hàng nhãn xen với ổi. Dưới này rất nhiều cá trê cá lóc mai mốt sẽ cho con nít chơi trò câu cắm ven bờ cho vui. Vô tới bên trong có một chỗ cố tình để trống, dưới đáy không có chi hết, quăng mấy cục mồi xuống dưới đó nhử cá ra ăn.

Trong lúc chờ đợi thì Tuấn bước xuống dưới mé lựa vài cây bạc hà (ngoài Bắc kêu là dọc mùng) để chút nữa nhúng lẩu. Từ nãy giờ Mayumi đã xách cái thùng cá đi theo, giờ cũng men xuống bắt chước. Đưa dao cho cô nàng, Tuấn qua vạt rau ngổ bứt một mớ. Vậy là đủ cho nồi lẩu canh chua. Hai người quay trở lên nhà. Mayumi ồ lên với khu phòng tắm và bể jacuzzi, chạy xuống gọi cả hội lên.

Ba cô gái ồ lên, tự nhiên cởi bỏ quần áo rồi chui vô bể sục ngồi. Hai anh đàn ông cẩn thận để đồ vô một góc rồi lấy khăn quấn quanh bụng, rón rén bước vô. Ở bên Nhật hay có những bể tắm kiểu như vậy, nửa ngoài trời nửa trong nhà, mà nam nữ cũng thường khỏa thân tắm chung. Bên Hàn quốc người ta xây những khu sauna bự chảng mà tắm riêng, xong rồi nam nữ mới được mặc quần áo vô mà nằm trùm chăn ôm nhau trên những tấm đệm trải trong phòng lớn. Đúng ra chỉ cho họ câu và ngủ tối nay ngoài chòi, nhưng tự nhiên vì nồi lẩu mà Tuấn thuận cho họ dùng thêm khu vực này trên nhà trưa nay. Hệ thống âm thanh trong phòng tắm đã kết nối bluetooth với điện thoại của họ để mở nhạc Nhật, nghe thật là đã.

Tuấn làm con cá rồi bê ra ngoài hàng hiên bật lửa liu riu. Cho muối cùng chút xíu sa tế và dấm rồi đường vô. Mấy lát gừng cùng gốc ngổ bỏ xuống, lá thì chờ chín mới rắc lên cùng hành ngò băm sơ cho dậy mùi. Trong tủ còn mấy gói bánh gạo, vậy là đủ cho nồi lẫu Việt – Nhật rồi. Để đó, Tuấn lấy thêm bia cho mọi người, qua vòi sen xả nước cho sạch đất cát mồ hôi trên người, rồi bước vô bể. Mayumi và Meiko đang ngồi cạnh nhau liền tách ra cho Tuấn ngồi xuống rồi xích luôn vô áp sát người. Ở bên kia nãy giờ hai anh Nhật đang ngồi hai bên cô gái. Một người ngồi bên khoác vai trò chuyện, một người nằm ngửa cổ nhắm mắt.

Chương trước Chương tiếp
Loading...