Mùa nước nổi
Chương 33
Nỗi buồn cứ vấn vương theo Nghĩa suốt từ lúc rời khỏi phòng ký túc của Trang làm cậu cứ suy nghĩ vẩn vơ, chẳng thèm động tâm đến thứ gì khác, ngay cả những tiếng kẽo kẹt của chiếc giường phòng bên, tiếng chị Mận rên rỉ dâm đãng cũng không làm cậu chú ý. Nghĩa biết, gia cảnh Toàn đương nhiên là hơn hẳn mình rồi, bố cậu ta làm cán bộ Ủy ban xã, hắn mặc dù có điều kiện nhưng cũng không phải là thanh niên chơi bời lêu lổng mà cũng chú ý đến chuyện học hành, bằng chứng giờ đã là sinh viên năm nhất trường Xây Dựng, có thể nói là tương lai rộng mở. Giả thử Trang vì một lý do nào đó mà đến với hắn ta thì âu đó cũng là chuyện bình thường, không trách Trang được khi hiện tại thì quá khó khăn và tương lai còn quá mờ mịt.
Cứ nghĩ quẩn như vậy Nghĩa ngủ thiếp đi lúc nào không hay, mặc kệ chị Mận vẫn cứ tưởng như mọi khi Nghĩa đang nhòm lén sang nên chị vẫn cứ hướng cửa lồn, hướng bầu vú về phía cái lỗ đinh.
Tính ra Nghĩa đã đứng đón việc ở chợ người gầm cầu Chương Dương được 5 tháng rồi, hầu như cậu đã từng kinh qua tất cả các công việc mà một người lao động tự do có thể làm, đến việc cuối cùng mà rất ít người muốn làm và dám làm là móc cống thì hôm qua cậu đã làm rồi. Đã quen việc mà đã có một số khách quen nên việc Nghĩa kiếm được việc làm trong ngày không khó lắm.
Nếu đầu giờ sáng mà không đón được việc lẻ hòng tìm kiếm cơ hội có ngày công cao, nghỉ sớm thì có thể theo anh em đi làm những công việc bình thường như dỡ hàng dưới bến cảng Phà Đen, hoặc sang bên Gia Lâm bốc gạch lên bốc gạch xuống, từ khi anh Ba nghỉ việc thì mối này chuyển sang cho Nghĩa. Nghĩa còn trẻ, sức khỏe thì có, lại làm việc tận tâm, nhiệt tình không biết lươn lẹo gì nên các chủ thuê rất ưa. Chả thế mà hầu như không có ngày nào cậu không có việc làm cả.
Hôm nay cũng vậy, vừa ra đứng một tẹo đã có một người đàn ông chừng khoảng 50 tuổi đến gọi một nhóm 2 người đi bốc hàng. Nghĩa cùng với một anh thanh niên tên là Quang, cái anh hôm qua cho Nghĩa đi nhờ xe đến chỗ móc cống, đã lọt vào mắt xanh của người đàn ông đến tìm việc:
– Hai cậu này đi bốc hàng quần áo cho tôi. Chợ Đồng Xuân gần đây thôi, hàng nhẹ lại sạch sẽ. Công cán không để thiệt đâu.
Nghĩa và anh thanh niên hấp hới lấy xe đạp phóng theo chiếc xe Đê Đê đỏ của người đàn ông, cong đít lên đạp mới theo kịp chiếc xe máy. Chỉ một loáng là đến chợ Đồng Xuân, người đàn ông đỗ vào một mạn sườn của chợ, nơi đó đã đậu sẵn mấy chiếc xe tải, bên trong chặt ních các thùng hàng bằng bìa carton, chắc là xe hàng này đã đến bến từ đêm hôm qua.
Nói về các xe chở hàng từ những cửa khẩu như Tân Thanh, Móng Cái, Lào Cai, Lao Bảo về Hà Nội thông thường là đi đêm, vừa là vắng người dễ đi nhưng chủ yếu vẫn là thuận lợi để qua mặt lực lượng chức năng, có bị bắt lại thì cũng dễ dàng làm luật. Hàng trên xe thì gần như 100% là hàng tiểu ngạch, không hóa đơn chứng từ gì cả. Nếu gặp đội liên ngành làm điểm nào đó thì chỉ có nước bỏ cả hàng lẫn xe.
Người đàn ông thuê Nghĩa và anh Quang đứng cạnh một chiếc xe 2, 5 tấn rồi vỗ vỗ vào thùng hàng:
– Hàng quần áo nên nhẹ thôi, mỗi thùng này chắc chỉ độ năm chục cân. Các cậu vác lên kho trên tầng 2 trong chợ, tí tôi chỉ chỗ cho. À gọi tôi là Hùng nhớ.
Nghĩa lễ phép:
– “Vâng, bác yên tâm ạ. Anh em cháu làm luôn đây”, Nghĩa thấy bác Hùng tuổi chắc là hơn bố mẹ mình nên cậu gọi là Bác.
Còn anh Quang thì gọi là chú:
– Vâng chú.
Nói là quần áo thôi, các thùng hàng cũng nhỏ nhỏ chứ không to nhưng cũng không nhẹ chút nào vì quần áo được lèn chặt bên trong.
Ghé vai vào và một thùng hàng đã ở trên lưng Nghĩa, người đỡ hàng từ xe lên cho Nghĩa chắc là phụ xe tải. Anh Quang cũng vậy, mỗi anh em một thùng hàng đặt trên vai rồi theo lưng bác Hùng đi về phía cổng chính của chợ.
Vượt qua các kiot bày bán đủ thứ hàng linh tinh, Nghĩa và anh Quang vừa bê hàng vừa phái né né người, cuối năm nên chợ Đồng Xuân mới đầu giờ sáng người đã đông như lễ hội. Khó khăn lắm mới đến được chân cầu thang. Một tay Nghĩa bám vào lan can để lấy chỗ dựa nâng người mình lên từng bậc. Cũng may cầu thang bộ này khá là rộng, bậc cũng không cao lắm nên cũng không để nỗi phải gồng từng bước mới nhấc nổi chân.
Ngay khi hết cầu thang thì bác Hùng dừng lại ở một kiot ngay đầu tiên, Nghĩa ngó lên thì tiêu đề của kiot là: “Shop quần áo Thủy Tiên, chuyên sỉ – lẻ”.
Chú Hùng kêu:
– Hai đứa hạ thùng hàng xuống đây.
Khi Nghĩa ngồi xuống ở vị trí thấp nhất và từ từ đỡ thùng hàng xuống đất thì ngay lập tức có mấy người con gái xúm đến dùng một con dao nhỏ xẻ băng dính bịt miệng thùng ra, chắc là họ phân loại quần áo thành từng loại mã hàng khác nhau rồi xếp vào quầy.
Nghĩa đứng dậy thì nghe thấy bác Hùng lại nói:
– Hai cậu xuống tiếp đi. Không cần tôi dẫn đường nữa.
Nghĩa quay lưng đi xuống định tiếp tục công việc của mình, nhưng khi một cái lướt mắt vào phía bên trong của shop thì nhìn thấy một người quen, là anh Ba.
Nhưng khi Nghĩa định mở miệng ra chào thì anh ở phía trong lợi dụng không có ai để ý đưa tay lên miệng đồng thời hơi lắc lắc đầu như ra hiệu cho Nghĩa dừng lại không được nói gì. Nghĩa hiểu ngay nên đành câm lặng đi xuống vác thùng hàng khác lên đây.
Vừa đi cậu vừa nghĩ: ‘Anh Ba làm ở đây thì shop quần áo Thủy Tiên chính là của cô Cẩm Tú rồi, mấy lần có nghe cô Cẩm Tú nói công việc chính của cô là buôn bán quần áo, thì ra là ở đây. Giờ vẫn còn sớm nên chắc là cô vẫn đang ở nhà, độ khoảng 9 – 10 giờ mới đi ra đây. Một sự vô tình không tính toán trước vậy mà cho mình một cơ hội được gặp lại cô. Từ buổi sáng hôm qua đến nay mới chỉ có hơn 24 giờ thôi chưa được nhìn thấy cô lần nào, tự dưng thấy nhớ nhớ, mong được gặp lại quá đi.
Còn anh Ba, tại sao anh ấy lại không muốn mình chào nhỉ? À, có thể anh ấy sợ người ta biết là mình quen anh ấy rồi lộ cái bí mật mà anh ấy muốn mình giấu. Thực ra anh ấy lo gì chứ, mình đã nói là không tiết lộ thì sẽ không tiết lộ, nếu muốn thì mình đã nói từ lâu rồi. Mà giờ nhìn anh Ba sao khác hoàn toàn với những ngày đầu tiên mình gặp thế nhỉ, mới có mấy tháng thôi mà nhìn anh ấy trắng lên trông thấy, không còn đen nhẻm nữa, người hình như còn béo ra, mặt phị phị chứ không hốc hác đến xương gò mà còn nổi lên giống như xưa nữa.
Trông giờ anh ấy ra dáng một ông chủ ra phết, không biết mặc quần gì vì anh ấy đang ngồi bị hàng che mất, nhưng cái áo sơ mi kiểu chim cò, tóc thì bóng mượt chải ngược ra phía đằng sau, lại đang ngồi ở quầy hàng ghi ghi chép chép gì đó vào sổ, nhìn anh mình thấy giống giống cái thằng cha Xuân Tóc Đỏ trong phim thế không biết. Thôi kệ vậy, việc anh anh làm, việc mình mình làm’
Rồi cứ thế, từng thùng hàng được hai anh em vác lên đặt trước cửa shop quần áo và được tháo bung ra cất vào bên trong. Nghĩa vẫn không nói với anh Ba một lời nào, coi như hai người chưa từng quen biết nhau. Hết xe hàng đầu tiên thì cũng là bắt đầu thấm mệt, những bước chân đã nặng nhọc hơn, thời gian vác từ xe lên đến shop cũng đã dài hơn so với những chuyến đầu. Nghĩa và cả anh Quang nữa cởi bỏ chiếc áo khoác ngoài, trời mùa đông rét căm căm nhưng mồ hôi vã ra như tắm thấm vào làm chiếc áo bộ đội ở bên trong cũng ẩm ẩm. Lấy một mảnh bìa quạt quạt cho mát, hai anh em định nghỉ độ 5 phút cho lại sức rồi tiếp tục đến xe thứ 2, có tất cả 3 xe hàng.
Bỗng từ đằng xa, anh Ba lén lút đứng ở một góc rồi thò mặt ra khỏi chỗ nấp vẫy vẫy tay cho Nghĩa. Bên cạnh Nghĩa lúc này chỉ anh Quang, Nghĩa hiểu ý nên nói:
– Anh Quang chờ em tí, em đi vệ sinh cái.
– Ừ đi đi em, nhanh còn về bốc hàng.
Nghĩa đi về phía anh Ba, khi đã khuất tầm nhìn anh Quang thì gặp anh Ba:
– “Anh Ba, trông anh khác xưa quá nhỉ, em suýt chút nữa thì không nhận ra”, Nghĩa vừa nhìn vào cái áo sơ mi in hình chim cò bỏ ngoài chiếc quần bò tây của anh Ba.
Ba chẳng nhìn vào Nghĩa mà đảo mắt một vòng xung quanh vì sợ có ai đó nhìn thấy:
– “Sao chú lại bốc hàng ở đây”, anh Ba nghi ngờ Nghĩa có ý định gì đó mờ ám.
– Em cũng bất ngờ, sáng nay cái bác gì tên Hùng ra chợ người tìm người bốc hàng, vào đến đây mới biết là anh làm ở đó.
Ba quay lại nhìn vào Nghĩa dò xét:
– Thế chú vẫn làm vườn cho chị Tú phải không?
Nghĩa cười hề hề vì khoản tiền lương 2 triệu mà cậu đã lĩnh được mấy tháng rồi:
– Vâng, ngày nào em cũng đến nhà cô Cẩm Tú chăm cây.
Ba nhăn trán suy nghĩ, hai mắt Ba nheo, khuôn mặt méo xệch hẳn đi trông đến tội nghiệp:
– Thế chú có nói gì với chị Tú chuyện… ở sông không?
– Không, em không nói gì. Đã hứa với anh thế rồi mà.
– Ừ, nhớ là đừng nói gì đấy. Thôi chú đi làm tiếp đi. Nhớ là anh và chú coi như không biết nhau đấy nhé. Hôm nào rảnh anh qua thăm chú. Anh phải đi đây.
Nói xong Ba nhìn một lượt nữa, khi xác định không có ai là quen mặt thì mới lấm lét đi mất, một sự sợ hãi, một sự lo âu thấp thỏm bùng lên dữ dội trong lòng Ba, anh ta thực sự là ăn không ngon, ngủ không yên khi vẫn biết rằng Nghĩa ngày ngày cận kề bên Cẩm Tú, người đã cho hắn cuộc sống khấm khá của ngày hôm nay. Được sự tin tưởng của Cẩm Tú, lại được cái nhanh nhẹn và biết nắm bắt công việc, Ba giờ đã gần như là cánh tay phải của Cẩm Tú, thay cô quản lý shop quần áo mỗi khi vắng mặt rồi.
Chuyển quá nửa hàng ở chiếc xe thứ 2 lên thì trong một chuyến hàng, khi Nghĩa vừa đặt thùng hàng xuống đấy thì ở bên trong quầy có tiếng nói vọng ra, tiếng nói rất to kiểu như phấn khích:
– “Ô, Nghĩa à”, nói xong Cẩm Tú dẫm chân lên quần áo rồi rất vội vã chạy ra phía Nghĩa, người mà cô mong gặp nhất lúc này. Vừa rồi đến đây còn ngồi thừ ra một lúc mà nhớ về cái đêm hôm kia ở khách sạn New World.
Nghĩa không bất ngờ, theo cậu tính toán thì giờ này cô Cẩm Tú cũng sẽ ở shop quần áo, kiểu gì cậu cũng sẽ được gặp lại người phụ nữ trong lòng mình, nhưng cậu không dám tỏ thái độ vồ vập vì ở đây có rất nhiều người, chỉ nhìn nhanh cô một cái rồi nói như kiểu vô tình gặp nhau:
– Cô Cẩm Tú, thế hóa ra đây là cửa hàng quần áo của cô à?
Cẩm Tú chỉ muốn ôm rịt lấy Nghĩa rồi ép sát mu lồn mình vào háng Nghĩa mà thôi, nhưng tất nhiên là cô kiềm chế được rồi:
– Ừ, đấy là cửa hàng quần áo của cô, thế sao Nghĩa lại bốc hàng ở đây.
Nhìn thấy độ của bà chủ đối với một cậu thanh niên bốc vác, tất cả nhân viên của cửa hàng đều mắt tròn mắt dẹt, cả anh Quang là người cùng bốc vác với Nghĩa cũng vậy, chỉ có Ba là khuôn mặt lạnh tanh khó hiểu vẫn đứng nguyên ở trong quầy. Thấy bà chủ hỏi Nghĩa, chú Hùng nói chen vào để giải thích:
– Sáng nay tôi thuê cậu ta ở chợ người gầm cầu Chương Dương, thế ra đây là người quen của bà chủ à?
Cẩm Tú nhìn lướt qua chỗ anh Hùng rồi nhìn lại Nghĩa, cô giới thiệu cho các nhân viên của mình biết:
– Nào mọi người, đây là Nghĩa, người mà tôi vẫn hay kể cho mọi người nghe đấy.
Chị Đào béo nhanh mồm nhanh miệng nhất:
– Có phải là cậu làm vẫn làm vườn cho chị phải không ạ?
Cẩm Tú trả lời, đôi môi vẫn không tắt nụ cười:
– Đúng rồi, là Nghĩa đấy.
Hồng trẻ nhất, độ khoảng đôi mươi tuổi, hơn Nghĩa vài tuổi, trên mặt có vài nốt trứng cá:
– Ui đẹp trai thế. Cô bảo Nghĩa về đây làm đi.
Nghĩa thấy mình như một con vật ở trong sở thú bị khách tham quan dò xét, cậu ngượng ngùng chết đi được.
Cẩm Tú đập nhẹ vào vai Hồng một cái, ai bảo dám khen ghẹ của mình:
– Vớ vẩn, thấy trai là tớn lên!
Cả nhóm người cùng cười lên một cái thật to. Hết tràng cười, Cẩm Tú giới thiệu cho Nghĩa:
– Nghĩa, đây là những người cùng làm với cô, đây là Đào, đây là Hồng, đây là Tuyển, anh Hùng thì cháu biết rồi. À… ở trong kia là Ba. Ba ra đây.
Cẩm Tú gọi với vào trong quầy nói với Ba. Ba miễn cưỡng bước ra nói với Nghĩa:
– “Chào cậu”, vừa chào nhưng khuôn mặt Ba cúi gằm như không dám nhìn vào Nghĩa.
Nghĩa cũng đáp lời:
– Vâng chào anh Ba.
Nghĩa chào xong thì Ba lại đi một lèo về vị trí vừa nãy của mình. Trong lòng hắn thật khó chịu vô cùng, nhìn thái độ cư xử của Cẩm Tú đối với Nghĩa thôi mà hắn thật thấy lộn cả ruột, mình là ân nhân của gia đình Cẩm Tú, cứu con gái Cẩm Tú khỏi chết đuối, ấy vậy mà cũng chưa bao giờ nhận được sự đối đãi trọng thị và niềm nở như vậy. Ba tự nói với bản thân: “Không thể để thằng Nghĩa ở bên cạnh bà chủ mãi được, chẳng chóng thì chày nó cũng lộ ra thôi, chẳng thể tin bố con thằng nào”.