Người bảo vệ
Chương 35
Một điểm trường tiểu học cách thành phố Hà Giang hơn 50 cây số đã được lựa chọn từ trước. 10 giờ sáng, cả đoàn đã có mặt ở đây. Lên đến nơi đã thấy chiếc xe tải chở đồ từ thiện của nhóm có mặt từ trước, trên xe là quần áo, là sách vở, là những đôi dép, là những chiếc mũ lưỡi trai mà nhóm đã chuẩn bị từ trước, để dành tặng cho các em nhỏ nơi đây.
Anh Hòa dẫn đầu đoàn, đón các anh là một thầy giáo được giới thiệu là thầy hiệu trưởng tên là Trung, một số cán bộ địa phương, bộ đội biên phòng nữa. Chuyến đi này chỉ là mang tính chất khảo sát, nắm rõ tình hình thực tế. Chuyện chính do Thụy Kha đề xuất và làm nhà tài trợ chính là xây dựng một ngôi trường mới cho điểm trường này.
Chính vì vậy mới có sự tiếp đãi trọng thể như vậy.
Hiện ra trong mắt mọi người là một dãy nhà cấp 4 lợp bằng tấm pro xi măng, trên tấm lợp còn có rất nhiều cây cọ, chắc là để che mưa những chỗ dột. Các cột chống làm bằng gỗ, bên sườn được che chắn bằng cơ man các loại vật liệu khác nhau, từ những tấm gỗ, những miếng tôn cũ, đến cả những cành cọ. Sân trường thì bùn đất nhão nhoét mà bước vào phải dùng lực mới nhấc nổi chân lên.
Đang là giờ học nên các em học sinh vẫn đang học bài. Đoàn người đếm thì có khoảng 8 lớp học, mỗi lớp chỉ độ hai chục em học sinh mặc đủ thứ quần áo khác nhau, có em mặc đồ giống dân tộc Kinh, có em mặc đồ dân tộc Dao, Mông, Tày và nhiều dân tộc khác nữa. Nhưng tất cả đều có một điểm chung, đấy chính là quần áo đứa nào cũng cũng rách, vá chằng vá chịt, đầu tóc rối bù. Và nền lớp học thì cũng không khác sân trường là mấy, nhiều em đi chân đất, có em có dép thì đều là những đôi dép tổ ong đen kịt dính đầy bùn, dép không có mũi và cũng cụt gót, lại còn được buộc quai bằng dây thép. Vậy mà các em vẫn chăm chú học bài I tờ i.
Trên bục giảng, có lớp do thầy dạy, có lớp cho cô dạy, các thầy cô nhìn cũng còn khá trẻ, chỉ trên dưới ba mươi một tẹo. Có một điểm chung là thầy cô giáo nào cũng quần xắn móng lợn đến bụng chân.
Sau dãy nhà gọi là lớp học là một dãy nhà khác dùng cho giáo viên ở. Phải cúi đầu mới bước vào bên trong được, những đồ vật đơn sơ đến mức quá thể đáng, một cái bếp củi, vài cái nồi nhỏ, một cái bàn để soạn giáo án, giường gỗ cũ kỹ, chiếu manh cũ, quây tôn chỗ được chỗ mất. Nơi đây chính là nơi ở dành cho các thầy cô giáo, những người còng lưng chở con chữ cho các em nhỏ vùng cao với hy vọng mong manh rằng, có con chữ các em sẽ bớt khổ hơn.
Chẳng một ai trong nhóm có thể cầm lòng được khi nhìn vào bức tranh tổng thể của ngôi trường này. Nói một cách quá đáng, nó giống như chuồng trâu chuồng bò của người miền xuôi.
Xong xuôi, Thầy Trung dẫn cả đoàn vào một căn phòng cấp 4 lụp xụp, gọi là phòng hội đồng, có anh Hòa, anh Bình, Thụy Kha đại diện nhóm thiện nguyện vào bên trong cùng với các cán bộ địa phương mà thôi. Những người khác lang thang bên ngoài.
Thầy đứng dậy nói:
– Kính thưa các cán bộ địa phương, kính thưa các anh bộ đội biên phòng, thưa các anh chị. Điểm trường chúng tôi theo danh sách học thì có 250 em học sinh, nhưng thường xuyên đến lớp chỉ khoảng 150 em. Những em còn lại học bữa được bữa mất, mặc dù nhà trường đã phối hợp với cán bộ địa phương, các anh bộ đội biên phòng đến tận nhà từng em vận động phụ huynh cho các em đi học, nhưng cũng còn nhiều khó khăn lắm.
Anh Hòa đứng dậy:
– Thay mặt cho nhóm, tôi xin được cảm ơn sự đón tiếp của các nhà trường, các cán bộ địa phương và các đồng chí bộ đội biên phòng. Chúng tôi hôm nay về đây chính là để khảo sát tình hình cụ thể của nhà trường, để sau đó phối hợp với Phòng giáo dục huyện và các cán bộ địa phương để xây dựng một ngôi trường mới khang trang hơn. Tôi tin là nếu cơ sở vật chất nhà trường được tốt thì các em học sinh sẽ có động lực để học tập tốt hơn.
Rồi mọi người còn trao đổi nhiều vấn đề khác nữa, mục đích cũng chính nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhà trường, của các em học sinh để thiết kế và xây dựng một ngôi trường vừa khang trang, sạch đẹp nhưng cũng tiết kiệm, hiệu quả.
Đến khoảng giữa trưa thì tiếng trống trường vang lên, các em học sinh nhốn nháo nhìn ngó những người lạ đến. Những em nhỏ này cũng phần nào đoán được mình sẽ có những món quà nho nhỏ nào đó.
Những tặng phẩm trên chiếc xe tải được dỡ xuống, trao tận tay các em nhỏ, ánh mắt chúng vui mừng lắm, một chiếc áo mới mà có khi từ bé đến giờ chúng chưa bao giờ được mặc, những trang giấy trắng, những quyển truyện tranh, những chiếc mũ lưỡi trai sẽ làm tóc chúng bớt cháy nắng đi. Nhưng đôi dép mặc dù không có tác dụng lắm với địa hình hiểm trở vùng cao, nhưng có đã là tốt lắm rồi. Tuyệt nhiên không có sự tranh giành, không có sự tị nạnh khi bạn này được thứ này, tớ được thứ kia. Ai cho gì nhận nấy, cũng chẳng có lời cảm ơn, chỉ có ánh mắt chúng hồn nhiên làm lời cảm ơn đến người trao quà.
Công việc trao quà đã xong, thầy Trung mời mọi người vào trong phòng hội đồng ăn cơm trưa, có cả các thầy cô giáo nữa. Các thầy cô dạy học xong là lăng xăng xuống bếp dọn đồ ăn lên chiêu đãi nhóm phượt.
Thấy mọi ổn định trên chiếc bàn gỗ dài, thầy Trung khai tiệc:
– Mọi người lên đây chúng tôi rất quý, cũng chẳng có gì cao sang, chỉ là cây nhà lá vườn mà thầy cô chúng tôi tự nuôi, tự trồng, một số thứ khác là do các phụ huynh biếu. Có gì mọi người lượng thứ cho.
Thụy Kha nhìn thấy trên bàn ăn có những món sau: Gà luộc, rau cải luộc, thịt lợn mán xào với măng, cơm trắng. Có cả rượu nữa.
Mọi người chưa ai động đũa, Thụy Kha hỏi một cô giáo ở bên cạnh làm mọi người chú ý:
– Cô giáo tên là gì?
Cô giáo mặc một chiếc áo sơ mi màu của đất, cô nói:
– Em tên là Linh ạ, em dạy các bạn lớp 1.
– Quê Linh ở đâu?
– Em ở Hà Tĩnh.
– Linh bao nhiêu tuổi rồi?
– Em ba mươi ạ.
– Linh bằng tuổi với tôi, đừng xưng em nữa nhé, gọi tôi là Thụy Kha được không?
Cô giáo Linh gật đầu. Thụy Kha hỏi tiếp:
– Linh dạy học ở đây lâu chưa?
– Em… À tôi dậy được 9 năm rồi. Ra trường là tôi được điều về đây dạy học.
– Tôi hiểu là các giáo viên chỉ cần lên đây dạy học 6 năm rồi được điều chuyển về miền xuôi cơ mà?
Câu nói này như đụng vào trúng tâm can của không chỉ Linh, mà còn tất cả các thầy cô giáo ở đây:
– Tôi cũng vậy, các anh chị ở đây cũng vậy hết.
Thụy Kha nhìn một lượt các thầy cô giáo, họ đều không phải là người dân tộc mà là người miền xuôi, họ cũng trạc trạc tuổi cô trở lên. Quay trở lại với Linh, Thụy Kha hỏi tiếp:
– Vậy sao mọi người không về, ở đây cực lắm mà.
Mọi người đổ dồn ánh mắt vào Linh, các thầy cô giáo, cán bộ địa phương và các anh bộ đội thì hiểu cả, chỉ có những người trong nhóm thiện nguyện là không hiểu. Linh ấp úng:
– Chúng tôi mà… về thì… lũ trẻ… bỏ học mất. Ít người lên thay lắm, họ sợ cực.
Nói đến đây, Linh nghẹn ngào tuôn nước mắt thành dòng. Cô nhớ nhà lắm, đã 3 năm nay ăn Tết cùng đồng bào dân tộc rồi. Nhiều lúc cũng ngã lòng muốn bỏ hẳn nghề đi làm công nhân thôi cũng sung sướng hơn ở đây. Thiếu thốn trăm bề nơi rừng sâu heo hút này. Nhưng cứ nhìn vào mắt những đứa trẻ, không một giáo viên nào có thể dứt áo bắt xe về xuôi được.
Linh khóc, Thụy Kha cũng rớm nước mắt theo, anh Hòa, anh Bình và cả nhiều người khác nữa đều không khỏi xúc động.
Thầy Trung nói chen vào cho không khí bớt phần căng thẳng, để mọi người còn ăn không thì thức ăn nguội mất, mặc dù nó đã nguội sẵn khi các thầy cô giáo dậy sớm thịt gà, thịt lợn, hái rau nấu nướng xong xuôi mới đứng lớp:
– Kia là thầy Tuyền, thầy đã dậy ở đây 15 năm rồi. Ngồi bên cạnh Linh là cô Tuyến, cô đã dậy được 10 năm 6 tháng, cô Luyến dạy cũng được 12 năm, thầy Bảo dạy được 7 năm. Còn tôi dậy ở đây từ lúc mới ra trường rồi lên làm hiệu trưởng đến nay cũng đã 20 năm rồi. Chúng tôi được về nhưng không ai về cả. Thôi, mọi người mời đi. Nguội cả thức ăn rồi.
Nhưng anh Hòa vẫn chưa muốn ăn, anh đứng dậy nói:
– Thưa các thầy cô, chúng tôi muốn xem các em học sinh ăn gì được không ạ?
Và mọi người để lại mâm thức ăn đó đi xuống dãy nhà lớp học, ở đó các em đứa thì ngồi ngoài hiên, đứa thì ngồi ở bàn trong lớp, trên tay chúng là những chiếc cặp lồng.
Thìn nhìn vào thì thấy ôi, chỉ là cơm trắng, vài cọng rau. Đứa nào khá lắm thì có thêm con cá khô bằng ngón tay út, có đứa có thêm vài hạt lạc rang. Tất cả chỉ có vậy. Nhưng chúng ăn nhanh lắm, ngon lắm, ngon giống như người ta đang ăn thứ cao lương mỹ vị nào đó vậy.
Quay trở lại bàn tiệc, Thụy Kha tự gắp vào bát mình một miếng thịt gà, cô không ăn mà nói với mọi người trong nhóm của mình:
– Các anh chị trong nhóm thiện nguyện, em không thể ăn nổi ạ. Vừa rồi nhìn vào cặp lồng thức ăn của các em, giờ nhìn vào miếng thịt gà này, chưa ăn nhưng sao em thấy nó đắng lắm, đắng đến nỗi không thể ăn nổi. Chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong cuộc sống, để giúp được các em cái gì thì giúp. Chỉ đơn giản là mỗi bữa ăn có thêm một miếng thịt thôi cũng được. Anh giúp mọi người làm đầu mối, sớm triển khai xây dựng trường học, khu nhà ở cho các giáo viên, bếp ăn, sân trường, cơ sở vật chất bàn ghế. V. V. Cho nhà trường. Càng nhanh càng tốt. Được không anh?
Anh Hòa gật đầu. Thụy Kha lại quay sang nói với các thầy cô giáo:
– Thưa các thầy cô giáo, chúng tôi xin tri ân tấm lòng cao cả của các thầy cô giáo, các thầy cô đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của bản thân mình, không quản ngại khó khăn vì các em học sinh. Nhân đây tôi xin hứa với các thầy cô giáo ở đây một điều, sẽ rất nhanh thôi, chúng tôi sẽ xây dựng lại ngôi trường này thực sự khang trang, sạch đẹp, để các thầy cô giáo yên tâm hơn công tác. Một lần nữa xin cảm ơn các thầy, các cô.
Sau đó tất cả cùng mang thức ăn trên bàn của mình xuống chia cho các em, có anh còn đổi cặp lồng cơm của các em nữa cơ, rồi họ quây quần bên cạnh các em, cùng ăn với các em.
Những nụ cười nở trên môi như những đóa hoa rừng hoang dại.
Chuyến Phượt Hà Giang kết thúc, đọng lại trong ký ức của những người trong nhóm là biết bao điều ý nghĩa, được khám phá vùng đất đẹp đến mê hồn, được vui chơi ca hát nhảy múa bên nhau, được cùng nhau chia sẻ những khó khăn khi một người bạn bị thương, được tận mắt chứng kiến những khó khăn vất vả của các thầy cô giáo và các em học sinh. Họ tự hứa với lòng mình phải nỗ lực hơn nữa, phấn đấu hơn nữa để cuộc sống này ngày càng tốt đẹp.
Và trong lòng Thụy Kha cũng có chuyển biến rất mới lạ về người đàn ông luôn bên cạnh mình, chớm nở cái gọi là tình yêu. Thìn thì đương nhiên rồi, cậu luôn để chủ tịch ở trong tầm mắt mình vì đó là nhiệm vụ, còn Thụy Kha thì chính cô cũng thường để tâm xem Thìn đang ở đâu, vắng anh là thấy thiếu thiếu một thứ gì đó mà cô chưa định nghĩa và giải thích được là cái gì.
… Bạn đang đọc truyện Người bảo vệ tại nguồn: http://truyen3x.xyz/nguoi-bao-ve/
Về đến nhà cũng 11 giờ đêm, sau khi tắm rửa xong, Thụy Kha mở Ipad lên kết nối với mẹ, mấy ngày hôm nay không nói chuyện với mẹ rồi. Tín hiệu bên kia rất tốt, đang là ban ngày nên mẹ Hà chấp nhận tín hiệu ngay:
– Con gái của mẹ, mấy hôm nay đi đâu mà giờ mới gọi về thế?
– Con đi làm thiện nguyện ở Hà Giang mẹ ạ, bố đâu mẹ.
– Bố đi làm rồi. À, mẹ có có chuyện thông báo cho con đây.
– Chuyện gì thế hả mẹ.
– Mẹ đặt vé máy bay về Việt Nam rồi.
Thụy Kha quá bất ngờ, cô không biết là nên mừng hay nên lo đây, muốn gặp mẹ lắm nhưng mẹ mà về Việt Nam thì mọi chuyện vỡ lở hết.
– Mẹ, sao mẹ về bất ngờ thế? Có chuyện gì hả mẹ?
– Con không thích mẹ về thăm con à?
– Không, nhưng…
– Mẹ về lần này để xem mặt cậu con rể tương lai, nó đâu rồi?
– Anh ấy đang ở dưới nhà mẹ ạ, mà con gửi ảnh rồi còn gì.
– Là bố cô không tin, muốn tôi về tận mắt xem thế nào.
Thụy Kha chột dạ, thôi chết rồi. Mẹ về thì hỏng bét, Thìn là vệ sĩ chứ có phải người yêu đang sống thử với cô đâu. Mà mẹ thì tinh lắm, không biết có qua mặt được không? Biết là không cản được mẹ đâu nên Thụy Kha đành để đấy tính sau vậy:
– Vậy bao giờ bay hả mẹ?
– 1 tuần nữa, ngày giờ chính xác mẹ báo sau.
– Vầng.
– Thôi ngủ đi, mẹ cũng đi công việc chút đây.
Thụy Kha ngắt kết nối lên giường nằm. Cô hết buồn ngủ khi phải nghĩ cách ứng phó với mẹ. Cô khai với bố mẹ Thìn là người yêu của cô và hai người đang sống chung, nếu hợp thì sẽ tiến tới hôn nhân. Và cái hợp đồng bảo vệ kia chính cách để cô tìm cho mình một “người yêu”, cái chuyện cô để Thìn sống trong nhà mình cũng là ý đồ từ trước, chứ thực ra nhu cầu vệ sĩ riêng chỉ là thứ yếu. Giờ phải biết làm sao? Biết làm sao bây giờ nhỉ?
Nghĩ mãi Thụy Kha cũng tìm ra một cách, cô vốn là người thông minh mà. Đúng rồi, phải ký một Phụ lục hợp đồng. Phải rồi.
Thụy Kha tủm tỉm tự sướng.
Xong xuôi, cô lại cho tay vào bướm để đón giấc ngủ về, trước khi ngủ hẳn, cô lại nghĩ về chuyện mình bị rắn cắn, chuyện cô được Thìn mút máu tại chỗ. Cô chửi tứ đại đồng đường nhà con rắn: “Con rắn đáng ghét, sao mày không cắn vào bướm hoặc ít ra là vào đít tao”.