Tà áo nơi biên cương
Chương 23
Giả vờ ngủ cũng đã được hơn 1 tiếng rồi mà Khoa không thấy bất kỳ động tĩnh nào. Mới được biết đến thế nào là tình dục, lại được thưởng thức vẻ đẹp về hình thể và sự khát khao đến tột cùng trong một người đàn bà của chị Bích Thảo, chị Hạ Vy, chị Thu Huyền và mẹ Thương, đâm ra Khoa thèm. Thèm được nếm trải tiếp tục hương vị ngọt ngào ấy. Khoa muốn khám phá thêm cơ thể của một người phụ nữ nữa, chắc chắn cũng không kém những người kia đâu. Nhưng chờ mãi mà chẳng thấy, đến lạ.
Khoa ngồi dậy. Trời tối lắm, tối đến nỗi không nhìn thấy bất cứ một thứ gì, khe hở cửa sổ mọi khi vẫn hắt vào ánh trăng lờ mờ, nhưng nay tuyệt không có. Có chăng chỉ có tiếng gió rừng rít lùa vào phòng, đập vào cánh cửa phát ra tiếng kêu “kẹt kẹt”.
Len men ra cửa chính, dán mắt vào khoảng trống nhỏ xíu giữa hai cánh cửa, Khoa nhìn sang phòng đối diện, phòng ngủ của các cô giáo, trong đó có cả mẹ Thương. Ở giữa phòng của Khoa và phòng ngủ kia là gian nhà bếp. Thấy trong phòng vẫn hắt ánh sáng vàng của ngọn đèn điện sợi tóc chạy bằng acquy. Vậy là mọi người không ngủ. Có lẽ vậy, buổi tối hôm nay là đêm cuối cùng của chị Đài Trang với tư cách là giáo viên Pa Thăm. Sáng sớm ngày mai chị Đài Trang sẽ về xuôi, không còn ở đây nữa, thế nên thức trắng để nói chuyện cũng là phải.
Khoa thất vọng, trở về giường. Nằm xuống, nhắm mắt cố tìm giấc ngủ chập chờn. Mãi đến khi nào đó mà cậu cũng không biết, mới thiếp đi.
Đến khi tiếng cánh cửa đập mạnh vào cửa sổ phát ra tiếng “lộc cộc” Khoa mới giật mình tỉnh giấc, vùng bật dậy. Vẫn chỉ có tiếng gió, tiếng gió mạnh hơn hẳn lúc trời vừa chập tối. Gió lại mang hơi lạnh, hình như trên thượng nguồn đang mưa.
Rồi thì tiếng í ới nói chuyện từ ngoài sân vọng vào. Tiếng của rất nhiều người đang nói chuyện với nhau. Loáng thoáng ánh đèn bão hắt vào khe cửa. Khoa tỉnh người hẳn, bấm tay vào màn hình điện thoại. Vài phút nữa là 4 giờ sáng. Là giờ mà chị Đài Trang lên đường.
Khoa dậy, lồng cái quần dài vào rồi mở cửa bước ra ngoài. Đứng ở hiên phòng mình, Khoa nhìn thấy 8 cô giáo Pa Thăm đang đứng thành vòng tròn, mỗi người trên tay cầm một cái đèn báo phát ra ánh sáng lét leo. Ở giữa là chị Đài Trang, chị đeo một cái balo con cóc cũ mèm, tay phải xách giò phong lan có quai đeo là dây mây. Tay phải cầm một bó hoa tam giác mạch to với những bông hoa hồng trắng đang nở rộ, trên nhánh hoa vẫn còn dính những giọt sương long lanh, chắc là cô giáo nào đó vừa mới hái về cho Đài Trang đây mà.
Tiếng chị Đài Trang:
– Hình như trên thượng nguồn đang mưa, em thấy không khí ẩm lắm các chị ạ.
Tiếng nói kèm với giọng nói có phần lo lắng.
Mẹ Thương đưa tay lên trời, hứng những làn mây tràn từ rừng vào trong tay. Gật đầu mẹ Thương nói:
– Hình như thế. Năm nay mưa sớm thế nhỉ. Như năm ngoái phải tháng nữa cơ. Cũng may chiều qua chăng dây rồi. Đài Trang cứ yên tâm về xuôi đi. Cho các chị gửi lời hỏi thăm bố mẹ. Khi nào cưới thì gửi thiệp lên, thể nào bọn chị cũng cử người đại diện về dự.
Đài Trang lưỡng lự:
– Hay là… em…
Như Hoa chen miệng vào:
– Không nhưng nhị gì nữa. Cứ về đi. Nước lên thì còn có bọn chị, có dân bản, có bộ đội. Năm ngoái nước to thế mà có nghỉ học buổi nào đâu.
– Phải đấy, phải đấy, em cứ yên tâm mà về. Đừng lo chi cả.
Tiếng nói lộn nhộn của những người còn lại. Không muốn để cho Đài Trang lo lắng về nước thượng nguồn tràn về dòng Nậm Cha, cản bước đám trẻ đến trường.
Khoa chạy thật nhanh vào trong giường, lục máy ảnh ra. Cậu muốn ghi lại khoảnh khắc này. Khoảnh khắc của của sự chia lia. Một cô giáo gắn bó với điểm trường vùng cao thời gian không ngắn. Một cô giáo trẻ đã hy sinh phần lớn tuổi thanh xuân của mình lên với các bạn học sinh đồng bào dân tộc. Nay phải về. Phải trốn về trong đêm tối trong sự tiễn đưa của các đồng nghiệp. Bức ảnh sẽ thực sự đắt giá nếu ai hiểu được hoàn cảnh của nó.
– “Tách! Tách!”, Khoa chụp lia lịa. Trong góc máy của cậu, 8 ánh đèn bão như nhảy múa, lung linh như những con ma rừng.
– Chị đi đây Khoa. Chúc em hoàn thành xuất sắc đề tài luận văn tốt nghiệp.
Đài Trang chào nhẹ Khoa, giọng chị thánh thót như con chim rừng.
Khoa thôi không bấm máy ảnh:
– Vâng chị! Đám cưới nhớ mời em. Em sẽ đến làm phó nháy cho.
Đài Trang chỉ gật đầu. Trong tâm hồn mỏng manh, thánh khiết của cô lúc này nào có nghĩ đến đám cưới đâu. Nào có nghĩ đến chốn phồn hoa đô hội, đến những điều kiện hoàn cảnh ở dưới xuôi đâu. Trong đầu Đài Trang lúc này, chỉ có tiếng ú ớ của các em bé dân tộc Tày, Nùng, Sán, Mông, Thái, Dao bập mẹ lần đầu nói tiếng Kinh. Chỉ có những cánh rừng âm u bạt ngàn vút tầm mắt, chỉ có dòng suối Nậm Cha hiền hòa lúc mùa khô như cô gái Mông nhìn chàng trai Mông múa khèn bên đống lửa bập bùng, rồi dữ dằn vào mùa mưa như con thú hoang bị sập bẫy của thợ săn.
Khoa loăng quăng, lúc đi trước, lúc đi sau, lúc đứng ở ngang đoàn người. Chị Khánh Linh, chị Như Hoa, chị Bích Thảo cầm đèn đi trước, một người soi gần mặt đất, một người nghếch đèn lên trời. Ở phía sau, chị Hạ Vy, chị Tố Quyên, chị Thu Huyền, Quỳnh Anh và mẹ Thương quây quần soi đèn cho chị Đài Trang bước từng bước đi trên nền đất. Đoàn người thầm lặng, bước đi từng bước.
Ra khỏi cổng trường Pa Thăm, Đài Trang đứng lại, ngoảnh nhìn. Nơi đây đơn sơ mà đẹp biết bao. Có lẽ cô sẽ không bao giờ quên những năm tháng ở đây, được sống, được mộng mơ, được cống hiến cho vùng đất nơi đây. Còn có nhiều trăn trở lắm, còn có nhiều mong ước con dở dang chưa thực hiện được. Ví như mong ước có được một cây cầu tạm bắc từ trường Pa Thăm sang bên phía dân bản để bọn trẻ đến trường không phải lội nước, không phải đùm cặp sách vào áo mưa cho khỏi ướt. Nhưng thôi. Đành gác lại ước mơ, đành để cho người ở lại viết tiếp vậy.
Nuốt nước mắt vào trong, Đài Trang cắn răng quay đầu. Cô phải mạnh mẽ, không khóc nhè, đêm qua khóc chán bên các chị rồi. Nay cô không muốn mình làm cho các chị phải buồn nữa.
Cứ thế, hết con dốc này đến con dốc kia, hết sườn đồi này đến sườn đồi kia. Có lúc chị em phải bám vào nhau, dìu nhau xuống dốc vì đường trơn, chưa mưa nhưng gió mang hơi nước cũng làm con đường đất ướt nhèm nhẹp. Phải đến mấy cây số chứ không ít. Nhiều đèn bão đã tắt vì cạn dầu.
Cuối cùng cũng đến đường cái của huyện Sìn Hồ. Nói là đường cái của huyện cho nó oai thôi, nhưng cái đường cũng không khác còn đường vừa đi là mấy, chỉ là nó bằng phẳng hơn và được đổ bê tông.
– Đài Trang đi nhớ!!!
– Bọn chị trên này rất nhớ em!!!
– Nhớ tận hưởng miền xuôi nhé. Tận hưởng thay cho cả bọn chị nữa!!!
Đài Trang lên xe oto, cô chạy tít ra đuôi xe, ghé sát mặt vào ô cửa kính, nhìn gần chục cánh tay đang vẫy vẫy chào tạm biệt mình. Cô loáng thoáng nghe tiếng chào của các chị. Mộc mạc và bình dị. Chiếc xe dần xa. Dần xa. Dần xa. Đến khi không còn nhìn thấy một ai nữa, chỉ có làn mây mù, lãng đãng… Đài Trang òa khóc nức nở.
… Bạn đang đọc truyện Tà áo nơi biên cương tại nguồn: http://truyen3x.xyz/ta-ao-noi-bien-cuong/
Những người ở lại dìu dắt nhau về đến trường thì cũng là lúc trời tờ mờ sáng. Cũng là lúc mà ngày thường các cô giáo phải dậy, mỗi người một chân một tay cho công việc hàng ngày của một giáo viên vùng cao. Vệ sinh cá nhân qua loa rồi kẻ bắc bếp, kẻ nhóm củi, kẻ vo gạo, kẻ bưng nồi, kẻ hái hành hoa. Các cô phải nấu một nồi cháo hành cho các em và cũng là cho chính mình ăn sáng.
Khi nồi cháo ùng ục xôi, những hạt gạo chín rồi tan ra hòa tan với nước, nước dần dần sánh lại cũng là lúc trời sáng hẳn.
Tiếng cô Thương từ ngoài sân vọng vào trong bếp:
– Trời bắt đầu mưa rồi. Hoa và Linh ở lại chuẩn bị cháo. Còn tất cả các em theo chị ra suối đón học sinh. Nhớ mặc áo mưa vào.
– “Vâng”, các cô giáo đồng thanh. Ai vào việc nấy. Chia việc theo phân công của chị Thương.
Khoa theo chân mọi người ra suối, cậu cũng mặc áo mưa, còn bọc máy ảnh trong một túi nilon để không cho nước ngấm vào trong máy.
Nhìn nước suối, cô Thương quay lại nói với chị em:
– Hình như nước dâng lên một ít rồi. Hôm qua chỗ mỏm đá Khoa ngồi còn nửa, giờ sắp ngập hết rồi.
Tố Quyên nói:
– Hay chị gọi cho bộ đội đi. Ngộ nhỡ…
Cô Thương thò tay vào trong quần, móc cái điện thoại Nokia ra, vừa bấm số vừa nói:
– Chỉ sợ không đến kịp. Nhưng thôi cứ gọi. Ơ… Không có sóng.
Vừa nói xong thì như một thói quen, cô Thương trèo thoăn thoắt lên cây sến già, cái cây sến này buộc sợi dây thừng vắt ngang sông.
Đến lưng chừng cây. Chỗ một cái chạc ba, cô quơ quơ tay ra để bắt sóng, rồi lẩm bẩm:
– May quá, có sóng rồi. 1 vạch.
Một lúc sau thì nói to và nhanh vì sợ sóng chập chờn lại mất tín hiệu:
– Các anh ở đồn biên phòng Nậm Hẻo đấy phải không? Tôi là cô giáo Thương ở trường Pa Thăm đây. Vâng. Vâng. Năm nay nước lên sớm sớm. Tôi nhờ các anh cử mấy người về trường giúp chúng tôi đưa học sinh qua sông. Vâng. Vâng. Nhanh ạ… Alo. Alo…
Cô Thương lại nhìn vào điện thoại, buộc miệng: Lại mất sóng rồi.
Nhưng chắc là cũng đã thông tin xong, cô leo xuống, thoăn thoắt như con khỉ. Có lẽ việc trèo cây cũng là một trong các kỹ năng của các cô giáo vùng cao.
Xuống đến mặt đất, cô ra lệnh:
– Giờ Quyên, Thảo và Vy sang bên kia sông đón bọn trẻ, các chị ở bên này. Nhớ phải dặn tụi nó bám dây cho chắc, có thế nào cũng không được buông tay. Chưa chắc bộ đội đến kịp đâu. Sắp tới giờ bọn trẻ đến lớp rồi.
Không nói 2 lời. Cô Tố Quyên, cô Bích Thảo và cô Hạ Vy lội bọp xuống nước, bám vào sợi dây thừng rồi từng bước từng bước bước đi trên con đường đá dưới lòng sông.
Nước đang ngập đến quá đầu gối, trong khi hôm qua mới chỉ đến bụng chân.