Tình già
Chương 20
Bà Oanh nhẹ nhàng khóa cái cửa cổng, bà định đi bộ ra đầu ngõ để bắt xe ôm đến bệnh viện, chắc hẳn các bạn còn nhớ, xe của bà đang nằm ở cửa hàng sửa xe vì hôm qua bị ông Tình tông vào. Bà Oanh mặc một chiếc quần vải dài ôm sát vào đôi chân làm cặp mông căng hiện ra căng đét, vệt hằn của quần lót nhìn thấy rõ luôn. Bà đeo bên mình một cái túi xách, mái tóc dài được bà buộc gọn gàng ra đằng sau làm ẩn hiện cái cổ dài trắng ngần. Nhìn bà thong dong đi bộ từ phía đằng sau, không một ai dám nghĩ đây là người phụ nữ đã gần bước vào tuổi 60, họ chỉ dám đoán là một phụ nữ tuổi trung niên. Bà bỗng giật mình vì có tiếng còi từ đằng sau đít mình vang lên:
– Bíp bíp bíp!
Bà Oanh vội đi sát vào lề đường bên phải để nhường đường cho kẻ vừa bóp còi. Nhưng tiếng còi vừa dứt thì tiếng người vang lên:
– Xe ôm không người đẹp ơi?
Định bụng quay lại dậy cho tên thanh niên thích trêu gái một bài học vì trêu nhầm bà già, nhưng bà Oanh chợt thấy giọng nói ấy quen quen, bà quay lại thì ngạc nhiên vì người vừa bóp còi không ai khác chính là ông Tình.
– Á, ông Tình, ông chuyển sang làm nghề xe ôm từ khi nào vậy?
Ông Tình đỗ xe ngay sát bên vú bà Oanh:
– Mới làm thêm từ sáng nay này.
Bà Oanh vui vẻ, thực ra trong lòng bà có chút cảm động vì ông Tình hôm qua đã đưa bà về, sáng nay còn cho bà bất ngờ là chờ bà ở cổng tự lúc nào. Tự nhiên, một niềm vui nho nhỏ len lén lên trong lòng. Cái cảm giác này, hình như cả cuộc đời bà chưa từng có thì phải, cảm giác có người quan tâm đến mình, cảm giác mình là người có trong suy nghĩ của một ai đó.
– Ông còn đến đón tôi làm gì, hôm qua tôi đã bảo là đi xe ôm được rồi mà.
– Thôi bà lên xe đi. Tôi chở bà đến cơ quan.
Bà Oanh dạng háng trèo lên xe, bám vào vạt áo bên sườn ông Tình rồi bà nói nhỏ đủ nghe:
– Nhưng gần đến cơ quan là phải thả tôi xuống tôi đi bộ vào đấy.
– Sao phải vậy?
– Còn sao nữa, chiều hôm qua bọn trẻ ranh ở bệnh viện thấy ông chở tôi về, sáng nay lại thấy chở đến. Chúng nó lại tưởng…
Ông Tình cười ha hả, nụ cười cũng khá lâu rồi ông mới có:
– Ha ha ha, lại tưởng tôi và bà ở cùng một nhà hả, ha ha ha… kệ chúng nó, trẻ con thì biết gì.
Bà Oanh nhéo vào sườn ông Tình một cái:
– Cái ông này, già rồi mà còn… lắm chuyện. Thôi đi đi.
Buổi sáng hôm nay thật đẹp, mặt trời cũng bắt đầu vén làn mây chiếu rọi những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Nắng sáng thật đẹp, không chói lòa, không gay gắt như nắng của ban trưa mà dìu dịu như là sưởi ấm lòng người vậy.
… Bạn đang đọc truyện Tình già tại nguồn: http://truyen3x.xyz/tinh-gia/
Ông Tình mang một tâm trạng vui vui, phấn chấn lạ thường từ bệnh viện trở về nhà, mới chỉ qua mấy ngày thôi mà mối quan hệ của ông và bà Oanh đã có những bước tiến rõ rệt. Ông cảm thấy mình yêu đời hơn khi tìm được một người bạn tâm giao đồng trang lứa. Tuổi già rõ ràng là không cần những thứ cao sang phù phiếm, hình thức, có chăng chỉ là cần những lúc buồn vui có người mà tâm sự là được lắm rồi.
Trong bữa cơm, ông tươi cười với tất cả mọi người, đặc biệt là thằng cháu nội Gia Bảo. Những cử chỉ quan tâm của ông Tình dành cho cháu nếu nhìn bình thường thì còn vui nữa là đằng khác. Nhưng có một người trên bàn ăn trong lòng hoàn toàn không thích điều ấy, đó là Thủy, cô không muốn ông cháu gần gũi quá mức. Nhìn thấy ông Tình gắp cho cháu một miếng cá, cô cau có mặt mày nhưng giọng nói thì giữ ở mức bình thường:
– Ông cho cháu ăn ít cá thôi ạ, con sợ cháu nó hóc xương. Mỗi lần gắp cá cho cháu con toàn phải nhằn xương ra.
Đang vui nhưng bị Thủy dội một gáo nước lạnh, ông Tình đột ngột thay đổi sắc mặt, ông đặt đũa xuống ngoảnh sang nhìn Lưu xem phản ứng của thằng con trai ông như thế nào. Nhưng Lưu hình như cố tình không quan tâm đến sự việc vừa mới xảy ra. Thấy vậy ông nhìn vào Thủy mà nói thẳng:
– Thủy này, con nói như vậy là có ý gì? Có phải con không thích bố quan tâm đến cháu nội? Nếu là như vậy thì con cứ nói thẳng ra, người trong nhà cả không cần phải úp mở nhiều. Bố một mình nuôi lớn 2 thằng con trai từ lúc nó còn đỏ hỏn, bố không phải là người không hiểu về cách nuôi trẻ con.
Thấy giọng bố cứng, Thủy cũng trờn nhưng đã đi đến nước này, cô chủ động đẩy xung đột lên một tầm cao mới. Cô cố tình đối đáp lại bố chồng:
– Ý con không phải như thế, nhưng bố cũng phải hiểu là thời ngày xưa và thời nay khác nhau nhiều thứ. Không thể so sánh thế được ạ.
Lúc này Lưu mới lên tiếng chen giữa vào cuộc nói chuyện của bố và vợ mình, anh không muốn mất lòng ai nhưng đã xảy ra tình huống như vậy, anh to tiếng với vợ, nói như quát lên giữa bàn ăn:
– THỦY! Ai cho phép em cãi bố.
Nói với vợ xong, Lưu quay sang bố dịu giọng:
– Bố, con xin lỗi. Vợ con không nên cãi bố như vậy.
Bị chồng ở trước mặt bố và con trai mắng, Thủy đứng phắt dậy, khuôn mặt hằm hằm nói thẳng với bố chồng mà không thèm quan tâm phản ứng của Lưu:
– Con xin lỗi bố, nhưng Gia Bảo là con của con, có có toàn quyền quyết định việc chăm sóc cháu như thế nào. Từ nay con mong bố cho chúng con được tự quyết việc chăm sóc cháu. Việc đón cháu từ trường về kể từ ngày mai con sẽ làm, không dám phiền bố nữa.
Ông Tình há hốc miệng nhìn cô con dâu của mình, từ lúc nó về nhà này đến nay, chưa bao giờ ông thấy nó cãi tay đôi và bốp chát với mình như vậy, lại còn thẳng thắn yêu cầu ông không được can thiệp quá sâu vào cuộc sống của chúng nó. Ông thực tình không biết mình phải nói cái gì vào giờ phút này nữa, chỉ biết là ông đang thực sự rất rất buồn, rất rất giận cô con dâu này, nói không ngoa thì đó là… Láo.
Thủy nói xong câu đó thì đi thẳng lên trên tầng 2 vào phòng mình, tiếng đóng cửa cái “Rầm!” Từ trên tầng 2 vọng xuống. Ở bên trong cánh cửa, Thủy vuốt vuốt vào ngực mình để làm dịu đi tiếng trống ngực, cô tự nói với bản thân: “Mình làm như vậy có quá đáng không nhỉ? Bố, con xin lỗi nhưng con không còn cách nào khác cả”. Rồi cô áp sát tai vào cánh cửa phòng để nghe tiếng âm thanh bên dưới, cô hồi hộp chờ màn kịch thứ 2 xảy ra, theo cô phán đoán thì đã đến lúc Lưu lên tiếng rồi.
Phải đến 5 phút sau, ở dưới bàn ăn vẫn không ai nói với ai câu gì, chỉ có Gia Bảo là đang thút thít đút từng miếng cơm nhỏ vào miệng, thấy bố mẹ và ông nội cãi nhau, cu cậu đang rất sợ mà không dám ho he gì.
Lưu phá vỡ không gian im lặng đó, bố và vợ bất đồng quan điểm, chuyện này cũng không phải là hiếm gặp trong các gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống trong một mái nhà. Nhất là đối với những người có mối quan hệ với nhau như kiểu: Bố chồng nàng dâu, con rể mẹ vợ, con dâu mẹ chồng… là có quan hệ với nhau nhưng bản chất vẫn là những người không cùng huyết thống, là những người dưng nước lã về chung sống trong một môi trường không thể tránh khỏi những lúc bất đồng bởi vì họ được sinh ra ở các môi trường giáo dục khác nhau, quan niệm về nhân sinh quan cũng khác nhau rất khó hòa hợp được nếu cả hai bên không cùng làm giảm nhẹ cái tôi, cùng vì một mục tiêu chung:
– Bố, chúng con xin lỗi bố. Cũng tại vợ con gặp nhiều áp lực trong công việc nên mới cãi bố. Bố cho con xin lỗi.
Nghe thằng con trai út của mình xin lỗi thay vợ nó, ông Tình thất vọng tràn trề:
– Anh giỏi quá nhỉ, tôi tưởng anh nghiên cứu về Đạo Giáo, về văn hóa phương Đông anh phải có suy nghĩ thế nào chứ. Anh dậy vợ anh cãi tay đôi với bố chồng như vậy à? Tôi quan tâm đến cháu nội thì có gì sai? Hay giờ đây anh chị nghĩ tôi già rồi thì muốn bảo gì tôi phải nghe?
Lưu không biết mình phải giải thích như thế nào cho bố hiểu được tâm ý của mình:
– Ý chúng con không phải vậy đâu ạ. Chỉ là… vợ con… nó…
– “NÓ LÀM SAO?”, Ông Tình gắt lên.
– Chuyện là… Thủy có tâm sự với con… là cô ấy cảm thấy áp lực khi phải sống chung… với bố. Cô ấy cảm thấy không được thoải mái. Hay là bố… bố… sang nhà anh Phong ở tạm một thời gian. Rồi để từ từ con khuyên bảo Thủy. Như vậy có được không ạ?
Ông Tình như không tin vào tai mình nữa, ông không dám tin những lời nói trên là sự thật, rằng lời nói đó là của chính thằng con trai út nói với bố đẻ mình, rằng nó muốn đuổi ông đi khỏi ngôi nhà này. Ông trợn tròn mắt nhìn Lưu:
– Anh vừa nói cái gì? Anh nói lại tôi nghe xem nào.
– Con… Thôi coi như con chưa nói cái gì. Bố không đồng ý thì thôi ạ.
Ông Tình cầm cả cái bát đập “Choang” một cái xuống sàn nhà. Gia Bảo òa khóc nức nở vì quá sợ, nó chưa bao giờ thấy ông giận như thế cả. Ông Tình thấy cháu khóc thì dịu giọng lại mà vỗ về:
– Gia Bảo, cháu lên với mẹ đi. Ông xin lỗi vì làm cháu sợ. Lên với mẹ đi cháu.
Gia Bảo lững thững sợ sệt bám vào lan can cầu thang đi lên tầng 2, Thủy mở cửa sẵn đón con vào. Còn lại bố con ông Tình ở dưới. Ông Tình cay đắng nuốt nước mắt vào trong, ông thực sự thất vọng về con trai, ông nói rất nhẹ, nhẹ như thở:
– Anh không biết anh vừa làm cái gì với tôi đâu? Anh chưa đủ lớn để biết anh vừa làm cái gì với tôi. Cái nhà này anh có biết là tôi và mẹ anh phải vất vả như thế nào mới xây lên được không? Từng viên gạch, từng thanh sắt, từng cân xi măng phải đổi bằng tem phiếu, đổi bằng gạo, bằng thịt ăn hàng ngày đấy. Anh nói với vợ anh rằng, hôm nay tôi có thể đi, nhưng tôi không phải đi vì vợ chồng anh, mà tôi đi vì Gia Bảo, vì cháu nội tôi.
Nói xong ông Tình lẫm lũi đi lên cầu thang, ông đi lên phòng mình thu dọn quần áo. Tiếng bước chân của ông đi ngang qua cánh cửa phòng ngủ của vợ chồng Lưu. Thủy ở ngay sát cánh cửa cảm nhận rất rõ những bước chân nặng nề của bố chồng, cô ôm thật chặt Gia Bảo, ôm thật chặt đứa con để ngăn cho mình khóc thành tiếng, ngăn bước cô mở cửa rồi quỳ xuống chân bố chồng mà xin lỗi. Chuyện hôm nay cô biết cô hoàn toàn sai, sai toàn tập, bản thân cô thực tâm cũng không nỡ lòng để xảy ra chuyện này. Nhưng vì đứa con trai đang ở trong lòng nên cô sẵn sàng chấp nhận tất cả.
Lưu nhìn cảnh bàn ăn tan hoang, thức ăn hầu như vẫn còn nguyên, trên nền nhà là vương vãi những mảnh sành sắc nhọn của cái bát ông Tình vừa đập. Trong đầu Lưu đang ngổn ngang trăm bề nhưng nổi lên vẫn là niềm ân hận. Những câu nói rất nhỏ, rất nhẹ của bố như tiếng lòng chất chứa của một người cha đã cả đời hy sinh thân mình cho các con. Bố còn làm thay cả phần của mẹ để nuôi lớn hai anh em trưởng thành cho đến tận ngày hôm nay, vậy mà… Lưu chỉ an ủi bản thân một chút rằng nếu bố không ở đây thì sẽ sang nhà anh Phong ở, cũng gần đây thôi.
Ông Tình đeo trên người một cái ba lô, mấy bộ quần áo đơn giản được ông nhét vội vào trong, đi qua mặt Lưu, định không nói gì mà đi thẳng nhưng nghĩ thế nào ông lại đứng đó mà nói:
– Tôi qua nhà thằng Phong!
Chưa kịp nói gì thì bố đã đi mất.