Tình già
Chương 34
Cả ngày hôm nay sau cái cái hôm qua ông Tình vào nhà bà Oanh sửa ống nước làm bà giận dỗi, bà Oanh không thèm nói với ông Tình một câu nào. Hai người có gặp nhau vài lần nhưng lần nào bà Oanh cũng làm như ông Tình là không khí mà không thèm đáp lời chào, mặc cho cái mặt nhăn nhó vì hối lỗi của ông Tình.
Cuối giờ làm, ông Tình xuống tầng 1, đi qua phòng lễ tân ông ghé vào hỏi:
– Bệnh nhân Trần Mai Trang đặt lịch khám hôm nào hả cháu?
Cô y tá làm kiêm luôn lễ tân bệnh viện sau khi giở sổ lịch đặt khám ra thì nói nhẹ:
– Chiều mai lúc 15h chú ạ.
– “Ừ, chú biết rồi”, nói xong ông Tình đi bộ xuống tầng hầm lấy xe máy, ông đi nhanh để tránh cho cô y tá phát hiện ra khuôn mặt có chút gì đó giống như là mừng rỡ bất thường vì được khám cho bệnh nhân Trần Mai Trang.
Chuyện khám cho bệnh nhân đặc biệt với cách khám đặc biệt dù sao thì cũng chiều mai mới xảy ra, chuyện trước mắt của ông Tình vẫn phải làm là làm lành với bà Oanh. Cả ngày hôm nay ông đứng ngồi không yên vắt óc ra suy nghĩ xem làm cách nào để làm hòa với bà ấy đây.
Nhìn một lượt trong hầm để xe, không thấy xe của bà Oanh đâu, ông đoán là bà đã ra về trước ông rồi. Vậy là ông phi xe ra về một mình.
Ăn cơm một mình kể cũng buồn, nhưng buồn thì buồn vẫn phải ăn. Mãi gần 8h tối ông Tình mới nuốt xong cơm. Ăn xong ông để bát đũa đấy mai rửa, ông mặc một chiếc quần gió dài đến gót chân, trời mát nên ông mặc một cái áo phông cộc tay đi hóng gió ngoài bờ hồ Tây.
Ra đến hồ, theo kế hoạch đã chuẩn bị từ trước, ông nhắn tin cho bà Oanh: “Bê lô, hôm nay trăng thanh gió mát, Tình tôi đang đứng ở ven hồ Tây đợi bà, chỗ đoạn có cái cầu bắc ra hồ súng ấy. Bà ra đây tôi có chuyện muốn nói”.
Bà Oanh đang đứng trước vòi hoa sen, tất nhiên là trần truồng rồi. Bà đang ngoáy tay kỳ cọ xà phòng Enchanteur vào đôi đít. Bỗng bà giật thót người làm bầu vú rung rung rơi bọt xà phòng xuống dưới nền vì tiếng điện thoại có tin nhắn “Tít tít tít”, bà có thói quen mang theo điện thoại vào phòng tắm vì đề phòng con gái gọi về bất thình lình. Bà đưa tay vào vòi nước rửa bọt xà phòng rồi chấm chấm vào khăn để xem tin nhắn điện thoại. Đọc tin nhắn xong bà tủm tỉm cười một mình:
– Lại định làm lành với mình đây. Còn bày đặt gió mát trăng thanh như cái bọn thanh niên.
Đặt lại điện thoại vào chỗ cũ, bà không nhắn ngay vì nếu nhắn lại ngay tức là báo hiệu cho ông biết là bà không có giận gì ông rồi. Mà thực ra bà có giận gì ông đâu cơ chứ, chỉ là một chút gì đó thay đổi cho thêm mắm thêm muối, thêm gia vị chanh tỏi ớt vào mối quan hệ của hai người thôi mà.
Bà Oanh tắm tiếp.
Phải đến gần 30 phút sau ông Tình mới thấy có tin nhắn trả lời của bà Oanh, báo hại ông bị muỗi cắn gần chết. Nhưng đọc tin nhắn mặt ông không sáng lên tẹo nào: “Không trăng sao gì hết, tôi ngủ rồi, ông về đi”.
Ông Tình buồn thì có buồn vì bà Oanh kéo tụt cảm xúc của ông xuống, nhưng biết là không phải một hai tin nhắn mà làm hòa được ngay, Tình ta nhắn lại với thái độ nếu bà không thích xìu thì tôi cứng: “Nếu Oanh không ra, tôi sẽ đợi cả đêm”.
Bà Oanh tắm xong rồi, bà mặc một bộ đồ cộc ở nhà, vừa nãy tắm xong định không mặc quần lót áo lót nhưng nghĩ thế nào lại xỏ vào một bộ đồ lót đồng bộ màu trắng, mặc xong còn ngắm mình trong gương rồi nhìn thẳng vào khuôn mặt đang hồng tươi ở trong đó mà nói: “Ơ hay nhỉ, mình định đi gặp người ta hay sao mà mặc quần lót. Mà đi gặp sao phải chọn bộ đồ lót bé tẹo này nhỉ, có giở ra cho người ta nhìn đâu, mặc thế nào mà chẳng được”.
Bà Oanh ôm bụng cười vì đọc tin nhắn của ông Tình:
– Hô hô hô hô! Gì thế này, “nếu Oanh không ra, tôi sẽ đợi cả đêm”, cái ông này lại còn bày đặt cái gì nữa đây.
Để thử lòng kiên nhẫn của ông, bà vẫn giả vờ như ngó lơ, một tin nhắn cụt lủn: “Kệ”
Ông Tình không thèm nhắn tin lại, bởi ông biết nếu có nhắn lại cũng sẽ chỉ nhận được những câu vô tình kiểu này mà thôi. Ông quyết rồi. Ông sẽ đợi.
8h30′
8h45′
9h00′
Ông Tình vẫn đợi.
Bà Oanh vẫn xem Cô dâu 8 tuổi, đang chiếu dở phần 8 tập 69. Nhưng bà có nhập tâm được vào bộ phim đâu, tâm trí bà đang ở ngoài hồ Tây kia kìa.
9h15′
9h30′
9h45′
Rồi khi chiếc kim ngắn chỉ vào số 10, chiếc kim dài chỉ vào số 12 trên chiếc đồng hồ quả lắc treo trên tường thì bà Oanh mở cửa đi ra ngoài. Đóng cửa lại, bà lẩm bẩm nói một mình cho khỏi sợ ma, bà chưa bao giờ đi ra khỏi nhà giờ này, cổng nhà bà trong ngõ hẻm không có đèn tối om:
– Lão Tình già chết tiệt này, để xem lão còn ở đấy không? Lão mà về thì đừng có mà trách tôi đấy. Con lạy mẹ sống khôn thác thiêng về đây bảo vệ con, con gái mẹ sợ ma lắm. Ui trời sao trời tối thui thế này.
Bà Oanh lò dò từng bước đi vòng vèo trong cái ngõ, nhưng càng lò dò càng sợ, vậy là bà chạy, mà càng chạy lại càng sợ, cứ có cảm giác như có ai đó đang đuổi đằng sau lưng mình.
Bà đưa tay lên ngực thở phừ phừ khi chạy hết con ngõ nhỏ, ra ngoài đường lớn thì có bóng điện đường, không sáng rõ lắm vì ở trên cao nhưng cũng gọi là có chút ánh sáng.
Từ đầu đường lớn chỉ đi bộ một đoạn chừng 200 mét là đến chỗ cái cầu bắc ra một cái eo của hồ Tây.
Nhưng bà Oanh chẳng nhìn thấy ai đứng một mình cả, chỉ lác đác vài chiếc xe máy đang dựng bên cạnh lan can hồ, trên xe máy tất nhiên là từng cặp từng cặp rồi, họ đang ôm nhau, đang hôn nhau, thậm chí đang mò mẫm vào trong người nhau nữa.
Bà giậm chân đành đạch:
– Thế mà kêu là “nếu Oanh không ra tôi sẽ đợi cả đêm”, đàn ông các người rặt một lũ lừa đảo.
Nhưng chưa hết cái đạch đạch thì bà Oanh thấy lưng mình có một cái áo khoác trùm vào, trời mùa hè không phải là lạnh nhưng gió hồ lồn lộn cũng mang lại cảm giác ren rén. Kèm với cái áo là giọng của ông Tình trầm ấm, sang sảng ở bên tai, bà còn cảm nhận thấy hơi thở của ông Tình phả vào ráy tai bà:
– Oanh đến rồi à?
Giả vờ như là gái ngoan lần đầu trốn mẹ đi chơi, bà Oanh giật mình đến thót một cái:
– Ối, làm Oanh sợ hết hồn.
Ông Tình mỉm cười lắc bên này, lắc bên nọ làm hai cánh tay đung đưa trong không khí:
– Vậy mà… anh cứ tưởng… Oanh không ra.
Là ông Tình cố tình thay đổi cách xưng hô. Ông chuyển từ Ông/Bà sang Anh/Oanh một cách tài tình giống y như Park Hang Seo chuyển từ sơ đồ chiến thuật 5 – 3 – 2 phòng thủ chặt sang 3 – 4 – 3 tấn công rực lửa.
Bị cuốn theo lối chơi của đối phương, bà Oanh không kịp phòng bị đâm ra chỉ biết nằm ngửa chịu trận, bà cũng bị líu lưỡi nói theo lối xưng hô của ông Tình:
– Oanh chỉ ra… để xem… anh đã về chưa thôi. Anh chưa về thì… Oanh về đây.
Nói xong bà ngúng nguẩy quay lưng định đi về, nhưng ông Tình nói một câu làm bà muốn quẳng ông xuống hồ cho cá ăn:
– Thì anh… về rồi mà.
Bà cởi áo khoác ném trả ông Tình:
– Thế mà kêu là “Oanh không ra tôi đợi cả đêm”.
Ông Tình đón lấy chiếc áo khoác nhưng một lần nữa lại gần bà rồi vòng tay ra sau lưng theo động tác ôm lấy bà để trùm lại cái áo:
– Anh về… để lấy áo khoác ra đợi Oanh cả đêm mà. Không thì lạnh chết, mai ốm lại có người mắc công chăm.
Bà Oanh hồi hộp, tim bà đập thưng thưng ở sau vú trái, ông Tình gần như đang ôm lấy bà mặc dù chưa phải là cái ôm thực sự nhưng nó vẫn chắn được cái gió đang phần phật:
– Ai thèm… chăm… anh.
Bà Oanh bĩu môi làm nũng như sắp chảy nước, ông Tình suýt chút nữa thì ôm thật. Mà nếu giả thử chăng ông có ôm chắc gì bà đã từ chối. Nhưng dù sao ông cũng lớn tuổi rồi, chuyện yêu đương không giống như suy nghĩ của tuổi thanh niên bây giờ. Trong suy nghĩ của ông và bà, chuyện hai người chỉ cần chạm tay vào nhau thôi cũng coi như là “nhớ nhau cả đời rồi”, ấy thế nên mới có cái bài hát “Ông Bà Anh”, lời bài hát như thế nào ấy nhỉ, nó có một đoạn như thế này này:
‘Ông bà anh yêu nhau thời chưa có TV.
Ông bà anh yêu nhau thời chưa có xe hơi.
Ông thường đưa bà anh đi dạo quanh.
Trên con ngựa sắt Thống Nhất màu xanh.
Ông bà anh đưa nhau đi khắp phố xa.
Bà ngồi trên gác – ba – ga chiếc xe đạp tróc sơn.
Ông mua tặng bà anh 1 đóa hoa.
Và đó là món quà đầu tiên.
Ôi tình yêu, ngày xưa đẹp lắm con ơi.
Những dòng thư tay viết vội, những lời ngây ngô đầu môi.
Và thời ấy, bình dị lắm con ơi.
Chạm tay nhau 1 giây thôi là nhớ nhau cả đời.
Và đó là lời ông nói với anh.
Ông có 1 tình yêu tươi xanh.
Và đó là lời ông nói với anh.
Ông có 1 tình yêu xanh ngát xanh’
Bà nói xong thì cả hai im lặng, im lặng để thưởng thức cái dư vị ngọt ngào đầu tiên mà hai người kẻ 60 người 58 dành cho nhau. Từ ngày hôm qua đến tận giờ phút này, đã hơn 24 giờ đồng hồ trôi qua họ không nói với nhau tiếng nào, bên ngoài là đang “giận dỗi”, nhưng cả hai không ai nói cho nhau biết nhưng cả hai đều biết họ luôn nghĩ về nhau, rằng những giờ vừa qua chỉ như một thứ gia vị ngọt ngào của thứ tình yêu muộn mằn vừa chớm nở, cái thứ “tình già” này có thể gọi là tình yêu được không nhỉ?
Được quá đi ấy chứ, có phải có ai đó đã từng nói, tình yêu không phải biệt chi cả, miễn là hai con tim đồng điệu, chung nhịp đập thì hoàn toàn có thể đến bên nhau cơ mà. Tình yêu nào có phân biệt sang hèn, địa vị, giai cấp, địa lí, thời gian đâu, thậm chí còn không phân biệt giới tính nữa cơ mà. Ông Tình và bà Oanh đến với nhau cũng nào có trái luân thường đạo lý gì, chẳng trái pháp luật nữa. Liệu có cái gì có thể ngăn cản họ đến được với nhau?
Bà Oanh lững thững đi về phía lan can sắt của hồ, ông Tình lững thững theo sau bà. Đặt tay mình lên thanh sắt, bà nhìn về phía bên kia hồ, nơi có một dải đèn đường uốn lượn theo đường cong, bà nói thật nhỏ trong tiếng gió:
– Anh bảo có chuyện gì muốn nói với Oanh, giờ Oanh ở đây rồi, anh nói đi.
Ông Tình cũng làm giống như bà Oanh, ông đặt hai tay bám vào lan can, tay ông để sát vào bà, hơi khẽ chạm nhưng bà Oanh rụt ra dịch sang một chút:
– Anh muốn xin lỗi Oanh chuyện hôm qua anh đóng giả làm thợ sửa đường nước hỏng ở nhà vệ sinh.
Bà Oanh mỉm cười một tí nhưng vì đêm rồi nên ông Tình không phát hiện ra:
– Ai mà thèm giận vì chuyện đấy, Oanh còn chưa kịp cảm ơn nữa là.
– Thế Oanh giận anh vì chuyện gì mà đuổi anh ra khỏi nhà, còn nói là từ giờ không muốn gặp mặt nữa.
Bà Oanh hồi tưởng lại cái đống quần áo lót của mình bị ông Tình phát hiện trong nhà vệ sinh, bà nói là giận cũng đúng, mà không giận cũng chẳng sai. Chẳng qua chỉ là bà chữa ngượng cho bản thân mình bằng cách giận dỗi mà thôi:
– Thì vì… vì cái chuyện… mà thôi… ứ nói nữa.
Ông Tình lại dịch tay sang phía bà Oanh một chút, lại chạm vào nhưng lại bị rụt ra:
– Thế Oanh đừng giận anh nữa nhé, mình đừng có như ngày hôm nay nữa nhé? Được không Oanh?
Khiếp, cái ông Tình già này giọng ngọt xớt thế thì gái nào chẳng chịu được đây. Bà Oanh hơi quay người lại nhìn ông Tình:
– Ngố thế không biết, ai mà thèm giận dỗi gì.
– “Hì hì hì”, ông Tình vừa cười vừa thở phào, vậy là chuyện làm ông suy nghĩ suốt cả ngày nay cuối cùng đã được giải quyết. Bõ công ông bày mưu tính kế cho buổi gặp lúc ban đêm này.
Nhìn điệu cười của ông Tình bà Oanh vui lắm, ông cười rất thỏa mãn như trút được một gánh nặng trong lòng. Hôm nay ở trên bệnh viện, ông có chủ động chào bà mấy lần mà bà làm ngơ, lúc đó nhìn khuôn mặt ông đến tội nghiệp. Chỉ cần thế thôi, nhỏ nhoi thế thôi là bà biết trong lòng ông có nghĩ đến bà:
– Còn chuyện gì nữa không, nếu không thì Oanh về đây, muộn rồi. Anh cũng về nghỉ đi.
Nói xong bà Oanh định quay đi thì ông Tình mạnh dạn đặt hẳn bàn tay mình úp lên trên bàn tay của bà Oanh:
– Oanh đừng về vội, anh còn chuyện muốn nói.
Bà khựng lại, bà nửa mừng nửa lo, nửa chờ đợi nửa không, nhìn vội lên khuôn mặt ông Tình rồi bà cúi xuống ngay, dỏng tai lắng nghe. Lần này bà không rụt tay ra nữa:
– Chuyện gì vậy anh?
Ông Tình cầm hẳn tay bà, ông ấp úng:
– Oanh này… anh cũng chẳng biết nói sao nữa… hay là chúng mình… làm bạn đi.
Có một cái gì đó hụt hẫng không hề nhẹ trong lòng bà Oanh:
– Thì… mình vẫn làm bạn đấy thôi.
Siết chặt tay mình vào tay bà Oanh hơn một chút như để lấy dũng khí:
– Ý anh không phải thế, ý anh là… Từ ngày gặp Oanh, anh thấy mình rất hay… nghĩ về Oanh, anh có cảm giác mình… yêu Oanh rồi hay sao ý.
Bà Oanh vẫn nhìn chằm chằm xuống đất, chân di di vào nền gạch ven hồ, tay bà run run theo nhịp tim đập mạnh, bà vừa được tỏ tình. Lời tỏ tình mộc mạc, giản dị không hoa mỹ. Bà bẽn lẽn hỏi lại:
– Thật không?
– Thật mà, anh xin thề. Còn Oanh, Oanh nghĩ về anh như thế nào?
Bị hỏi bất ngờ, bà Oanh lúng túng như gà mắc tóc, như bị hành kinh bất ngờ:
– Oanh… Oanh… không biết. Nhưng hình như… cũng giống… anh.
Ông Tình mừng rỡ thiếu điều muốn nhảy cẫng lên, thiếu điều muốn lột hết quần áo mà nhảy xuống hồ tắm luôn:
– Thật sao, Oanh nói thật sao? Vậy là Oanh cũng có cảm giác yêu anh à? Ôi… Anh mừng quá. Vậy mình yêu nhau luôn đi.
Nhìn cái bộ dạng của ông Tình lúc này, bà Oanh không biết là ông Tình có khai man tăng lên ba bốn chục tuổi không? Nhìn ông trông như một chàng thanh niên mười tám đôi mươi lần đầu tiên biết yêu ấy, bà dựt tay ông ra:
– Gì vậy? Anh nói gì vậy? Yêu nhau luôn đi á? Gì mà vội thế?
Ông Tình như muốn tận dụng nốt quãng đời còn lại dài chẳng bằng một gang tay của mình:
– “Oanh ơi, mình làm gì còn nhiều thời gian đâu. Tranh thủ, tranh thủ”, ông đặt hai tay lên hai vai bà lắc lắc hối hối như thúc giục.
Bà Oanh cứ để yên như vậy cho ông hết cơn sướng đi rồi mới nói:
– Oanh đã nhận lời đâu. Để Oanh về xin phép… mẹ đã.
Ông Tình trố mắt nhìn:
– Mẹ còn sống à? Anh tưởng là…
– Không, mẹ mất lâu rồi.
Vẫn chưa hết ngạc nhiên:
– Thế Oanh xin mẹ bằng cách nào?
Bà Oanh nhìn lên trời:
– Xin đài âm dương.
Ông Tình xuýt chút nữa thì lộn qua lan can ngã xuống hồ Tây.
… Bạn đang đọc truyện Tình già tại nguồn: http://truyen3x.xyz/tinh-gia/
Ngay khi vừa về đến nhà, đóng cửa nẻo cẩn thận bà Oanh đi đến ngay bàn thờ, thắp 3 nén nhang, giữa làn khói khi ngút và mùi hương trầm, bà khấn lên di ảnh của người mẹ quá cố, đầu đội khăn mỏ quạ:
– Con lạy mẹ sống khôn thác thiêng về đây chứng giám cho con gái là Nguyễn Hoàng Oanh xin phép mẹ cho được làm bạn với anh Đặng Trung Tình. Chúng con tuổi đã xế chiều, tâm đầu ý hợp muốn làm bạn đời của nhau để có bầu, không ý con không phải là có thai vì con hết tuổi đẻ rồi, ý con là để bầu bạn cùng nhau, nương tựa nhau lúc tuổi già trái gió trở trời. Mẹ sống khôn thác thiêng cho xin ý kiến, nếu mẹ đồng ý thì mẹ độ cho một đồng sấp một đồng ngửa… Keng!
– Con lạy mẹ sống khôn thác thiêng…
… Bạn đang đọc truyện Tình già tại nguồn: http://truyen3x.xyz/tinh-gia/
Ông Tình như cánh diều phơi phới căng gió bay lên cao, từ lúc chia tay bà Oanh ở bờ hồ về đến nhà người ông cứ lâng lâng như đang ngáo đá. Ông đang chờ bà Oanh hỏi ý kiến người mẹ quá cố của mình.
Chờ mãi chẳng thấy có hồi âm, ông đành nhắn tin: “Mẹ đồng ý chưa Oanh?”
Phải đến gần nửa tiếng sau, ông Tình mới nghe thấy tiếng “bíp” của điện thoại, mở ra đọc xong ông chỉ muốn phi thân sang nhà bà Oanh luôn, tin nhắn có nội dung như sau: “Mẹ đồng ý rồi anh ạ”
Ông Tình nhoáy nhoáy bấm điện thoại lại: “Chắc chắn là thế rồi, mẹ đồng ý ngay phải không?”
Chưa đầy nửa phút sau đã có tin nhắn trả lời: “Mẹ khó tính lắm, Oanh xin đến lần thứ 8 mới được đấy”.
Ông Tình nhắn lại cho người yêu luôn: “Anh sang nhà em luôn bây giờ nhé, anh muốn gặp Oanh?”
Bà Oanh nhận được tin nhắn cũng xốn xang lạ thường, nằm một mình đơn côi, bà muốn có một vòng tay để ấp ủ lắm chứ, nhưng mọi chuyện không vội được: “Thôi anh đừng sang, muộn lắm rồi. Với lại Oanh cũng không muốn mọi chuyện đi quá nhanh. Oanh còn phải hỏi ý kiến của cái Tiên nữa. Mấy hôm nữa là mùng 1, Oanh sẽ ra mộ thắp hương cho bố cái Tiên, cũng hỏi ý kiến ông ấy một câu cho phải đạo anh ạ”
Ông Tình nhắn lại: “Ừ, hôm đó anh đi cùng em nhé, cũng sắp đến ngày giỗ của mẹ tụi nhỏ rồi. Anh cùng em ra mộ thắp cho bà ấy nén nhang. Rồi chúng mình chọn ngày lành tháng tốt, làm vài mâm cỗ mời mọi người đến chứng kiến ngày Oanh về làm vợ anh, như vậy có được không?”
Bà Oanh cười một mình trong đêm: “Khiếp, chửa chi đã gọi người ta là vợ rồi, ngại chết đi được ấy”. Nhắn tin xong bà tự nói cho mình nghe: “Không biết có còn xí quách gì không nhỉ? Hihihihihihi”.
Rồi hai ông bà còn nhắn tin cho nhau đến tận 1 giờ sáng mới dừng. Biết bao kế hoạch, bao dự định được “đôi trẻ” của chúng ta ấp ủ thực hiện trong tương lai. Nhưng họ không biết rằng, để đến được với nhau họ còn phải nắm tay nhau vượt qua một thử thách không hề nhỏ, đó chính là Phong và Lưu, hai đứa con trai của ông Tình.