Tuổi 23

Chương 54



Phần 54

Bốn năm đại học qua đi, cuộc sống thay đổi quá nhiều. Tiền thì ngày càng mất giá, cầm năm chục nghìn ra đường nhoằng cái ăn trưa với café là hết. Xăng chỉ nhăm nhe chực tăng và không bao giờ giảm, như thể cái nhà máy lọc dầu Dung Quất đang ngoác mồm cười hô hố vào mặt toàn thể người đi xe máy (tôi đã từng đề cập cái nhà máy này hồi đầu cấp 3) trên đất Việt Nam.

Yahoo! dần đi vào dĩ vãng, chẳng mấy ai dùng nó nữa mà chuyển qua facebook. Những hàng net trở nên nhàm chán hơn bao giờ hết dù trò chơi ngày một nhiều. Tivi ngày càng nhảm nhí vì những con người đứng trước máy quay luôn cố nở nụ cười giả tạo, khóc lóc giả tạo nốt và luôn nói điều không thật. Tivi nhảm, báo chí mạng nhảm theo khi ngày nào cũng đập vào mặt hàng chục bộ ngực, hàng trăm cô nàng hot girl từ dưới đất mọc lên, giết người cướp của các kiểu con đà điểu. Thông tin nhiều như nước, nhưng chúng chảy trái chiều nhau trong cùng một dòng sông. Tôi, kẻ đứng giữa dòng sông ấy không biết nên tin điều gì hay tin ai. Một cảm giác bàng quan lớn dần trong tôi, để rồi sau một thời gian, tôi thường tự nhủ: “kệ mẹ người ta, mình còn sống, còn vui là tốt, việc đếch phải quan tâm đến ai?”.

Trong một thoáng, tôi chợt nhận ra suy nghĩ của mình đã thay đổi. Trước đây tôi chưa từng bàng quan như thế. Đâu rồi thằng Tùng Teo Tóp luôn lạc quan? Đâu rồi thằng ôn cấp 3 ném đá ra Hồ Tây và nói rằng mình sẽ theo đuổi ước mơ đến cùng?

Tôi đã nghĩ chuyện cầm bút vẽ nhưng không thể. Tôi ngại vì chuyện không hay trên diễn đàn, ngại vì gặp những con người luôn chê bai, ngại vì sợ nghe lại câu nói “về học vẽ lại đi em”. Tôi ngại vì đó chỉ là giấc mơ thời trẻ con.

Có vẻ tôi đã lớn và thằng bé con ngày xưa trong tôi đã chạy đi đâu mất. Không còn thằng bé ấy, mỗi tối tôi lại tự hỏi tại sao người ta kiếm nhiều tiền hơn mình, rồi nghĩ thằng bỏ mẹ X sao có tiền mua Iphone nhỉ, thằng Y được ông già nó nhét vào cơ quan, con Z vớ được thằng chồng giàu có. Để sau đó, tôi lại không thể ngủ nổi vì những câu hỏi về tương lai. Mình sẽ giàu có hơn chăng? Hay mình sẽ mãi là thằng chạy việc, chạy ăn từng bữa thế này? Hay mình nhảy việc đi chỗ khác? Nhưng chỗ khác không nhận mình thì sao? Hàng trăm câu hỏi quấy nhiễu tôi, chúng lôi tôi dậy và hét vào mặt tôi: tuổi 23, mày đã có gì chưa?

Và điều đó làm tôi khóc.

Tuổi 23, tôi chẳng có gì.

Bạn đang đọc truyện Tuổi 23 tại nguồn: http://truyen3x.xyz/tuoi-23/

Bạn đã nhìn thấy thằng con trai khóc bao giờ chưa? Khóc vì thất tình thì chắc ai cũng thấy, nhưng khóc vì những điều không – phải – thất – tình thì không phải ai cũng biết. Bởi những lúc như vậy, thằng con trai sẽ tìm một chỗ riêng tư nhất và khóc một mình.

Tôi chưa bao giờ nghĩ thằng Choác sẽ có ngày khóc lóc. Thật! Mới tưởng tượng ra thôi đã thấy hài hước. Nó ra trường với tấm bằng khá, bố mẹ có điều kiện xin cho nó một chỗ làm tốt, đỡ phải nhọc nhằn như tôi. Nhưng sau bốn tháng rồi nửa năm, khi tôi đang bạc mặt ngoài đường đi phát tờ rơi, nó vẫn ngồi nhà. Cho đến hôm uống rượu ở nhà thằng Xoạch, không biết vì rượu ngon hay vì quá nhiều tâm sự, nó khóc như mưa trút. Vặt Cọng Lông! – Tôi và thằng Xoạch ngớ mặt ra nhìn nó và hỏi tại sao, nó mới bắt đầu kể:

– Ông bà già tao lúc bảo vào chỗ này, lúc bảo vào chỗ kia. Tao không biết đằng nào mà lần! Tao đi nộp hồ sơ chỗ khác thì chửi tao ngu, bảo mấy chỗ ấy không ổn định! Mà lần nào về nhà, ông bà già cũng chửi, bảo con người ta thế nọ con người ta thế kia. Mày không biết đâu, nửa năm rồi, ngày nào tao cũng bị ăn chửi. Tháng ba mươi ngày chửi cả ba mươi ngày, tao chịu thế nào được?! Mà mấy chỗ ông bà già xin có phải dễ đâu? Con cháu người ta nó vào hết rồi, chen chân không được, lại quay ra chửi tao học ngu nên không có bằng giỏi, không xin được chỗ tốt! Thế cái ĐM tao đang làm gì đây hả?

Lời nói của nó dĩ nhiên không nắn nót như thế và tôi đã giản lược hoặc thay đổi vô số lời lẽ chửi tục. Nhưng tổng quan là vậy, tuổi 23 của thằng Choác không hề dễ chịu. Nó chưa thoát khỏi vũng bùn thất nghiệp, thậm chí còn bị kéo xuống sâu hơn vì gia đình.

Thằng Xoạch cũng lâm vào vấn đề tương tự. Nó tốt nghiệp nhưng không muốn theo ngành học mà đi theo nghề nhiếp ảnh. Nó mất rất nhiều thời gian để thuyết phục gia đình cho nó sống với cái nghề mà nó chọn. Nó biết những khó khăn mà mình sẽ trải qua, biết những rủi ro sẽ gặp phải. Nó vạch ra kế hoạch làm việc hẳn hoi và cố gắng làm theo. Nhưng kế hoạch tốt không có nghĩa là mọi thứ đều ổn. Luôn có những vấn đề phát sinh và thằng Xoạch không thể xử lý hết. Nó không sụt sùi như thằng Choác, nhưng những lúc ngà ngà say, nó lại tỏ ra buồn đời:

– Tao đếch biết thế nào nữa. Giờ đi chụp với làm thêm cũng chưa đủ ăn, mấy năm tới không biết thế nào… Có khi tao vào trong nam, làm ăn ngoài này với mấy thằng khách đòi hỏi rõ nhiều! Hậy! Đập Muỗi, nó muốn bộ ảnh lung linh như người mẫu mà diễn thì cứng đơ như ma nơ canh, bố tao cũng chẳng chụp lung linh được!

Nghề của thằng Xoạch tiếng thì sang chứ để sống với nghề không phải chuyện dễ. Tuổi 23 của nó chưa bao giờ ngừng hỏi về tương lai, về bản thân mình.

Đó thực sự là quãng thời gian khó khăn.

Đi làm hơn nửa năm, tôi đã có nguồn khách hàng ổn định hơn, quen việc hơn. Nhưng điều đó không làm tôi vui. Tôi biết rằng đây không phải con người mình. Giấy, bút vẽ, màu và tưởng tượng – đó mới là tôi, là con người tôi muốn sống. Phiền rằng tôi không đủ can đảm làm vậy. Hàng đống thứ xung quanh khiến tôi chùn bước. Và tôi sẽ mãi mãi là thằng hèn nhát như thế nếu không xảy ra một biến cố. Biến cố ấy xuất phát từ một câu chuyện buồn.

Bạn đang đọc truyện Tuổi 23 tại nguồn: http://truyen3x.xyz/tuoi-23/

Đợt tôi đi làm cũng là lúc ông cụ nghỉ hưu. Đối với tôi, bố nghỉ hưu hay không cũng thế vì tôi không quan tâm ổng. Quá nhiều chuyện trong quá khứ đã khiến tôi và bố không hợp nhau. Chúng không phải những chuyện vui vẻ, tôi cũng không muốn kể vì nó hết sức riêng tư. Mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi gia đình có sự mâu thuẫn mà chỉ người trong gia đình mới hiểu. Nhưng đại khái là vậy. Nói một cách thật lòng, ở thời điểm ấy, tình cảm của tôi đối với ông cũng chẳng hơn gì tình cảm mà tôi dành cho ông hàng xóm là mấy.

Tôi vô tâm và không để ý rằng ông cụ đang mắc một chứng bệnh tâm lý. Bao nhiêu năm làm việc, giờ tự dưng nghỉ, bố đâm ra khó tính hơn cả những ông già bảy mươi tuổi. Ông cục cằn và luôn miệng chửi bới, khi chửi bữa cơm không ngon, khi chửi thằng con đi làm về muộn. Dường như trong mắt ông, mọi thứ đều ngứa mắt.

Ban đầu, tôi chỉ im ỉm cho qua, coi như không nghe thấy. Nhưng sự ức chế trong tôi càng tăng cao khi ông chửi tôi học hành như hạch, thi vào trường đại học dở như hạch và kiếm được một việc như hạch nốt. Không vấn đề! – Tôi tự nhủ, bởi vốn dĩ tôi lớn lên trong sự mắng nhiếc và bị so sánh với con nhà người ta. Song sự việc bắt đầu ngoài tầm kiểm soát khi bố chửi đam mê vẽ vời của tôi. Ổng so sánh tranh của tôi với giấy vụn, ổng chửi luôn cả bức tranh mà tôi đạt giải 4 triệu – mà chính ổng đã trưng thu 4 triệu đó để mua tivi mới, trong khi tôi đang muốn đầu tư thiết bị vẽ.

– Mày vẽ toàn những thứ mà không ai xem được. Tỉnh lại đi con ạ! Mày đâm đầu vào vẽ vời nên giờ chỉ là thằng mạt hạng trong xã hội. Con nhà người ta mua xe mua nhà cho bố mẹ, còn mày chỉ vác cái mồm về đây để tao nuôi! Vẽ vời gì cái loại mày? Bôi bôi bẩn bẩn tí màu rồi gọi là tranh ấy hả? Tranh người ta bán mấy trăm nghìn đô, tranh mày có chó nó thèm xem!

Tôi nghỉ vẽ, nhưng không có nghĩa ai đó được phép chửi vào những thứ tôi từng vẽ ra, kể cả đó là bố. Sự ức chế, sự căm ghét người bố suốt hàng chục năm trong đầu tôi bùng nổ, tôi nổi khùng:

– Câm mẹ cái mồm đi! Ông thì biết con kẹc gì!

– Mày nói gì? Mày vừa nói gì? Mày là con tao, mày nói thế à?

Bố dứ dứ tay định tát tôi, còn tôi chẳng ngán:

– Tôi nói thế đấy! Tôi bảo ông câm mẹ cái mồm đi đấy! Ông làm cái gì thì làm cho tôi xem nào?!

Và bố tát tôi thật, tát văng cả kính. Tôi liền đáp trả bằng cách xô ổng. Bố ngã xuống đất, lại lồm cồm bò dậy, lần này vớ luôn cái ghế định đánh tôi. Tôi không ngán, bỏ qua luôn chuyện cái ghế phang vào đầu mình, chỉ dùng sức húc ổng như trâu húc mả. Chẳng ông già sáu mươi tuổi nào chống được sức mạnh của thằng hai mươi tuổi. Ông ngã xuống, la oai oái:

– Ối giời ơi! Nó đánh tôi! Nó đánh tôi!

Mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nữa nếu mẹ tôi không can ngăn. Tôi liền bỏ sang nhà thằng Choác ngủ nhờ. Mang tiếng ngủ nhưng suốt đêm hôm ấy, tôi không thể chợp mắt. May phước tổ cho tôi, bố không đập đầu vào cái gì đó, chứ không tôi sẽ hối hận cả đời. Có lẽ mình là thằng bất hiếu! – Tôi vừa nghĩ, vừa ngăn nước mắt chảy xuống. Tuổi 23 của tôi, đáng lẽ sẽ là tuổi đẹp nhất, tại sao lại biến thành thế này?

Sáng hôm sau, tôi đi làm. Công việc vẫn bình thường, tôi vẫn tư vấn tìm khách hàng, vẫn hối hả chạy chỉ tiêu. Nhưng cả ngày, tôi như người mất hồn, có mỗi bản danh sách ba mươi số điện thoại mà gọi mãi chẳng xong. Chán đời, tôi đành gọi điện về nhà và nói với mẹ là đi ra ngoại thành làm việc, tới mai mới về. Quả thực là trước nay tôi vẫn thường đi sang tỉnh khác tìm khách hàng. Mẹ không nói gì, chỉ bảo:

– Đi đường cẩn thận, ăn uống tử tế nhé! Mà nhớ về sớm, bố mày đang gào ầm ĩ lên kia kìa!

Mẹ biết nỗi khổ của tôi, biết cả sự căm ghét tôi dành cho bố nên không trách mắng, chỉ cảm thông. Nhưng khổ cho bà phải đứng ở giữa, phải nghe bố chửi “con hư tại mẹ”, tôi cảm thấy có lỗi. Nhưng sự đã rồi, tôi chỉ biết đi đâu đó cho khuây khỏa. Hôm ấy, tôi xin nghỉ buổi chiều rồi bắt xe khách chạy về Hải Phòng. Ở đấy có một người luôn sẵn sàng nghe tôi kể lể và tâm sự. Tôi không biết nhiều lắm về hắn, chỉ biết hắn có tên nick trên diễn đàn vẽ là Gabietbay.

Chương trước Chương tiếp
Loading...