Xuyên không về Đại Việt

Chương 34



Phần 34: Hội Nghị Diên Hồng

Lời dẫn: Dĩ vãng của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông Lần Thứ Nhất vẫn còn in sâu đậm trong tâm trí của mỗi người dân Đại Việt. Sau khi đắc thắng ở trận Bình Lệ Nguyên trong vòng chín ngày, chín đêm. Cầm đầu quân giặc là thống soái người Mông Cổ tên Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) cùng với bộ ba diều hâu A Truật, Triệt Triệt Đô và Hoài Đô dẫn theo đội quân hùng hậu đánh thẳng vào kinh thành Thăng Long của Đại Việt.

Khi ấy Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông ngay lập tức thân chinh lãnh đạo toàn bộ nhân dân Đại Việt đứng lên chống lại giặc Mông Cổ, binh sĩ Đại Việt ta lên đến con số hơn 100.000 người, trong đó có hơn 60.000 binh sĩ được huy động tham chiến dưới sự chỉ đạo của những gương mặt tiêu biểu đầy quyền lực như: Vua Trần Thánh Tông, thái sư Trần Thủ Độ, cùng với sự hỗ trợ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Phụ Trần, Hà Bổng cùng Huyền và Hùng là những vị tướng tài lãnh binh chống giặc. Thời điểm này Long vẫn còn biệt tăm biệt tích, không ai biết hắn đang ẩn nấp ở nơi nào.

Dưới sự kiên trì đồng tâm hiệp lực của quân dân Đại Việt ta, giặc Nguyên chỉ có 45.000 tên, gồm 20.000 binh sĩ Mông Cổ và 25.000 binh sĩ Đại Lý, không tài nào ngăn được thế công như nước lũ của binh sĩ Đại Việt, toàn bộ đám giặc thua trận thảm bại, ba tên tướng giặc A Truật, Triệt Triệt Đô, Hoài Đô bị chém đầu ngay trên chiến trường, hai phần ba quân giặc tử trận trong quá trình tháo chạy, tính từ lúc Ngột Lương Hợp Thai rời Đại Lý lần đầu cho tới khi hội quân với Hốt Tất Liệt ở Ngạc Châu.

Kết quả quân ta giành được thắng lợi hoàn toàn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thái Thượng Hoàng, Vua Trần và Thái Sư, toàn dân kháng chiến đánh cho quân giặc thảm bại ê chề, Ngột Lương Hợp Thai hoảng sợ đem theo đám tàn quân chạy thẳng về phía bắc, sau đó tàn đám tàn quân không tới 10.000 người của quân Nguyên còn phải hứng chịu một cuộc tập kích khác của thủ lĩnh miền núi – Hà Bổng, quân giặc chết như rơm rạ, cuối cùng chỉ có một mình Ngột Lương Hợp Thai chạy thoát về được Vân Nam*.

(*Vân Nam là một tỉnh ở phía tây nam của trung hoa quốc, giáp biên giới với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang [Việt Nam].)

Sau hơn 27 năm thất bại phải tháo chạy đến nỗi gà bay chó nhảy, ấy vậy mà đám ngu giặc Mông Cổ lại vẫn chưa chịu từ bỏ ý định thích làm cha thiên hạ, muốn làm mẹ thiên nhiên! Đầu năm 1285, thái tử Mông Cổ là Thoát Hoan dẫn theo 50 vạn binh mã một lần nữa lấn sang lãnh thổ của Đại Việt ta, trắng trợn xâm phạm, gây nên tội nghiệt tàn ác, gieo rắc sự đau khổ cho đồng bào nhân dân Đại Việt!


Canh ba tại Dưỡng Tâm Điện, đây là nơi dành cho các quan viên chờ đợi trước khi vào hầu vua. Thời điểm hiện tại sắc trời vẫn còn tối om như mực, sương đêm lấp lánh rơi xuống trước thềm, có hai bóng người ngồi trước bộ bàn ghế đá, trên mái đầu xanh lẫn mái đầu bạc thấm ướt những giọt sương trắng, thoáng nhìn sơ qua liền tưởng đây là hai lão thần tiên đang ngồi đàm thoại cùng nhau vậy.

Lý lão ánh mắt có phần đăm chiêu, ông nhìn gương mặt hao gầy ánh lên vẻ hốc hác của trung niên ngồi đối diện, nặng nề hỏi:

– Tiểu Tắc, sương đêm buốt giá, khí trời se lạnh như vầy, ngươi vì sao lại không chịu nghỉ ngơi?

Người trung niên ngồi đối diện Lý lão bất động như pho tượng đá, sắc mặt ông ta đau khổ muôn phần, nhiều lúc muốn mở miệng nói gì đó nhưng rồi lại thôi, phải thật lâu sau Ích Tắc vương gia mới than nhẹ:

– Lý lão, tiểu điệt suốt hơn mười năm qua nhận lệnh của gia huynh, dấn thân vào nguy hiểm chấp nhận làm một tên gián điệp hai mang, nhiều lúc tiểu điệt quên rằng mình từng là một hoàng tộc thân có họ Trần!

Trần Ích Tắc ngước nhìn ánh trăng sáng soi trên đỉnh đầu, bao nhiêu mây đen che kín mặt trăng trên trời, hiện cũng giống như mối tâm sự ngổn ngang trong lòng ông vậy, dày đặc nhiều vô số kể.

Lý lão trên gương mặt già nua thoáng hiện lên vẻ đồng cảm, an ủi vỗ nhẹ bờ vai của vương gia, bâng khuâng trấn an tinh thần bằng lời nói:

– Tiểu Tắc, nhiều năm qua khổ sở cho ngươi rồi! Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, dám hỏi ở trong hoàng tộc có mấy người có được đảm lượng giống như ngươi chứ?

Trần Ích Tắc tựa hồ không nghe thấy lời vừa rồi của Lý lão, hoặc là ông ta nghe thấy nhưng lặng lẽ tiếp nhận, trên nét mặt xuất hiện vẻ bẽ bàng, vương gia vậy mà tự nhếch môi cười nhạt:

– Tiểu điệt tuy là gián điệp hai mang, nhưng trong lòng vẫn một đường hướng về tổ quốc! Chỉ mong sao Đại Việt ngày càng lớn mạnh, con dân được ấm no thái bình, vậy thì dù có bị gán cho hôi danh phản tặc, tiểu điệt cũng vui lòng! Đôi lúc tiểu điệt tưởng chừng như bản thân mình đã bị hắc hóa, quân giặc đưa ra đủ loại yêu cầu mê hoặc để dụ dỗ, tuy nhiên khi nghĩ đến cảnh nước nhà tan tác, dân chúng lầm than, nội tâm của tiểu điệt chợt như bừng tỉnh, đối với sự thái bình của Đại Việt càng thêm kiên định, càng thêm vững vàng hơn!

Lý lão trầm tư lắng nghe hết những tâm tư của vương gia, ông vừa thấu hiểu vừa xót xa cho một bậc anh hùng như Ích Tắc, một con người có công lớn trong việc giữ gìn độc lập chủ quyền của đất nước, nhưng công lao to lớn như vậy lại chẳng được mấy ai biết đến cả. Vì để che giấu được tai mắt của giặc cài cắm vào nội bộ triều đình, Trần Ích Tắc buộc lòng phải giả vờ nghiêng về phía giặc, chấp nhận cho người đời hắt nước bẩn vào mình, gánh chịu tiếng xấu suốt nhiều năm.

Từ một vị vương gia tài đức kinh người, vậy mà chỉ sau vài năm danh tiếng sa sút, gần như mất trắng tất cả, thường xuyên phải nhận lấy những lời phỉ báng, nhục mạ. Nỗi cô liêu, thống khổ trong lòng ông nào có được mấy người thấu hiểu cho?

Lý lão bỗng nén lại cảm xúc trong lòng, ngài chợt hỏi:

– Tiểu Tắc, dạo gần đây bên phía quân địch có động tĩnh gì không?

Trần Ích Tắc chậm rãi đứng dậy, tuy bên ngoài đã có binh sĩ canh phòng nghiêm ngặt nhưng với bản tính cẩn thận kỹ càng của một siêu gián điệp, ông dùng một giọng chỉ vừa đủ nghe:

– Có chứ! Hơn nữa còn cực kỳ bất thường thưa Lý lão! Đại Việt ta nay hiện đang rơi vào tình thế trước mặt sau lưng đều có hiểm họa!

Lý lão trong lòng cũng hơi động, ông vuốt râu nghĩ ngợi một lúc rồi nhanh chóng hỏi ngay:

– Có phải thế trận đã biến ảo khỏi quỹ đạo mà chúng ta tính toán? Chẳng lẽ Hốt Tất Liệt hắn đã lên ý đồ với các nước láng giềng?

Ích Tắc vương gia gật đầu xác nhận suy diễn của Lý lão là đúng, bèn lên tiếng:

– Là tên gian hùng Toa Đô hiến kế cho hắn! Bọn chúng đem Chân Lạp, Chiêm Thành, Vân Nam, Xiêm và Miến cấu lại thành một chuỗi thuộc địa nối dài từ bắc xuống tận phía nam nước ta, chủ ý của Toa Đô chính là muốn lập ngay một tỉnh giữa trung tâm thuộc địa ấy và đóng quân trấn giữ ở ba đạo Việt Lý, Triều Châu, Tỳ Lan, lấy lương thực ở đó cấp cho quân sĩ, tránh được việc vận tải đường biển mệt nhọc. Hừ! Bọn chúng cố ý đưa Đại Việt ta vào thế gọng kìm mà!

Đến đây, hai người nhìn nhau lặng im suy ngẫm, không quá năm phút, bốn mắt đối diện chợt lóe lên những tia sáng cương quyết, Lý lão tướng quân cùng Ích Tắc vương gia ăn khớp hô lên:

– Cố thủ!!!

Hai người lại cùng có một suy nghĩ giống nhau. Đúng vậy, hiện giờ Đại Việt đang rơi vào tình huống khó lòng xoay chuyển, xung quanh đã bị một vòng tròn quân giặc vây lấy, hình thành thế gọng kìm khóa chặt nước ta ở giữa, tuyệt đối không thể vọng động, chỉ có thể co cụm và phòng thủ những nơi trọng yếu. Quân giặc phía ngoài vốn đối với lãnh thổ Đại Việt còn xa lạ nên đường đi nước bước dĩ nhiên sẽ không dám tùy tiện, do vậy Đại Việt ta liền chiếm ưu thế về mặt địa hình, dựa vào địa hình quen thuộc, đồi núi hiểm trở tiến hành phục kích chặn giặc mới là điều thiết yếu!

Hai người mới nói có vài câu mà trời đã sáng từ lúc nào không hay, chỉ đành khép lại tâm tư, chỉnh sửa y phục chuẩn bị vào triều hầu vua ngày đầu tuần.

Bạn đang đọc truyện Xuyên không về Đại Việt tại nguồn: http://truyen3x.xyz/xuyen-khong-ve-dai-viet/

Tình hình những nước láng giềng xung quanh Đại Việt ngay tại thời điểm dầu sôi lửa bỏng này phải nói là cực kỳ rầm rộ, giặc Mông Cổ hoành hành ngang dọc, như mây trên trời bày binh bố trận ùa đến các nước thuộc địa.

Quân Nguyên lần này quyết tâm muốn chiếm lấy vùng đất An Nam, Hốt Tất Liệt dốc hết nguồn binh lực khổng lồ của Mông Cổ, hạ chiến lệnh phái ra ba đạo quân đánh đến Đại Việt.

Vó ngựa Mông Cổ rầm rộ đất Quảng Đông, đạo quân chủ lực 20 vạn binh mã do Thoát Hoan và Ả Rì Quân thống lĩnh tiến thẳng về phía nam, xuyên suốt một mạch kéo đến, chuẩn bị đánh vào vòng phòng tuyến đầu tiên của Đại Việt ở phụ cận Ninh Minh*, Lộc Châu*.

(*Ninh Minh / Lộc Châu: Ngày nay là Lộc Bình, Lạng Sơn)

Cà rộc! Cà rộc! Hí!!!

Giặc Mông Cổ khí thế rợp trời, cờ xí đuôi cá phất lên như mây mù, rầm rộ một đường xuyên qua lộ trình, sau nửa tháng trời đã đánh tới bờ biên của vùng Ninh Minh.

Tên người Mông Cổ dẫn đầu đại quân nhìn thấy những ngôi làng sầm uất trước mắt liền gầm lên ra lệnh:

– Cướp hết lương thảo của đám dân đen này! Bắt lấy nữ nhân, còn lại toàn bộ giết sạch!

Kẻ này mặt mũi bặm trợn, vừa nhìn thôi liền biết là loại người cùng hung, cực ác. Bộ râu quai nón màu đỏ tía dài ngang ngực, dáng người cao lớn, toàn thân mặc thiết giáp đen bóng trông như một tên hung thần. Hắn chính là Thoát Hoan, dùng thanh loan đao cong như sừng trâu trong tay chỉ về phía những thôn làng của người dân Đại Việt, trong mắt hắn lóe lên vẻ độc ác, nham hiểm tột cùng.

– GIẾT!!!

Đại quân Mông Cổ gào thét lao đến cướp phá tất cả mọi thứ của người dân, chúng dùng ngựa chiến đạp đổ nhà cửa, lấy móng ngựa giày xéo ruộng nương, ngay cả những người dân vô tội cũng bị vó ngựa vô tình giẫm chết.

Nhất thời có vô số tiếng oán hận cất lên vang tận trời xanh.

– Khốn kiếp! Mả cha lũ giặc Mông Cổ, các ngươi sẽ phải chết thảm!
– Không! Xin hãy tha mạng cho chúng tôi!
– Đánh đuổi đám giặc này đi! Cùng đánh, dù có chết cũng phải đánh!
– …

Âm thanh của người già, trẻ nhỏ quyết liệt hô lên, cùng thanh niên trai tráng khắp nơi ùa đến, dùng bất cứ thứ gì có thể gây ra sát thương để đánh giặc. Gậy gộc, cuốc xẻng, chén bát… thoáng chốc cả Ninh Minh loạn như bầy ong vỡ tổ, dân chúng miền núi Đại Việt liều mạng quyết sống chết với đám giặc Mông Cổ này.

Có điều, quân giặc đông như kiến cỏ, đều là binh sĩ Mông Cổ hiếu chiến sát phạt, đao kiếm sắc bén nắm rõ thế mạnh ở trong tay, bọn chúng nhanh chóng đàn áp được những người dân, tức thì cảnh máu chảy đầu rơi diễn ra vô cùng thảm khốc, phần lớn người dân Đại Việt vô tội ngã xuống trong vũng máu, người bị cắt cổ, kẻ bị moi ruột, đám cẩu giặc Mông Cổ tàn ác như quỷ đói khát máu, hả hê hà hiếp dân chúng vô tội.

Thoát Hoan nhìn thấy tràng cảnh thảm khốc như vậy không ngờ lại nhếch mép cười gian, đây chính là kết quả mà hắn muốn nhìn thấy nhất, lập tức chỉ tay hét lên:

– Bắt lấy phụ nữ xinh đẹp, để binh sĩ chúng ta cùng thụ hưởng!

Trên mặt hắn thoáng hiện lên vẻ dâm tà, chỉ tay về hướng đám đàn bà phụ nữ dẫn đám trẻ nhỏ đang trốn chạy rồi hạ lệnh cho binh sĩ dưới trướng đến vây bắt, Thoát Hoan tức thì thúc ngựa xông tới, thô bạo chụp lấy một thiếu nữ trẻ tuổi, hắn há miệng cười gian mấy tiếng, mang theo cô gái nhanh chóng thúc ngựa phi đến một ngôi nhà trống không ngay đó, chuyện gì xảy ra với thiếu nữ xấu số kia không cần nói cũng biết, chỉ hai từ bi thương “ngọc nát, hương tan!”.

Sự hung tàn của lũ giặc Mông Cổ thật khiến cho người ta muốn moi tim, xé gan chúng ra uống máu tươi mới hả giận được!

Bạn đang đọc truyện Xuyên không về Đại Việt tại nguồn: http://truyen3x.xyz/xuyen-khong-ve-dai-viet/

Đất Vân Nam.

– Nhanh lên! Vận chuyển lương thảo tới cứ điểm trước khi chủ soái ba quân hội họp!

Một gã đàn ông trung niên điều khiển chiến xa phất đao ra lệnh, sau lưng gã là đoàn quân đông nghịt người, ngựa cùng nhau vận chuyển những xe lương thực chất chồng đi thẳng về phía nam.

Đây chính là đạo quân thứ hai hành quân song song với Thoát Hoan nhưng lại ở cánh trái, do Nã Trân Dĩnh làm chủ soái, dẫn theo 5.000 bộ binh Mông Cổ và Vân Nam, từ lãnh thổ của Vân Nam đánh xuống Đại Việt, đích đến của chúng chính là Tuyên Quang, sông Chảy, nhắm ngay cứ điểm phòng thủ do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tọa trấn.

Cuối cùng là vùng đất Chiêm Thành ở phía nam Đại Việt, nơi mà đạo quân Mông Cổ thứ ba đang hướng về.

Chiêm Thành sóng gió nổi lên kể từ khi Toa Đô suất lĩnh 10 vạn binh mã đang trên đường đánh đến.

Bạn đang đọc truyện Xuyên không về Đại Việt tại nguồn: http://truyen3x.xyz/xuyen-khong-ve-dai-viet/

Ba đạo quân Mông Cổ chia nhau hành quân theo ba hướng Tây Bắc, Đông Bắc, và Tây Nam với ý đồ muốn tạo thành thế gọng kìm vây lấy Thăng Long ở giữa, mục tiêu mà bọn chúng nhắm đến chính là đầu não của Đại Việt, kinh thành Thăng Long.

Bạn đang đọc truyện Xuyên không về Đại Việt tại nguồn: http://truyen3x.xyz/xuyen-khong-ve-dai-viet/

Hẻm nhỏ nơi Trấn Vũ Quán, khí trời vẫn còn se lạnh, cảnh sắc hiện còn đang chìm đắm trong màn đêm u tĩnh.

Ngôi nhà vách đất nhỏ bé dưới gốc Đa rậm tán, chỗ cửa sổ nhỏ chợt hé ra, để lộ ánh đèn dầu le lói trong đêm hôm lạnh lẽo.

Trên chiếc giường gỗ phủ kín chăn bông, nệm ấm, ba thân thể trần trụi đang quấn quýt lấy nhau, một gã thanh niên trẻ tuổi cùng với đôi mỹ nhân sắc sảo mặn mà, trái ôm, phải ấp nhất thời làm dấy lên xuân quang vô hạn.

– Hi hi! Á phu quân! Đừng mà… đừng ghẹo thiếp…

Tiếng nhị nữ ríu rít như tiếng chim hót, âm thanh ngọt lịm mê người. Mỹ Linh cùng Thiếu Nhi giãy giụa uốn éo cơ thể nuột nà trước bàn tay ma quái của Long. Hai nàng sắc mặt đỏ au, ngượng ngùng lấy chăn che ngang mặt, chỉ để lộ ra cặp mắt nhu tình, đạt ý, chăm chú nhìn người thanh niên trước mắt.

Long hào khởi xốc tấm chăn dày lên, hai tay nhẹ nhàng vuốt ve, xoa xoa vùng bụng gần như phẳng phiu, trắng phau của nhị nữ, trong mắt hắn đột nhiên lóe lên những tia sáng ôn nhu, nhỏ giọng nói:

– Chà chà! Hai vị phu nhân của ta, à không! Hiện tại nên gọi là hai vị thai phụ mới đúng nha!

Hắn vừa nói vừa cười, hướng ánh mắt ôn nhu cực độ ngắm nhìn nhị nữ đang nấp mặt dưới chăn, tuy nhiên hai cơ thể trần trụi như nhộng lại phơi bày lồ lộ ra trước mặt hắn.

Để ý mới thấy, phần bụng của Mỹ Linh và Thiếu Nhi hơi nhô lên một chút, lúc bàn tay của Long chạm tới hắn tựa hồ còn không dám dùng sức, chỉ hơi chạm nhẹ một cái rồi xoa xoa xung quanh bụng hai nàng.

Long bỗng nói:

– Nay các nàng đã là thai phụ rồi, một thân hai mạng người, tổng cộng là bốn mạng lớn nhỏ, khi ta vắng nhà thì hai nàng nhất định phải biết tự chăm sóc bản thân, tuyệt đối không được vận động mạnh biết không? Á!!!

Long mới vừa dứt lời thì chợt nhăn mặt rên lên một tiếng, hai bên eo bất ngờ có hai bàn tay ngọc bám lấy, đều đều nhéo vặn mấy cái làm hắn xuýt xoa không thôi.

Mỹ Linh cười mỉm nhìn Thiếu Nhi một cái, sau đó hung dữ nguýt môi nói:

– Hừ! Chúng thiếp không được vận động mạnh? Vậy tên nào đêm qua hành hạ người ta, quần quật suýt chút nữa gãy cả chân giường? Như vậy không phải là vận động mạnh hả?

Mỹ Linh trợn mắt nghiến răng, nhếch môi cười hỏi vặn Long, đồng thời tay nhỏ cũng không quên nhéo nhéo eo hắn vài cái để phát uy.

Long tướng quân lúc nhỏ từng là một đứa trẻ bất trị, khi còn bé hắn rất sợ ma, lớn lên không sợ ma nữa mà chuyển sang sợ vợ. Hai người hắn sợ nhất là Huyền và Mỹ Linh, nhị nữ nói câu nào là hắn chỉ biết câm nín vâng dạ, tuyệt nhiên chẳng dám cãi lại nửa lời. Khi người ngoài nhìn thấy cảnh vợ dữ phát uy, thường nghi vấn dò hỏi, nhưng Long tướng quân lại nói:

‘Đội vợ lên đầu là trường sinh bất tử!

Cãi thử một tiếng là [Lục Mã*] phanh thây!’

(*Lục Mã phanh thây: Sáu ngựa xé xác. Thông thường trong quân đội ngày xưa có cách xử tử phạm nhân bằng cách ngũ mã phanh thây, tức là lấy dây thừng cột vào năm bộ phận cổ, hai tay và hai chân của phạm nhân, sau đó buộc vào năm con ngựa phân biệt theo năm hướng khác nhau. Lúc đánh ngựa chạy thì phạm nhân sẽ bị xé xác thành từng mảnh. Ở đây lục mã phanh thây còn nói đến cái bộ phận thứ sáu nằm giữa hai chân Long tướng quân ^^!)

Hiện tại nằm trên giường, Long tướng quân rụt rè nắm lấy bàn tay mịn màng của Mỹ Linh cùng Thiếu Nhi, ân cần xoa bóp, lẻo mép nói:

– Hề hề! Hôm qua á? Ờ thì hôm qua nhu cầu sinh lý tái phát, vả lại hai nàng… hai nàng là người dụ dỗ ta trước mà! AAA ĐAU!!!

Mỹ Linh, Thiếu Nhi nghe xong lập tức nhe răng, trợn mắt lên quát:

– Chàng còn dám nói? Hừ hừ!

Trước hai nữ hổ bá đạo oai phong, Long tướng quân giờ đây như một con mèo thất thế, chỉ có thể nhượng bộ tươi cười làm lành, nào có dám hé răng cãi láo!

Trong màn đêm đen kịt bỗng phát ra tiếng thở dài não nề:

– Haizzz! Đây không phải là sợ vợ, mà đây là yếu tố tiên quyết để giữ hòa khí gia đình êm ấm!

Bạn đang đọc truyện Xuyên không về Đại Việt tại nguồn: http://truyen3x.xyz/xuyen-khong-ve-dai-viet/

Ba tiếng sau.

Quay về kinh thành Thăng Long, sáng sớm hôm nay chính là buổi thượng triều đầu tuần, là lúc mà vua cùng toàn thể bá quan họp lại để bàn bạc chuyện quốc gia đại sự.

Trong cung, trước thềm Điện Diên Hồng hiện tại chật cứng người, bên trong điện, các văn võ bá quan tề tựu đông đủ, tất cả mọi người cẩn thận xếp thành hai mươi hàng ngay ngắn cúi đầu chầu vua.

Trên bục cao, một nhân ảnh ngồi trên long ỷ, người trung niên toàn thân khoác áo bào kim long rực rỡ, đầu đội Mũ Phù Dung, mắt rồng uy nghiêm nhìn các cận thần phía đối diện, phảng phất toát ra một loại khí thế hào hùng của bậc đế vương, còn ai khác ngoài hoàng đế Trần Thánh Tông nữa!

Nối liền từ chỗ vua ngồi kéo dài ra tới tận đại môn của Điện Diên Hồng chính là kim lộ, một con đường được lát bằng vải vàng sáng bóng.

Kim lộ như một ranh giới phân tách các quan ra, bên trái kim lộ là các quan võ, bên phải là các quan văn, văn võ đối ứng song song với nhau cùng khom lưng cúi người chầu vua.

Lúc này một gã thái giám bên cạnh vua Trần đột nhiên tiến lên phía trước ba bước, mềm mỏng cất giọng:

– Lại Bộ Thượng Thư, ngài mau đem tình hình trong một tuần qua của Lại Bộ dâng lên cho hoàng thượng! Những người còn lại cũng đều làm theo đi!

Tiếng của Trần Nữ công công vừa dứt, lập tức bên phía các quan văn trở nên xôn xao hẳn lên, người người nối đuôi đứng phía sau vị Lại Bộ Thượng Thư, trong tay mỗi người cầm một bản tấu văn do nhiều thẻ tre mỏng ghép lại, cuộn thành bó tròn chuẩn bị dâng lên cho hoàng thượng.

Đây là những chuyện hết sức quen thuộc, trong lúc đó, một vài quan văn tò mò len lén ánh mắt nhìn sang phía hàng ngũ các quan võ.

Chương trước Chương tiếp
Loading...