Đa Tình
Chương 11
Tác giả: Why Not Me
Khi được chuyển công tác về Vĩnh Long thì tôi mừng lắm. Tôi sinh ra ở đó nhưng đến năm 15 tuổi thì gia đình tôi dọn lên Sài – Gòn. Tôi học hết Trung Học rồi sau đó tôi vào Đại Học Sư Phạm để theo đuổi ngành giáo dục. Ra trường tôi được làm giáo viên ở nhiều điểm khác nhau và bây giờ đến tuổi 32 thì tôi được về dạy ở Vĩnh Long. Đúng ra thì đó là do chính tôi xin mà lý do chính yếu là vì tôi không chịu được nữa cuộc sống quá xô bồ ở Sài Gòn. Tôi vẫn giữ trong lòng những kỷ niệm về cuộc sống êm đềm bình lặng ở Vĩnh Long và tôi hằng ước mơ được quay trở lại nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Bây giờ ước mơ đã thành sự thật biểu sao tôi không mừng rỡ!
Ngôi trường của tôi là một trường Trung học Cơ Sở thuộc huyện Tam Bình.
Ngày đầu tiên khi tôi đến trình diện thì tôi được một phen ngạc nhiên thích thú khi nhận ra là người Hiệu Trưởng lại là cô giáo cũ của tôi. Cô Thảo cũng vui mừng khi nhận ra tôi.
Cô cười vui:
– Té ra là em! Hôm nhận được hồ sơ mấy thầy cho năm học mới, tôi nhìn hình của em thấy ngờ ngợ… Bây giờ em nói ra tôi mới biết. Thật không ngờ em lại là Trung, học trò cũ của tôi mười mấy năm về trước.
Cô lăng xăng hỏi tôi về cuộc sống của tôi từ đời sống riêng tư đến hướng đi nghề nghiệp.
Khi nghe tôi nói là hiện tại tôi ở tạm trong một nhà nghỉ thì cô la lên:
– Trời ơi, sao lại vậy? Tội nghiệp cho vợ con của em!
Tôi cười hì hì:
– Dạ, đâu có gì đâu cô, em một thân một mình mà!
Cô ngạc nhiên không ngờ tôi đến từng nấy tuổi, đẹp trai lịch sự mà vẫn còn độc thân. Cô có biết đâu là tôi không chịu lập gia đình vì tính tôi quá thích đàn bà phụ nữ, tôi sợ là nếu lập gia đình thì tôi sẽ không còn được tự do bay bổng nữa!
Cô Thảo hứa là sẽ tìm cho tôi được một chỗ ở tươm tất.
Cô lại nói:
– Ngày mai tôi mời em đến ăn cơm nhà, được không?
– Dạ, nếu vậy thì em hân hạnh quá.
Tôi nhìn cô mà mỉm cười:
– Em không gặp cô cả 15 năm trời rồi mà thấy cô vẫn như xưa.
– Em chỉ biết nịnh! 15 năm đối với người phụ nữ thì nhiều lắm, bây giờ cô đã gần 50 rồi đó.
– Em có cái kỷ niệm… không biết cô còn nhớ không? Lúc cô bị té xuống cái rạch… làm em thất kinh hồn vía.
Cô Thảo đỏ bừng mặt, cười giả lả… cái kỷ niệm đáng hổ thẹn đó tưởng đâu đã được vùi sâu nhưng hôm nay tự nhiên lại đổ ập về làm cô bỡ ngỡ! Cô nhớ lần đó cô đi đến nhà từng phụ huynh học sinh để vận động cho một cuộc quyên tiền. Đến gần nhà thằng Trung, đang đi trên con đê dọc theo cái rạch nhỏ thì cô trượt chân ngã xuống rạch. May mà có thằng Trung đang chơi gần đó thấy nên nó chạy đến vớt cô lên.
Lúc đó trời trở gió nên cô bị lạnh mà run cầm cập. Thằng Trung chạy về nhà lấy một cái khăn tắm đến để lau cho cô. Cô vừa bị lạnh vừa bị sốc ngồi trơ ra đó để mặc cho thằng học trò lau cho mình. Thằng con trai 14 tuổi, ngốc nghếch và vụng về nên trong khi lau cho cô, nó làm bung mấy cái nút áo để lộ ra một phần ngực trắng ngần của cô.
Khi thấy thằng con trai đứng ngẩn người ra đó mà nhìn hau háu thì cô mới nhận ra sự hớ hênh của mình. Cô mắc cỡ quá, đứng bật dậy mà bỏ chạy. Mấy ngày sau đó, mỗi khi nhớ lại cái nhìn lạ thường của thằng con trai mới lớn thì cô không khỏi rùng mình mắc cỡ. Cô không dám kể lại chuyện đó cho chồng cô nghe.
Hôm sau tôi đến nhà cô Thảo và được làm quen với những thành viên của gia đình cô.
Chồng cô là ông Hiền, hiện làm công chức trong một cơ quan Nhà Nước. Ông Hiền đúng là mẫu người công chức sáng xách ô đi, chiều xách ô về. Ông làm đến chức trưởng phòng không phải vì khả năng của mình mà vì có « lý lịch tốt ». Nghe ông mà tôi phát chán: Ông không quan tâm chút nào đến công việc của mình mà chỉ sáng mắt ra khi có ai đó đề cập đến chuyện nuôi chim hót, món đam mê của ông. Tôi thầm nghĩ nếu bộ máy chính quyền chỉ có những người như ông Hiền thì nước Việt Nam không thể nào ngốc lên được để vươn ra với thế giới.
Cô Thảo hình như đoán được tâm trạng của tôi nên nhân dịp chỉ có cô và tôi ngoài phòng khách, cô nói nhỏ vào tai tôi:
– Ổng được một điểm là không ăn chơi cờ bạc.
Tôi bối rối:
– Dạ em đâu dám phê bình gì chồng của cô.
Cô nheo mắt:
– Đừng quên cô là nhà tâm lý học! Nhìn em là cô đã đoán ra tâm sự của em.
Tôi đánh bạo nói:
– Nhưng em tiếc cho cô, em thấy chồng cô chăm sóc cho mấy con chim trong lồng nhiều hơn là cho cô.
Cô Thảo không trả lời, ngó lơ đãng ra ngoài. Tôi vội vàng nói:
– Em lại bậy nữa rồi. Tính em hay nói thẳng thừng quá, Em xin lỗi cô.
Cô nhìn tôi cười:
– Cô nhớ, hồi còn trẻ trong lớp, em cũng đã có cái tính đó rồi mà! Con Lan nhà cô cũng y như vậy.
Con Lan là đứa con gái út của cô, nó mới 16 tuổi và đang học lớp 10.
Trong bữa ăn, khi biết được là tôi sẽ dạy môn Vi Tính kế bên môn Anh văn là môn chính, con Lan vỗ tay:
– Hay quá, em mong là thầy từ thành phố xuống, sẽ không tệ như cô giáo Vi Tính năm trước.
Cô Thảo rầy con:
– Con ăn nói phải ý tứ một chút. Con gái gì mà cứ sùng sục!
Xoay sang tôi, cô phân trần:
– Nó đúng là tuổi con khỉ… sau này em phải kềm nó thật chặt thì mới không bị nó lờn mặt.
Tôi chỉ cười, không trả lời. Tôi thích những đứa có cá tính như con Lan, không giống như đa số người Việt, chỉ biết khúm núm vâng vâng dạ dạ.
Cô Thảo có hai người con gái, cô gái lớn tên là Huệ, đã có chồng, hai vợ chồng có một cửa tiệm bán đồ điện máy ở ngay thành phố Vĩnh Long. Hôm đó hai vợ chồng cũng có mặt ở nhà cô Thảo. Tôi nhận thấy tính tình con Huệ khác hẳn em gai: Nó trầm tĩnh và dịu dàng hơn nhiều. Tâm chồng con Huệ thì có vẻ hơi yếu ớt, thân hình ốm nhom. Anh ta biết tôi rành về vi tính nên có nói với tôi:
– Anh Trung nè, tụi em đang có ý định mở rộng chuyện kinh doanh để thêm phần máy vi tính. Thị trường món hàng này đang dần dần mạnh lên ở Việt Nam. Anh tư vấn cho tụi em được không?
– Ừ được mà, khi nào anh ổn định xong thì sẽ báo cho chú.
Khi bữa cơm vừa xong thì có cô Hạnh, em của cô Thảo đến chơi. Cô Hạnh cũng là giáo viên cùng trường với tôi, như vậy cô là đồng nghiệp của tôi. Tôi thấy buồn cười khi quan sát những thành viên trong gia đình này: Con Huệ thì giống mẹ là cô Thảo, chính chắn, nghiêm túc trong khi con Lan thì lại giống Dì của nó, lúc nào cũng có vẻ lăng xăng như con lăn quăn!
Cô Hạnh khá có duyên nên tôi không khỏi liếc nhìn nàng mấy lược. Cô Hạnh cũng nhanh chóng nhận ra điều đó nhưng nàng ra vẻ làm lơ, không mấy quan tâm.
Trước khi ra về, tôi cười cười nói đùa:
– Cô Hạnh biết hết đường đi nước bước trong trường, vậy cô có thể hướng dẫn tôi để tôi nắm bắt được tình hình hay không?
Cô Thảo nhanh nhảu:
– Ừ được đó. Đúng ra đó là nhiệm vụ của Hiệu Trưởng nhưng chị bận quá, em làm giùm chị đi.
Cô Hạnh liếc nhìn tôi một cái rồi cười:
– Em cũng bận lắm chứ bộ… nhưng thôi, thấy thầy Trung « bơ vơ » quá nên em cũng đành hy sinh vậy!
– Cô Hạnh hy sinh vì tôi thì sau đó, cô có ra điều kiện gì thì tôi cũng xin nghe theo.
Cô Thảo giơ ngón tay lên:
– Em hãy thận trọng trong lời nói đó. Cô Hạnh không phải tay vừa đâu, cô ta sẽ bắt bẻ em về câu nói đó cho mà xem.
– Em không lo, vì tâm mình tốt thì chắc cô Hạnh cũng không nở nào quá tay đâu.
Mấy ngày sau đó, trong tuần trước khi tựu trường, cô Hạnh vui vẻ hướng dẫn tôi trong môi trường còn quá mới lạ đối với tôi. Cô giúp tôi biết rõ hết những trình tự cần thiết ở trường này. Cô còn dẫn tôi đi quanh thị xã để dò biết những điểm cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Tôi rất cảm khái và thấy mình rất may mắn mới có được một người thân thiện với mình như cô. Cô Hạnh 35 tuổi, hơn tôi 3 tuổi, và cũng như tôi cô còn độc thân. Tôi tò mò hỏi bóng gió thì nàng thẳng thắn nói:
– Tính tôi không hợp với đàn ông, mà tôi cũng cảm thấy mình không cần đàn ông trong cuộc sống làm gì cho mệt.
Thấy tôi hơi bỡ ngỡ, nàng cười:
– Đàn ông chỉ để làm bạn như với thầy thì tốt lắm rồi, phải không?
Tôi thầm nghĩ, chắc là cô nàng này có cái hận gì đó với đàn ông hoặc có thể là nàng thuộc loại đồng tính nên mới không thèm đàn ông. Tôi tự hứa sẽ cố tìm ra nguyên nhân.
Tôi cũng khám phá ra là cô Hạnh biết môn Đờn Ca Tài Tử, một đam mê của tôi. Tôi mừng lắm vì chia sẻ được niềm vui chơi đó với một người thân cận. Một buổi tối, cô dẫn tôi đi nghe một màn trình diễn của bộ môn đó tại một căn nhà trong xóm. Khung cảnh rất đơn sơ nhưng không khí thật là tuyệt diệu đối với tôi. Cô Hạnh còn tham gia tích cực bằng cách hát một đoạn ngắn làm tôi phục sát đất. Cô cười hãnh diện khi thấy có người cổ vỏ mình một cách chân thành như vậy. Càng gần gũi người đàn bà này tôi càng thấy thích cô ta.
Mấy hôm sau, Tâm chồng con Huệ điện thoại cho tôi, mời tôi lên Vĩnh Long đến cửa hàng của nó. Anh ta rất tận tình, giới thiệu cho tôi biết hết về mảng kinh doanh của anh ta và hỏi tôi thông tin về mặt hàng máy vi tình. Tôi cũng thật tình với anh ta và sẵn sàng giúp anh ta. Tâm mừng lắm, đề nghị tôi huấn luyện cho đội ngũ mấy nhân viên cửa hàng với mục tiêu là sau đó mở thêm khâu riêng biệt bán máy vi tình. Tôi đồng ý vì đó cũng là điều tôi ưa thích và mong muốn.
Thấy tôi định lấy xe đò về lại Tam Bình thì Tâm hối hả kêu vợ lấy xe máy chở tôi về. Anh ta nói:
– Vợ em quen chạy xe về thăm gia đình hoài, đâu có sao đâu.
Thấy con Huệ gật đầu cười đồng tình, tôi vui vẻ chấp nhận.
Con đường chạy qua những cánh đồng thật đẹp làm tôi vô cùng thích thú. Tôi biểu con Huệ ngừng xe cho tôi chụp hình. Thấy nó quan tâm, tôi được dịp dạy cho nó những kiến thức căn bản về nhiếp ảnh làm đứa con gái rất thích.
Chúng tôi lại ghé vào một quán nước bên đường để nghỉ chân. Tôi được dịp nói chuyện với con Huệ và nhanh chóng chúng tôi thấy rất thích hợp với nhau về nhiều điểm. Thấy tôi thật tình quan tâm đến nó, con Huệ không ngần ngại kể cho tôi nghe về cuộc sống của nó. Hình như nó có nhiều tâm sự mà lại không được dịp hàn huyên với ai nên hôm đó, con Huệ thành thật mà chia sẻ với tôi. Thì ra nó lấy chồng không phải thật sự vì tình yêu mà vì nó « không biết làm gì ». Con Huệ nói cho tôi nghe:
– Thầy biết rồi mà, ở quê, con gái học xong thì chỉ biết chờ lấy chồng, chứ đâu còn con đường nào khác đâu. Họa may dám lên Sài Gòn kiếm việc làm.
Tôi hiểu lắm chứ! Nhìn con Huệ mà tôi cảm thông cho nó: Mới hai mươi mấy tuổi mà phải bất đắc dĩ đi lấy chồng vì « không biết làm gì khác »!
Tôi e dè hỏi nó:
– Em có hạnh phúc với chồng không?
Con Huệ đỏ mặt, lúng túng một lúc trước khi trả lời:
– Em tự nhiên thấy tin tưởng nơi thầy nên mới dám nói điều này: Thật ra chồng em có phần yếu trong chuyện… chăn gối. Lấy chồng đã gần 2 năm rồi nhưng tụi em vẫn chưa có con. Chồng em chỉ thích lo kinh doanh kiếm tiền. Không có con làm em cũng hơi lo lắng.
Tôi an ủi nó:
– Thì với thời gian, mọi chuyện chắc cũng sẽ có kết quả tốt mà thôi.
Tôi tự nhiên thấy thương cho đứa con gái bình dị này.
Con Huệ cũng thấy thích thú khi được tâm sự với người đàn ông này. Từ lúc gặp anh ta ở nhà Ba Mẹ, nó đã thấy ưa cái phong cách vừa lịch lãm vừa thông thoáng của anh ta. Anh ta lại hay cười đùa làm cho không khí vui nhộn hơn. Và hôm nay nó lại khám phá ra một điểm nữa là anh ta rất chú tâm đến người khác, dù người đó có một cuộc sống nhàm chán như nó.