Đời học sinh - Quyển 4

Chương 27



Phần 27

Đội tôi giành được quyền giao bóng trước. Bóng từ chân thằng Tiến được chuyền lên cho Toàn phởn đang băng băng chạy. Lúc này tôi đã thâm nhập được khu vực xung quanh vòng cấm của đội nó. Tất nhiên, bọn nó sẽ không để tôi tung tăng như thế. Ngay lập tức, cái thằng to con tôi lo sợ nhất đã áp sát nhanh tới.

Lúc này tôi mới thấy nó to con thật, đúng chất cao to đen hôi. Biết mình không có lợi thế trước nó, tôi vội lui về tuyến giữa nhận bóng từ Toàn phởn rồi chuyền ngay sang thằng Tiến đang ở bên cánh trái. Đội hình đội đối phương liền giản bớt về bên cánh nhưng vẫn còn chừa thằng to con ở lại canh chừng tôi như sợ sẽ để lạc mất một đưa bé.

Lúc này theo như những gì được dặn dò, tôi lại lui xuống tuyến giữa để thoát khỏi sự đeo bám của hậu vệ đối phương. Nhưng lui về tuyến giữa, tôi lại gặp một trở ngại khác đó chính là thằng Đức.

Vừa thấy tôi lui xuống, nó đã nhếch mép:

– Sao hả, sợ không dám lên rồi à?

Dù giắng xé trong lòng rằng tôi phải bật lại nó vài câu cho hả dạ nhưng trong một tích tắc lưỡng lự, tôi quyết định lặng im để cái bản mặt vênh váo của nó được nước vểnh lên như cây nấm gặp mưa.

Thực ra lúc đó tôi cũng chẳng có thời gian để đôi co với nó. Vì vừa mới chạy về, tiếng khán giả đã réo vang lên inh ỏi cả một góc. Đó không gì khác hơn là những màn đảo chân thần sầu của Toàn phởn khi được thằng Tiến chuyền bóng.

Quả thật như lời Toàn phởn nói, thằng hậu vệ to con đã xoay sở không kịp với màn đi bóng cực nhanh nhẹn của nó. Y theo kế hoạch, tôi rề rề tiến lên tuyến giữa chờ thời cơ. Và rồi, Toàn phởn khi qua được thằng to con bằng động tác xỏ kim. Nó vẩy má điệu nghệ ngược về hướng tôi đang băng lên.

– Oạch…

Bị một lực từ phía sau tác động mạnh, tôi mất đà té nhào ra đất lộn đến hai ba vòng trước khi nằm sõng soài ra mặt sân.

Tôi biết đó chính là do thằng Đức gây ra, nhưng điều làm tôi tức tối đó là sau pha vào bóng nguy hiểm như thế, trận đấu vẫn tiếp tục diễn ra mà không có tiếng còi nào được cất lên. Chẳng còn cách nào khác, tôi đành gượng dậy với một bên chân đau nhói. Nhưng cảm giác đau đó, cũng không làm tôi chùn bước khi bọn 11a7 đang tấn công bên phần sân nhà của tôi.

Lúc này thằng Đức vẫn đang cầm bóng lao đi với tốc độ rất nhanh, theo sau là hai thằng nữa của đội nó.

Do tôi, Toàn phởn và thằng Tiến vẫn chưa kịp lùi về nên tình thế bây giờ là 3 đánh 2. Mọi trách nhiệm phòng ngự bây giờ đều trong chờ vào hai hậu vệ của đội tôi cả.

Biết được mức độ nghiêm trọng của tình huống. Khang đinh liền xông xáo lao lên với ý đồ đánh chặn đường lên bóng. Nhưng với lợi thế số đông, thằng Đức thản nhiên chuyền cho đồng đội ở bên cánh trái mà không chút khó khăn.

Lần này, đến lượt thằng Hiếu phải lao lên ứng cứu, nhưng kết cục cũng chẳng khác thằng Khang là bao khi bóng được chuyền sang cho thằng khác trước sự bất lực hoàn toàn của nó. Trước tình thế cấp bách như vậy, thằng Khang đinh chẳng còn cách nào khác ngoài bức tốc đu bám theo đối phương rồi tung chân soạt ngã đối phương trước khi nó kịp tung cú sút về phía Khanh khờ.

– Toét… Phạm lỗi!

Không ngoài dự đoán, Khang đinh đã bị trọng tài thổi phạt. Nhưng tôi không thể ngờ rằng, trọng tài lại rút từ trong túi áo một chiếc thẻ, hơn thế nữa đó lại là chiếc thẻ đỏ. Hành động đó đã làm thằng Khang đinh điên tiếc lên, nó bước hùng hục tới ông trọng tài phân bua:

– Cái gì mà thẻ đỏ, ông có mắt không vậy?

– Phạm lỗi là phạm lỗi, chấp nhận đi còn cãi cố!

– Im đi, mày biết gì mà nói!

Chưa thấy đủ căng thẳng, một thằng bên đội kia còn châm thêm dầu vào lửa khiến cho ngọn lửa trong người Khang đinh bừng lên và nếu như không có đội trưởng Toàn phởn lao vào ngăn cản, chắc đã có ẩu đã lớn.

Cuối cùng, đội tôi cũng chấp nhận tiếp tục trận đấu chỉ với 5 người trên sân. Đây là một tổn thất khá lớn nhưng vẫn còn đỡ hơn là phải chịu nhận một bàn thua trông thấy. Với 5 người trên sân như thế này, việc tổ chức phòng ngự cực kì khó khăn khi quân số đối thủ đông hơn quân số của mình.

Thế nhưng, với tư cách là 1 đội trưởng, Toàn phởn vẫn điều phối Thằng Hiếu và thằng Tiến lập hàng rào ngăn đối phương lại. Do thiếu người nên tôi cũng phải rời bỏ vị trí của mình, lùi xuống tham gia phòng ngự theo.

– Mày đừng có kèm tao, lo mà kèm thằng đó kìa!

Vừa tiến lại gần kèm thằng Đức, nó đã nhìn tôi cười nhếch mép, tay chỉ về phía thằng hậu vệ to cao.

– Im mà đá đi!

– Mày không tin à?

Bỏ mặc lời nói của nó, tôi tiếp tục di chuyển ra sau lưng kèm chặt để nó không có cơ hội nào tranh bóng được.

– Toét…

Trọng tài thổi còi ra hiệu bắt đầu đã phạt.

Thằng to con đó lấy đà khá xa, mặt của nó bổng chốc bậm trợn lên như mấy ông đao phủ trong phim kiếm hiệp trước giờ hành hình. Nó bắt trớn chạy hồng hộc tới như muốn ăn tươi nuốt sống quả bóng rồi nghiến răng tung một cú sút khủng khiếp như đại bác.

Quả bóng đi căng như kẻ chỉ khiến cho thằng Hiếu thoáng giật mình rụt người về né quả bóng. Do đó chẳng còn hàng rào ngăn cản, quả bóng lao vút đi hướng thẳng tới khung thành của Khanh khờ. Khoảnh Khắc ấy chỉ trong tích tắc kể từ khi thằng to con sút quả bóng. Khanh khờ chỉ biết híp mắt quơ tay ra đỡ lấy trong vô vọng.

– Vào… 1 – 0!

Tiếng cổ động viên đổi 11a7 hò reo phấn khích khi đội nhà ghi được bàn thắng.

Quá nhanh, quá mạnh là những gì tôi có thể nói được để diễn tả pha đá phạt đó. Ngay cả Khanh khờ cũng lắc đầu ngao ngán nhặt quả từ trong lưới ra, trông vẻ mặt nó cứ như muốn bóp bể luôn quả bóng vậy.

– Tao nói rồi, không có khoan nhượng gì cả đâu!

Vừa đi, thằng Đức ngoảnh lại cười nhếch môi rồi nhanh chóng trở về phần sân nhà của mình.

– Thôi tụi bây, rán đá đi, tới đâu hay tới đó!

Toàn phởn nói một cách khó khăn, tôi có thể cảm nhận được sự bực tức chất chứa trong giọng của nó. Chắc nó đang cố kìm nén, cũng như tôi đây, pha bóng lúc nãy đáng lẽ ra tôi bị phạm lỗi, nhưng trọng tài lại chẳng thổi phạt gì. Nhưng đây là quyết định của trọng tài, chúng tôi không thể cãi lại được đành cố gắng tiếp tục trận đấu.

Với thế trận như vậy, chúng tôi không thể nào tấn công được chỉ biết liên tiếp phòng ngự những đợt tấn công của bọn 11a7 mà chẳng thể lên bóng nổi đến giữa sân. Thế nhưng, thần may mắn vẫn còn mỉm cười với đội tôi một tí khi tiếng còi kết thúc hiệp 1 của trận đấu được cất lên, chấm dứt tình thế bị ép sân của bọn tôi.

Thở một hơi nặng nhọc, tôi lê bước về đường biên nơi những chai nước lạnh đã được để sẵn trong xô do đội Phú nổ chuẩn bị trước đó. Dù chưa thực sự thua trận nhưng cảm giác tuyệt vọng trong lòng tôi vẫn cứ dâng trào khiến cho tôi tưởng mình như đang thua trận thật.

– Thôi, mày uống nước đi, ngồi nhìn cái gì nữa?

Toàn phởn dí chai nước vào tay tôi chẳng để tôi kịp từ chối một lời.

– Giờ mày tính sao Toàn, tao hết cách rồi đó!

– Ai biết đâu, tới đâu hay tới đó thôi!

– Ờ!

Tôi thoáng nhìn thằng Toàn nhưng rồi lại quay đi tiếp tục tu cho hết chai nước. Tôi biết cảm giác của nó cũng như tôi lúc này, chẳng muốn ai phải tâm tia nhìn mình với ánh mắt thương hại cả.

Tôi dội hết chỗ nước còn lại trong chai lên đầu rồi ngồi tựa ra sau, lắng nghe tiếng khán giả vẫn cười nói xì xào cái thứ tiếng quen thuộc mà giờ này tôi chẳng để lọt được một chữ.

Trong khi tôi đang vô vọng, bất thần có một bàn tay đập nhẹ lên vai tôi.

Tôi quay sang bên, ngạc nhiên khi thấy Lam Ngọc đã ngồi cạnh bên mình từ lúc nào.

– Ngọc à?

Tôi hỏi, ngạc nhiên và mừng rỡ khi không tin vào mắt mình.

Lam Ngọc đáp lời tôi bằng cách nở một nụ cười đi ngược với tính cách lạnh lùng của nàng.

Tự dưng tôi lại nhớ đến chuyện lúc trưa, cảm giác áy náy chợt ùa về thay thế hoàn toàn cảm giác vô vọng đang tràn ngập trong tôi lúc này.

Bỗng chốc từ tư thế hai tay chống sau, tôi thu người về cuối gằm mặt xuống đất.

Lam Ngọc là người con gái cứng cỏi, không dễ khóc. Nhưng từ khi biết nàng là bé gấu đến giờ, tôi không biết đã lấy biết bao nhiêu nước mắt của nàng. Tôi ác ghê!

Lam Ngọc khẽ cốc nhẹ lên mái đầu ướt mem của tôi, nàng thủ thỉ bằng giọng nhẹ như bưng:

– Đang buồn hả?

– Ờ…

Kèm sau câu trả lời dửng dưng đó là cơn bão tự trách lòng đang giày xéo trong lòng tôi. Đáng lẽ ra tôi có thể nói nhiều hơn nhưng không hiểu tại sao tôi chỉ thở ra được từ ờ mệt mỏi.

Nhưng có vẻ như Lam Ngọc không bận tâm đến câu trả lời vô tâm đó, nàng vẫn mỉm cười:

– Không sao đâu, vẫn chưa hết trận mà!

– Thua tới nơi rồi, vừa mất người, lại vừa bị dẫn trước, khó lắm Ngọc ơi!

Vậy mà nàng vẫn cười, nụ cười như dẹp đi đám mây bão tố trong lòng tôi:

– Hãy chiến đấu tới cùng đi Phong! Lúc trước Phong có nhớ lúc khi Ngọc thi giải karate trẻ không?

– Ừ vẫn nhớ!

– Lúc đó Ngọc đã gần như bỏ cuộc rồi, nhưng nhờ Phong đó!

– Nhờ Phong?

Tiết lộ của Lam Ngọc làm tôi há hốc miệng. Cảm giác áy náy đã hoàn toàn biếng mất.

Chương trước Chương tiếp
Loading...