Đời học sinh - Quyển 4

Chương 30



Phần 30

Tôi trở về nhà cùng với chiếc chân đã được bó bột. Cảm giác như đang đeo chiếc cùm chân, nặng chịt và khó chịu vô cùng.

Trời giờ này đã tối, thành phố đã bắt đầu lên nhưng ngọn đèn trải vàng hoe khắp mặt đường.

Có thể nói Sài Gòn là mảnh đất thiên đường cho những ai muốn sự mới lạ và năng động và ban đêm, bởi lẽ đâu đâu ta cũng thấy những quán ăn uống, chỗ vui chơi và công viên suốt dọc đường đi và dường như nó mở thâu đêm.

Nhưng tôi thành thật khuyến cáo cho nhưng ai đang cô đơn muốn tìm những chỗ giải khuây rằng đây không phải là những chốn nên đến.

Không phải vì những chỗ đó phức tạp hay không lành mạnh mà những chỗ đó chỉ thích hợp cho nhưng cặp đôi, bạn bè tụ hợp.

Đó là lí do vì sao tôi ít khi ra đường vào buổi tối, kể cả lễ tết. Tôi sợ khi nhìn những cặp đôi dạo chơi ở ngoài đường lại cảm thấy tủi thân và càng thêm buồn tủi. Thế nên tốt nhất là ở nhà thưởng thức nhưng trận cầu đỉnh cao vào cuối tuần còn hơn tò tò ngoài đường chẳng biết đi đâu.

Tôi gạt nút để cửa kính xe thấp xuống một chút. Những cơn gió cứ luồng vào mặt tôi nghe mát rượi xua tan đi cái mùi máy lạnh khó chịu của xe.

– Anh, khép cửa kính lại y, ở ngoài bụi lắm!

Ngọc Mi khẽ thúc tay tôi với nét mặt có chút khó chịu. Nó đã đi theo đưa tôi về mặc dù tôi đã kêu nó đi về nhà mấy lần vì trời đã tối. Dù vậy tôi không phủ nhận rằng mình rất xúc động bởi nhưng hành động của con bé. Nếu không có nó thì chắc tôi cũng chẳng biết làm sao ở bệnh viện. Nếu gọi cho ba tôi thì phải chờ rất lâu ông mới có thể đến được. Và cũng nhờ có con bé, tôi mới đỡ cảm thấy cô đơn khi phải nhìn khung cảnh Sài Gòn về đêm như thế này.

– Em về trễ gia đình không nói gì sao?

Tôi buộc miệng, không muốn để không khí im ắng quá lâu.

– Không đâu, em gọi về gia đình rồi, giờ ai cũng biết anh bị gãy chân đó!

– Trời! Em nói chi vậy?

– Nếu em không nói giờ em không có ngồi đây với anh đâu!

Con bé khẽ cấu vào cánh tay tôi. Đôi mắt nai bé xíu của nó phản chiếu ánh đèn đường như sáng lung linh lên trong cái không gian mờ tối của chiếc taxi. Nếu có cảm xúc nào trong ánh mắt đó, thì đó là chắc là thầm trách câu hỏi vô tâm của tôi.

Tôi cứ ngồi bất động nhìn cảnh vật ngoài đường như thế cho đến khi con bé Mi bỗng đưa tay lên che tiếng ngáp mệt mỏi. Lúc đầu tôi định châm chọc nó vài câu, nhưng thấy vẻ mặt đã lộ rõ nét mệt mỏi của con bé, tôi đã gói gẹm cái ý nghĩ đó vứt ra khỏi đầu và thay thế vào bằng một câu hỏi quan tâm hơn:

– Em mệt rồi hả Mi?

– Cũng chút chút thôi không sao đâu!

Con bé vội nở một nụ cười tươi bác bỏ đi câu hỏi của tôi. Nhưng song song với hành đồng đó lại là cái dụi mắt đầy mỏi mệt. Với hình ảnh như vậy, tôi càng chắc chắn hơn:

– Vừa phải lo cho lớp vừa phải đi với anh, chắc em mệt lắm rồi!

– Um, em không sao mà, giờ em còn khỏe hơn anh đó!

Một lần nữa như để chứng mình cho tôi thấy, nó giơ nắm tay đánh vào bắp tay tôi một quả. Nhưng cú đánh yếu xìu đó chẳng làm lung lay ý nghĩ trong đầu tôi là bao. Tôi nghiêm nghị pha một chút nhẹ nhàng:

– Hay em chợp mắt một lát đi, khi nào tới nơi anh sẽ gọi em dậy?

– Nhưng… em hông thấy mệt mà!

– Ngoan, nghe lời anh! Nghỉ một tí cho khỏe, nha?

Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt sáng như ánh sao của nó. Cảm giác như ánh mắt đó có thể xoáy sâu vào trái tim tôi bất cứ lúc nào.

Tôi không biết mặt tôi lúc nghiêm túc có buồn cười lắm không khi con bé bỗng dưng khẽ nở một nụ cười. Qua ánh sáng le lói phả vào xe, tôi có thể thấy thấp thoáng nét ửng hồng đã hiện trên đôi má thon nhỏ.

Con bé nói, một câu đầy ấp sự tin tưởng:

– Vậy anh trông chừng cho em nha?

– Ừ… ừm, em cứ nghỉ đi!

Rồi con bé nằm tựa ra ghế. Hàng mi dần kéo rèm che đi ánh sao từ đôi mắt xinh xắn đó.

Không khí trong xe bỗng dưng lặng im như nó vốn có, hoạ chăng là tiếng máy xe vẫn vang lên đều đều.

Tôi lại chìm vào những suy nghĩ mông lung khi nhìn ra ngoài cửa kính. Những cảnh vật quen thuộc của đường phố Sài Gòn lại hiện ra trước mắt tôi.

Nhìn thấy những cặp đôi đang chở nhau ngoài đó, không hiểu sao trong lòng tôi lại thấy nặng trĩu lạ thường.

Tôi không phủ nhận rằng ở bên con bé Mi tôi rất vui nhưng tất cả dường như chỉ là giả tạo khi thứ gắn kết giữa tôi và nó chỉ là một tờ giấy không hơn không kém.

Cái cảm giác tôi muốn đôi khi chỉ là một cái ôm thật chặt với người mình thực sự yêu thương. Nhưng với con bé Mi, tôi và nó không là gì của nhau cả làm sao tôi có thể thoải mái khi ở bên nó được.

Những cảm xúc dâng trào khiến tôi lại nhớ đến hình ảnh của Hoàng Mai trước đây. Em đã cho tôi cái giác ấm áp thực sự với vòng tay dịu dàng và đôi khi là những nụ hôn bất ngờ làm tôi ngây ngất.

Khi mà cơn lũ kí ức trong tôi ùa về ngày càng mạnh mẽ. Tôi chợt cảm nhận được một cái gì đó vừa gục lên vai tôi kèm theo những hơi thở đều đều và thật ấm nóng.

Tôi quay sang và khựng lại một lúc khi con bé Mi lúc này đã tựa đầu lên vai tôi ngủ ngon lành như một con mèo con.

Tôi khẽ vén mái tóc mượt mà của con bé để nó không phập phồng dưới luồn hơi thở. Gương mặt xinh xắn của con bé dần hiện ra, dễ thương và đáng yêu hơn cả. Tôi tự hỏi tại sao hai má của con gái lại mịn màn đến vậy. Từ gương mặt bầu bĩnh của Lam Ngọc cho đến thon gọn như Ngọc Mi, tất cả đều để lại trong tôi những cảm giác rất lạ.

Tôi cứ ngắm nhìn con bé mà không biết cơn lũ kí ức trong lòng đã đã bị chặn lại từ lúc nào bằng một con đập thật là kiên cố, con đập mang tên quá khứ.

“Dẫu kí ức có đẹp và lung linh đến mức nào, suy cho cùng nó cùng chỉ là quá khứ mà thôi”

Ngủ được chừng 20 phút thì chuông điện thoại của Ngọc Mi bỗng vang lên. Con bé giật mình thức dậy để lại trên bờ vai của tôi một sự trống trải lạ thường. Dù vậy tôi vẫn bình tĩnh quan sát con bé trả lời điện thoại:

– Alô, Ngọc Mi nghe đây… à anh Toàn hả… tụi em cũng gần về tới rồi… um, anh chờ xíu nha!

Cúp điện thoại xong, con bé nhìn tôi cười mỉm:

– Có vẻ bạn anh đang đợi ở nhà anh đó!

– Ừ, hề hề! Tụi nó hứa sẽ qua mà!

Con bé lại nở nụ cười như thay cho câu trả lời. Nhưng chẳng hiểu sao tôi lại cảm nhận được một vẻ ưu buồn thoáng xuất hiện trên gương mặt của con bé. Nó như một cơn gió thoảng qua làm cho mặt hồ khẽ gợn sóng, và nếu ta không để ý, nó vẫn chỉ thấy một mặt hồ lặng thinh.

Tôi đưa tay, khều nhẹ con bé:

– Em đang buồn chuyện gì hả?

– Không đâu, chỉ là em tính ở lại nói chuyện với anh chút xíu thôi!

Mặt nóng ran, sượng ngắt, tôi cảm nhận từng luồng điện chạy rần rần trong người. Tôi không nghĩ con bé sẽ nói với tôi như vậy.

Khoảng chừng mấy giây sau đó, tôi mới bình tĩnh lại giọng dỗ dành:

– Ừ, thôi… hôm nay không được thì khi khác!

– Um… giờ biết làm gì hơn được!

Tôi có cảm giác như cả kí dỗi hờn đang đè lên mình. Nhìn thấy nét mặt chù ụ của con bé mà tôi phát thương. Tôi không biết nó muốn ở lại nói với tôi chuyện gì, nhưng tôi có thể đoán được ắc hẳn nó muốn nói chuyện với tôi lắm. Vậy nên tôi tiếp tục dỗ dành nó với giọng hứa hẹn hơn:

– Thôi thì tùy thuộc vào em đó, khi nào em rảnh cứ nhắn là anh có mặt ngay!

– Hứa nha!

Con bé đưa ngón út của mình lên với gương mặt thật rạng rỡ, tưởng như chưa hề có một nét ưu buồn nào vừa ghé qua.

– Rồi, hứa thì hứa!

Tôi cũng vui vẻ móc tay với con bé.

Dù gì với tôi những tháng ngày sắp tới đây tôi cũng sẽ làm bạn với bốn bức tường trong nhà. Với chiếc chân bó bột như thế này chẳng khác nào đeo cùm vào chân và nhà tù chính là nhà của mình. Không còn tự do tự tại làm những gì mình muốn. Không đá bánh, không tụ tập, không đùa giỡn. Có lẽ sắp tới đây, con bé là người duy nhất khiến cho cuộc sống của tôi bớt nhàm chán hơn.

Xe đi được chừng 5 phút nữa thì ngôi nhà 2 tầng của tôi dần hiện ra.

Điều lạ lùng ở đây là nó đã sáng đèn từ lúc nào mà theo trí nhớ khiêm tốn của tôi lúc đi ra ngoài vào buổi chiều nó vẫn chưa hề mở.

Tôi bắt đầu thấy hoang mang dần mỗi lúc xe đến gần căn nhà của tôi hơn.

Con bé Mi dường như đọc được nỗi lo trên gương mặt của tôi, nó dò hỏi:

– Không phải anh ở một mình sao, có ai trong nhà anh hả?

– À đâu có, chắc tụi thằng Toàn nó vào trước đợi anh đó!

– Thật không, sao thấy mặt anh khẩn trương vậy?

– Ừ, tại anh hơi mệt quá đó em!

Con bé Mi hoàn toàn có thể tiếp tục hỏi thêm để dồn tôi vào thế bí như Ngọc Lan đã từng làm trước đây nhưng nó không hỏi nữa. Có lẽ con bé tinh tế hơn cô chị khi biết được đâu là điểm dừng, đâu nên dứt khoát. Chính vì sự thông minh và nhạy bén như vậy, tôi gần như không còn bí mật nào để giấu với con bé nữa cả.

Chiếc taxi dừng hẳn trước nhà tôi. Với chiếc nạn chống, tôi từ từ di từng bước nặng nề vào trong với sự giúp đỡ của Ngọc Mi. Khi gần đến cửa, tôi mới quay sang nói với con bé:

– Đến đây được rồi, em về đi kẻo trễ đó!

– Có thật là anh tự lo liệu được chứ?

Con bé nhìn tôi với đôi mắt ái ngại, nó lại muốn làm y tá một lần nữa.

– Anh không sao mà, chỉ nhiêu đây thì sao làm khó anh được!

– Um, vậy thôi em về nha, có chuyện gì nhớ nhắn cho em biết đó!

– Rồi, tiểu thư về cẩn thận! Kẻ hèn không tiễn cô ra cửa được!

Con bé phì cười với câu nói đùa của tôi. Nó thò tay véo mũi tôi một cái rồi tủm tỉm đi ra chỗ chiếc taxi đang chờ. Tôi vẫn nhìn theo con bé cho đến khi nó vào hẳn chiếc taxi và rời khỏi nhà tôi.

Lúc này sự chú ý của tôi bắt đầu đổ dồn vào căn nhà quen thuộc ngày nào.

Thực sự thì tôi cũng không cảm thấy lo lắng lắm khi cả hàng xe của tụi thằng Toàn đang dựng bít ngoài sân. Nhưng điều làm tôi thấy khó hiểu là tại sao ở đây lại có một chiếc xe đạp điện, nhìn nó rất quen ắc hẳn tôi đã gặp chủ nhân của nó ở đâu đó rồi. Hơn thế nữa tại sao bọn nó lại có thể vào nhà trong khi chùm chìa khóa vẫn còn nằm gỏn lọn trong túi tôi?

Thế là tôi quyết định bước vào nhà tìm hiểu.

Chương trước Chương tiếp
Loading...