Đời học sinh - Quyển 4
Chương 48
Cẩn thận bỏ tôi xuống, Toàn phởn bình giọng:
– Gì đây, ku em muốn đấu lại phải không?
– Không đâu, kết quả như thế nào thì cứ như thế đấy! Em chỉ muốn có lời chúc mừng đến các anh thôi!
– À như vậy thì tụi anh xin nhận! Nếu rảnh thì cứ rũ lớp em đá lại nhé!
– Hề hề rất sẵn lòng!
Cứ tưởng chào hỏi xong nó sẽ tránh khỏi để tiếp tục cuộc ăn mừng. Nhưng không ngờ nó lại chuyển tia nhìn sang tôi nhếch mép:
– Còn anh nữa! Nhớ đi đứng phải cẩn thận đó! Sắp tới sẽ còn nhiều chuyện xảy ra đấy!
Rồi nó bước đi không quên để lại cho tôi một ánh nhìn thật khiếp sợ. Chắc nó ghét tôi lắm. Chính tôi và Ngọc Mi đã làm bể kế hoạch của nó mà. Nhưng dù muốn dù không, tôi cũng phải thừa nhận rằng, thằng Bảo chính là đối thủ khó nhằn nhất mà tôi từng gặp phải. Tất nhiên là không phải bây giờ!
– Thôi kiếm chồ nào ngồi uống nước bàn chuyện ăn mừng đi tụi bây!
Tôi thở phào, quay sang đám Toàn phởn định bụng rũ tụi nó ra quán nước mía gần đây nhưng Toàn phởn như ngó thấy cái gì đó, nó phẩy tay:
– Thôi nay cũng mệt rồi, về nghỉ ngơi đi thứ hai lên trường nhận giải rồi tính chuyện ăn chơi luôn!
– Ờ, tao thây cũng đúng đó! Mệt cả rồi mở tiệc cũng hết tinh thần ăn!
– Ơ, tụi mày…
– Ơ ơ cái gì, nhìn đằng sau mày đi!
Đảo mắt theo hướng chỉ tay của Toàn phởn, tôi giật mình nhận ra Ngọc Mi đã ở sau lưng tôi từ lúc nào. Nó đứng cách tôi không xa đủ để thấy được đôi mắt nai sắc xảo của nó ánh lên trong veo trong cái nắng ban trưa của mùa hè.
– Thôi ai về nhà nấy đi anh em! Hôm sao gặp rồi bàn tiếp!
– Ủa, cúp đâu!
Kiên lảng nghệch mặt như chưa biết chuyện gì đang xảy ra.
– Cúp gì giờ này?
– Thì cúp chung kết!
– Kết kết cái đầu mày, ngày mai mới trao!
– Ủa vậy hả, ai biết!
Bỗng Lam Ngọc bước đến chỗ tôi nhỏ giọng:
– Thôi Ngọc cũng về đây!
– Ơ, giờ Ngọc về luôn hả?
– Phong cho cái lí do Ngọc ở lại đây đi!
– Ừ thì…
– Không có phải không, thôi ở lại vui vẻ đi! Có người đang chờ Phong rồi mà! Tạm biệt nhé!
Tôi không biết nàng đang nói thật hay đùa, nhưng nhìn thấy cái nháy mắt của nàng, tôi cười méo xệch. Giờ thì không còn ai bên cạnh tôi nữa. Sau khi tụi Toàn phởn và Lam Ngọc ra về, tôi mới công nhận rằng, không có cảm giác nào khó chịu bằng cái cảm giác, bị bỏ rơi.
Thấy tôi cứ đứng tòng ngòng, bé Mi bước nhẹ đến khẽ thúc hông:
– Nè, từ khi nào mà anh làm lơ em rồi?
Tôi gượng gạo gãi đầu:
– Không phải đâu, tại anh đang nhớ coi có quên cái gì không!
– Vậy anh nhớ ra điều gì chưa?
– Ừ thì… vẫn chưa!
Ngọc Mi bỗng đi ra trước mặt tôi, nhìn thẳng:
– Thật chứ?
Tôi xụi lơ:
– Anh nhớ rồi… chiều anh em hẹn gặp riêng anh mà!
– Hì, có vậy cũng quên, thiệt tình!
Tôi cứ đúng khúm rúm như chờ một điều gì đó từ Ngọc Mi, có thể là một cái véo, một cú thúc hông hoặc đại loại như thế cho cái tội “dám quên” hẹn mà con bé chỉ vừa mới nói cách đây không lâu. Nhưng chờ mãi mà không thấy gì, chỉ có mỗi cái níu tay:
– Đi thôi anh!
Tôi tròn mắt hỏi:
– Ơ đi đâu?
– Về nhà anh!
– Sao lại về nhà anh?
Mặc cho tôi cứ trố mắt hỏi, con bé vẫn tươi cười đáp:
– Giờ này ba anh chắc đi qua võ đường rồi phải không, như vậy em có thể nói chuyện riêng với anh rồi, đúng chứ?
Ngọc Mi nói quả không sai. Sau khi trở về nhà, ba tôi dành thời gian cả ngày ở võ đường. Sau khi ăn sáng xong là ông lấy xe đi luôn cho đến chiều tối mới về. Và nhờ vào suốt một tuần chở tôi đi học, Ngọc Mi đã nhanh chóng nắm bắt được lịch sinh hoạt này.
… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 4 tại nguồn: http://truyen3x.xyz/doi-hoc-sinh-quyen-4/
Vào mùa hè, tôi ngại nhất là phải chạy ngoài đường với cái nóng oi ả ban trưa. Nắng nhuộm vàng ươm cả mặt đường làm hơi nóng cứ bốc lên nghe nóng ran cả người. Chưa kể những tia nắng gay gắt ban trưa chiếu xuống như xuyên sâu vào da thịt làm cả người tôi không khác gì mới ngoi lên từ một dòng sông sôi ùng ục, ướt mem cả quần áo.
Chắc chắn Ngọc Mi cũng cảm thấy giống tôi, từ nãy đến giờ nó đưa tay lên quệt mồ hôi liên tục làm cho cả ống tay áo khoác ướt mem, nhìn thấy.
Thương.
Thấy thương, dĩ nhiên theo lẽ thường tôi sẽ bắt chuyện hỏi thăm, hoặc tìm cách chuyện với con bé để quên đi cái nóng. Nhưng những gì tôi làm nãy giờ chỉ là im lặng, không một cử chỉ, không một lời nói.
Dù trong lòng vẫn còn rây rứt nhưng tôi không biết làm gì hơn. Tôi đã lỡ hứa với lòng sẽ y theo quyết định ban sáng mà mà thực hiện. Vậy mà bây giờ ý nghĩ đó đang bị lung lay ghê gớm.
Thực sự trong thâm tâm tôi rất muốn hỏi thăm con bé, hoặc chỉ đơn thuần là rút một mẫu giấy cho con bé lau mồ hôi thôi cũng được. Bởi lẽ tôi sợ, sợ những cử chỉ ân cần của tôi sẽ làm con bé hiểu lầm mà tiếp tục đặt tình cảm của mình vào cái thằng ất ơ này.
Về đến nhà, tôi lật đật chống nạn đến mở cổng không đưa chìa khóa cho con bé mở như mọi khi, tôi muốn chứng tỏ mình không vô dụng đến nổi cổng nhà cũng không mở được.
Lúc đi ngang, tôi cố trộm liếc nó để quan sát biểu hiện. Nhưng vì nó vẫn chưa bỏ cái mũ chụp đầu xuống nên tôi chỉ thấy loáng thoáng những sợi tóc li ti buông xuống rũ rượi, bệt vào nhau. Và con bé vẫn đưa tay quệt mồ hôi.
Dưới cái nóng hừng hực như thế này, tôi nốc đến gần hai chai nước suối để sẵn trong tủ lạnh. Cảm giác mát lạnh khoan khoái đến tê cả người. Chợt nhớ tới con bé đang ngồi trên ghế sô pha vẫn đưa tay quệt mồ hôi, tôi vội mang ra cho nó một chai đặt trước mặt:
– Em uống đi, đi dưới trời nắng nãy giờ chắc cũng khát rồi hả?
Con bé không nói gì, chỉ lẳng lặng cầm chai nước lên uống một chút rồi lại đặt xuống, tiếp tục quệt mồ hôi trông khi vẫn còn mặc áo khoác và trùm mũ chụp kín đầu.
Tay áo của nó giờ này đã ướt mem, lan gần đến cánh tay. Tôi tự hỏi tại sao nó không cởi chiếc áo khoác ra mà lại mặc như vậy để rồi phải quệt mồ hôi liên tục. Có khi nào nó biết được quyết định của tôi mà trùm mặt lại, không muốn để tôi nhìn thấy hay không?
Lúc đầu tôi cứ đinh ninh như vậy, nên cũng không bận tâm đến con bé lắm. Nhưng sau khi tôi tắm xong trở ra con bé vẫn ngồi đó, cũng trong chiếc áo khoác lúc nãy tôi mới bắt đầu sinh nghi.
Thế là tôi rón rén bước tới, ngồi đối diện với con bé dò hỏi:
– Sao em không cởi áo khoác ra, trời đang nóng lắm đó!
Tuy nhiên con bé không trả lời, chỉ khẽ lắc đầu rồi lại đưa tay quệt mồ hôi.
Tôi vẫn tiếp tục hỏi:
– Bộ em không thấy nóng sao?
Con bé vẫn lắc đầu, vẫn đưa tay quệt mồ hôi đang càng lúc càng lan ra nhiều nơi tay áo.
Tôi bắt đầu dần dần nhận ra sự bất thường nơi con bé, rõ ràng nhất là đôi vai nhỏ nhắn của nó run lên ngày một rõ rệt sau mỗi câu hỏi của tôi, thỉnh thoảng tôi còn thoáng nghe thấy những tiếng thút thít phát ra từ con bé sau những lần đưa tay lên, quệt mồ hôi?
“Quệt mồ hôi ư? Không phải! Đó không phải là quệt mồ hôi!”
Tôi đánh bạo chồm tới, lật chiếc mũ trùm đầu của của con bé ra.
“Mà đó là, nó đang khóc!”
Đúng như tôi dự đoán, con bé đang khóc. Mắt nó đỏ hoe, ướt sũng nước. Và trên cánh tay áo của nó nãy giờ không phải là mồ hôi mà chính là nước mắt của nó.