Hành trình tuổi thơ
Chương 100
Đứng nép người sau cây cột đèn bên này đường, tôi thấy nhỏ đang cặm cụi nấu nước lèo nấu bún, bên cạnh là bé My với lũ nhỏ đang bê từng tô bún nóng hổi còn nghi ngút khói ra cho khách. Tôi dõi ánh mắt theo từng động tác của nhỏ, lâu lâu nhỏ lại lấy tay áo lau vài giọt mồ hôi lấm tấm trên trán hoặc là gạt vài lọn tóc cột bị tuột xuống.
Sự mệt mỏi đang hiện rõ trên khuôn mặt thanh tú của nhỏ, nhìn khuôn mặt nhợt nhạt xanh xao ấy mà tim tôi như thắt lại, tôi chỉ muốn chạy ngay đến ôm thật chặt nhỏ vào lòng, tôi muốn giúp nhỏ lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán của nhỏ, giúp nhọ gạt những lọn tóc bị tuột sang một bên để được nhìn thấy nụ cười ngày nào làm tôi chết mê chết mệt xuất hiện trở lại trên đôi môi ấy. Nhưng sao chân tôi như hóa đá tại chỗ, dù có cố gắng thế nào cũng không tài nào nhấc lên được.
Chợt từ phía xa, thằng Tâm rụt rè vẫy tay gọi nhỏ ra. Nó từ từ đưa bông hồng với hộp sôcôla từ đằng sau lưng ra đưa cho nhỏ. Không lẽ người mà nó thầm thương trộm nhớ là nhỏ hay sao? Không phải người nó yêu là Nhi hay sao? Tôi như chẳng còn tin vào mắt mình nữa, tai tôi như ù đi. Nhìn nhỏ đứng nhìn thằng Tâm mà tim tôi như bị bóp nghẹn lại, tôi không lỡ nhìn thấy cái cảnh tượng sắp xảy ra nên đành ngoảnh mặt bước đi nuốt nước mắt chảy mắt chảy ngược về tim.
Cả buổi tối hôm đó tôi cứ như người vô hồn, bốc vác hàng vào kho cho ông tài xế kia xong tôi cứ lang thang lang thang một mình trên đoạn đường vắng. Đầu óc thì trống rỗng. Đáng lẽ thấy nhỏ hạnh phúc tôi phải vui lên mới đúng, nhưng tôi không sao gượng cười nổi, có phải là do tôi đang ích kỷ chăng?
– Lộp độp… lộp độp…
Mưa, là mưa. Từng hạt mưa nặng trĩu đang đua nhau rơi xuống đất, cơn mưa đầu tiên của năm. Mùi nhựa đường bị dính nước tỏa ra hắc kinh khủng, vài người đi đường xung quanh tôi thì hai tay che đầu rồi chạy thật nhanh vào hiên nhà gần đó để trú mưa. Tôi cũng thế, nhưng tôi không vội vã như họ, tôi từ từ đi vào hiên của 1 tiệm sửa điện thoại. Tôi đứng nép sát người vào tường rồi phủi phủi vài hạt nước dính trên áo. Vừa ngồi xuống thành hiên thì có một nhỏ con gái áo trắng mình mẩy ướt nhẹp dắt xe chạy nhanh đến địa bàn tôi đang đứng, chắc là muốn chiếm địa bàn của tôi đây mà.
Nhỏ đó cũng dựng xe và đứng nép sát vào tường, tay thì kéo áo cho khỏi dính vào người. (Con gái mặc áo trắng mà bị dính ướt thì thế nào chắc các bác cũng biết rồi nhỉ). Nếu là mọi ngày thì tôi cũng ráng dán mắt mà nhìn của trời ban đó, nhưng hôm nay tôi chẳng còn tâm trạng đâu mà thưởng thức gái đẹp à nhầm cái đẹp, tôi ngồi xích vào góc tường bên này hơn rồi đưa tay ra hứng những giọt mưa nặng trĩu đầu mùa. Cây lá thì hả hê dang xòe những tán lá để đón nhận những giọt nước tinh túy sau bao tháng ngày đất đá khô cằn.
Rồi từng cơn gió lạnh bắt đầu rít lên, cái lạnh chỉ của một ngọn gió nhỏ khẽ rít qua cũng đủ làm cho người ta phải rùng mình. Chợt tôi để ý sang cô gái kia, cô ta đang ôm hay tay thật chặt mà không ngừng run cầm cập. Mặt cô ta tái đi vì lạnh, nhưng nhìn gương mặt đó sao quen quen. Để ý kĩ chút nữa tôi mới nhận ra đó không ai khác chính là nhỏ Trúc. Tại lúc nhỏ này chạy vô có đeo cái chụp mỏ nên tôi không nhìn ra.
– Trúc hả? – Nghe gọi tên, nhỏ đó quay lại.
– Trúc: Ủa, s… sao ông ở đây? – Nhỏ đó nói mà giọng nghe cũng run.
– Tôi: Đi lung tung, đến đây gặp mưa nên chui vào trú thôi.
– Trúc: Ừm… – Nhỏ Trúc khẽ rùng mình. Trông mặt nhỏ này đến tội.
Tôi cởi cái áo carô sọc đen đang mặc ra đưa cho nhỏ Trúc.
– Áo tui hơi bẩn chút, không chê thì thay ra kẻo lạnh.
– Thôi, tui đang ướt, mặc thêm cái áo đó là cái áo trắng này dính vô người lạnh lắm.
– Tôi: Thì thay hẳn ra luôn, không ai thèm nhìn đâu mà lo.
– Trúc: Thôi.
– Tôi: Đã lạnh run cầm cập thế kia mà vẫn cứng đầu được à? Tui quay mặt ra đằng sau là được chứ gì.
– Trúc: Nhưng lỡ ai thấy thì sao? – Nhỏ này cũng biết ngượng mấy bác ợ.
– Tôi: Trời này không ai ra ngoài đâu mà thấy, thay lẹ đi có cảm lạnh.
Tôi đưa cái áo cho nhỏ này rồi đi sát lại phía đầu hè bên kia đứng úp mặt vô tường như bọn trẻ con chơi năm mười ấy.
– Cấm ông quay lại đó.
– Tôi: Quay lại cho hư mắt luôn à. Đây đâu có dại.
Đứng mỏi cả chân mà nhỏ này vẫn chưa thay xong nữa.
– Tôi: Xong chưa? Mỗi cái áo thôi mà thay lâu thế?
– Xong lâu rồi, ông quay lại được rồi.
– Đệch, xong lâu rồi mà không nói. Làm tui đứng mỏi… – Nhìn nhỏ Trúc mà tôi tịt họng luôn.
Nhỏ đó mặc cái áo của tôi vào nhìn như kiểu đang bơi trong đó, mái tóc thì cột thành búi cao quấn gọn trên đỉnh đầu trông khác hẳn ngày thường, lúc này nhỏ Trúc tỏa ra một cái gì đó rất cuốn hút làm cho người có cảm giác muốn đi tù (chắc mấy bác hiểu).
– Ôm dòm hướng khác đi, đừng dòm tui nữa. – Nhỏ này ngượng ngùng, mặt đỏ như gấc.
– Tôi: À… ờ… – Tôi cũng vội quay mặt đi vì sợ nhìn thêm lát nữa tôi đi tù mất.
Hai đứa tôi ngồi tút hai đầu hiên, mỗi đứa ngồi một đầu vì sợ ngồi gần nhau sẽ ngại. Bầu không khí nặng nề bao trùm lên cả hai đứa tôi. Cứ thế hai đứa tôi chẳng ai nói với ai câu nào, tôi thì ngồi ngó ngang ngó dọc, nhìn trời ngóng đất. Tình hình này chắc mưa lâu lắm mới tạnh. Nhỏ Trúc thì lôi cuốn vở ra tính toán cái gì đó, chốc chốc lại ôm vai xuýt xoa cho đỡ lạnh.
– Tôi: Bà đang học môn gì mà nhìn khổ sở vậy? Cắn nát cây bút rồi kìa.
– Trúc: Môn lý, cô cho bài tập tết về làm mà tui chưa làm kịp. Từ chiều tới giờ tui sang nhà bạn học nhóm mà mới làm được vài bài. Cô cho bài khó quá.
– Tôi: Lý hả? Đưa tui xem nào.
– Trúc: Ông biết làm hả?
– Tôi: Hên xui.
Tôi cầm quyển vở lý xem qua mấy cái đề. Mấy cái dạng đề này năm ngoái tôi làm còn nhiều hơn cơm bữa, giờ chỉ cần tính nhẩm sơ qua là đã ra kết quả.
– Trúc: Nhìn mặt ông đơ vậy chắc là không biết giải đâu.
– Tôi: Tui mượn cây bút.
– Trúc: Đừng vẽ bậy lên vở tui nha.
– Tôi: Ừ, lẹ lên.
Tôi ngồi hí hoáy viết viết một lát.
– Êk, ông làm gì quyển vở của tui rồi? – Mặt nhỏ này nhìn quyển vở mà trông đến tội.
– Tôi: Còn bài cuối, đợi chút đi.
– Trúc: Hả? B… bài… cuối? – Nhỏ Trúc ngạc nhiên.
– Suỵt!!!
… Bạn đang đọc truyện Hành trình tuổi thơ tại nguồn: http://truyen3x.xyz/hanh-trinh-tuoi-tho/
– Tôi: Xong rồi nè. – Tôi đưa cuốn vở lại cho nhỏ Trúc.
– Hu oa, ông vẽ bùa lên vở tui làm gì? – Mặt mếu.
– Tôi: Săx, chữ giống bà mà. Đọc thử xem.
Nhỏ này ngồi nheo mắt dịch từng chữ.
– Ông làm hết thật nè, nhưng mà đứng không đó?
– Tôi: Yên tâm, sai tui chịu. – Tôi vỗ ngực tự tin.
– Ừm, cho tui hỏi cái này, ông đừng buồn nha? – Nhỏ này dè chừng.
– Tôi: Ừ hỏi đi.
– Trúc: Hồi trước ông học đến lớp mấy vậy?
– 10.
– Hèn gì ông làm mấy bài này nhanh đến thế.
– Tôi: Mấy cái mạch điện nhìn rối thế chứ dễ lắm, chú ý quan sát chút là thấy nó dễ thôi.
– Vậy lên lớp 10 sao ông lại nghỉ?
– Nhiều lý do lắm. Thôi, mưa cũng tạnh rồi, đi về thôi.
– Ừhm.
– Hôm nay tui tưởng bà đi chơi với bạn trai rồi.
– Tui có bạn trai đâu mà đi.
– Sao không kiếm một người đi?
– Chưa gặp được người vừa ý.
– Người thế nào mới là người vừa ý bà?
– Thì chí ít cũng phải cao ráo đẹp trai, thật thà, biết quan tâm người khác.
– Tôi: Thôi chết, tui lỡ hội tụ đầy đủ những yếu tố đó rồi, giờ sao?
– Thế tui thà làm ni cô còn hơn, plè. – Nhỏ này lè lưỡi.
– Tôi: Bà mà vô chùa chắc vài bữa là phá banh mất cái chùa.
– Trúc: Ông…
– Thôi, hạ nhiệt. Lên xe đèo tui về nào. – Tôi cười hòa.
– Trúc: Xí, ai cho ông đi ké. Tui về một mình.
Nói rồi nhỏ này nhấn pê đan chạy mất hút.
– Nói là làm thật à? Hêyzz. – Tôi thốt thành lời.
Lắc đầu thở dài than trách số phận mình nhọ như đít nồi, tôi lại cất bước trở về. Về đến đoạn đầu công viên, tôi lại muốn nhìn thấy nhỏ thêm lần nữa. Lại đứng núp sau cây cột điện, tôi lại thấy người con gái ấy mặc quần jean áo thun màu gì thì tôi nhìn không rõ. Nhỏ đang lúi húi bê mấy tô bún nghi ngút khói ra cho khách. Vừa bưng ra gần đến nơi, một thằng giả vờ đi ngang qua gạt chân nhỏ một phát làm nhỏ té uỵch xuống đất như mít rụng, mấy tô bún thì rơi xuống vỡ tan tành.
Bỏ cây cột điện, tôi toan lao ra đỡ nhỏ nhưng đang tính băng qua đường thì tự dưng một chiếc xe tải phóng ngang qua chắn đường tôi. Lúc chiếc xe đi qua, đập vào mắt tôi là thằng Tâm đang ôm lấy nhỏ và nhỏ cũng đang ôm lấy nó, xung quanh là mấy thằng cầm gậy đập phá đồ đạc.
– Nhỏ gây thù chuốc oán với ai mà sao bị bọn này đến đập phá vậy ta? – Tôi tự hỏi.
Rồi 1 thằng trong số đó đến xe hàng của nhỏ, nó lục hết các ngăn, từ ngăn trên đến ngăn dưới. Hễ thấy tiền thì nó lấy còn không phải tiền thì nó ném đi hết. Lúc nó lục đến ngăn cuối cùng thì đột nhiên nhỏ hớt hải chạy đến đẩy thằng đó ra không cho nó đụng vào ngăn cuối cùng. Chắc hẳn nhỏ cất thứ rất quan trọng ở trong đó.
Thằng kia tức giận tát nhỏ một phát, thằng Tâm tính kháng cự lại thì bị mấy thằng kia đập te tua. Lúc này máu nóng của tôi đã sôi sùng sục, tôi chạy đến từ đằng sau rồi một đòn đánh gục một thằng. Thằng nhỏ chỉ vừa kịp ớ lên một tiếng rồi bất tỉnh nhân sự. Tôi giật cái mũ của nó đội sụp xuống rồi phi lại xử thằng vừa ra tay với nhỏ. Nó vung gậy phang tôi, tôi né người sang một bên rồi lên gối, lên cùi chỏ rồi đấm lia lịa vào mặt nó. Nó vẫn cố kháng cự khua gậy đập tôi, tôi chụp lấy đầu gậy giật lại rồi kéo cánh tay nó ra.
– Vútt… rắccc… aaaa!!! – Tiếng thằng đó nằm lăn lộn ôm cánh tay la thất thanh.
Mấy thằng kia thấy vậy thì vác cây xông tới đánh tôi. Mấy phát đầu tôi còn đỡ được, nhưng càng về sau mắt tôi đau tợn, nhìn không rõ nữa. Kết quả là tôi cũng ăn vài gậy vào lưng, vai với đùi. Nhưng bọn kia cũng không thằng nào bị ăn đòn nhẹ hơn tôi đâu. Chợt một cơn gió mạnh thổi mạnh qua làm chiếc mũ của tôi bị tốc lên, tôi vội vàng lấy tay che mặt đi và quay lưng về phía nhỏ.
– Là mày, mày là thằng phá đám chuyện của tao hôm qua. – Một thằng thốt lên.
– Nếu mày đã thích lo chuyện bao đồng đến thế thì đừng trách tao. – Nói rồi nó rút trong túi ra một con dao bấm bóng nhoáng. Ngay sau đó nó lăm lăm lao tới lụi tôi, khó khăn lắm tôi mới né được vài đường dao vì trời đã tối mà mắt tôi thì kém nên rất khó tránh.
– Coi chừng đằng sau! – Tiếng nhỏ hét lên.
– Sẹcc!!! – Tiếng dao cứa vào thịt ngọt như đường.
Tôi cảm thấy tê tê ở vai và hình như là có cái gì đó đang chảy đầy vai tôi.
– Sẹc! – Một nhát nữa vào lưng tôi, nó còn đạp tôi một phát nữa.
Tôi ngã quỵ xuống đất.
– Chạy tụi bay. – Một thằng hét lên rồi nhảy lên xe phóng mất hút.
– Này bạn có sao không?
– Máu chảy nhiều quá, phải cầm máu ngay mới được.
Thằng Tâm với nhỏ toan tiến lại gần tôi.
– Đừng qua đây. – Tôi đưa tay ngăn cản.
Tôi từ từ đứng dậy ôm vết thương và chạy mặc cho máu vẫn cứ chảy như suối. Vài người đi đường đứng dòm tôi như sinh vật lạ, nhiều người thấy tôi mà họ còn sợ, họ núp đi, trốn đi có lẽ vì sợ mang họa vào thân.