Mùa nước nổi
Chương 105
Nghĩa vừa từ ruộng về nhà, quần xắn móng lợn lên đến tận bẹn đùi, bùn đất dính từ trên xuống dưới, nhìn cậu lúc này không ai bảo là ông chủ “Hợp tác xã nông nghiệp sạch Thủy Tiên” cả. Cậu nghĩ mãi mới tìm ra cái tên đặt cho Hợp tác xã của mình, nghĩ đi nghĩ lại thấy cái tên Thủy Tiên là đẹp nhất. Các bà con trong xóm thì mô tê chẳng hiểu ý nghĩa của tên cái hợp tác xã mà mình là xã viên cả. Nghĩa giải thích qua loa rằng đó là tên một loài hoa có sức sống vô cùng mãnh liệt. Tất nhiên cậu mà thực lòng giải thích rằng đó là “tên con bồ” của cháu thì có lẽ bà con đã bỏ hợp tác xã hết cả rồi.
Xóm bãi như một công trường đúng nghĩa, từ trên đê nhìn xuống, cả mấy trăm con người đang hăng say lao động. Quãng thời gian đầu tiên này, Nghĩa phải vô cùng khó khăn và phải đưa ra những chứng cứ vô cùng khoa học và khó hiểu mới thuyết phục được bà con xã viên dừng canh tác 1 vụ để cải tạo đất về chuẩn các chỉ số sinh hóa theo đúng chuẩn. Tất nhiên, việc này là lớn bởi như chúng ta đã biết, nó liên quan đến miếng cơm ăn hàng ngày của bà con.
Ở trong xóm Bãi mười nhà thì có đến cả mười là không có của ăn của để, giờ dừng 1 vụ thì biết trông vào cái gì để ăn đây. Nghĩa gần như là phải hy sinh toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình trong mấy năm học trên này để tạo ra một khoản gọi là “ứng trước tiền mua nông sản”, tất nhiên chẳng đủ, nhưng các xã viên cũng vin vào đó để thấy được tâm huyết và quyết tâm của Nghĩa nên giật gấu vá vai bấm bụng cho đất nghỉ.
Nghỉ trồng cây 1 vụ không có nghĩa là ngồi chơi, thậm chí còn nhiều việc hơn so với khi trồng cây. Tất cả công tác cải tạo đất, quy hoạch đất trồng, ấp ủ phân bón, gieo trồng hạt giống đều làm trong giai đoạn này. Nghĩa quy hoạch rất rõ ràng, luôn luôn có khoảng vài chục loại cây rau, củ, quả gối đầu nhau liên tục theo mùa cho phù hợp.
Đặc biệt, để giải bài toán mùa nước nổi vào khoảng nửa tháng hè thì vào quãng thời gian đó, cậu ưu tiên trồng các loại cây leo trên giàn cao như: Bầu, bí, mướp đắng, dưa leo. V. V. Và những loại cây chịu nước. Ngoài ra thêm các biện pháp ngăn nước tràn bờ ở tầm thấp. Quyết tâm không vì mùa nước lên mà dừng trồng.
Đồng thời với việc cải tạo đất, Nghĩa cũng cho bà con quy hoạch và cải tạo hệ thống thủy lợi dẫn nước sông Hồng vào tận bờ ruộng dựa trên hệ thống có sẵn, sau đó sử dụng các máy bơm nước nhỏ để bơm lên hệ thống tưới nước cho từng khu đất. Cái hệ thống tưới này giông giống với hệ thống tưới cây ở vườn hoa nhà cô Cẩm Tú mà Nghĩa đã làm cách đây mấy năm.
Việc này có ý nghĩa giải phóng sức lao động rất lớn cho người dân. Trước đây, mặc dù nước về tận bờ nhưng không đều, lúc có lúc không, lại phải gánh thừng thùng nước để tưới cho các luống rau. Nay nếu hệ thống này đi vào hoạt động thì gần như không mất công mất sức nhưng vẫn đảm bảo cung cấp nguồn nước cho ruộng.
Gột tạm bùn đất ở sân giếng xong thì Nghĩa vào ngồi ở bậc hè nhìn, cậu đang suy nghĩ trầm tư về các công việc thì mẹ ở dưới bếp bưng lên một ấm nước đun nước chè xanh. Chưa lên đến nơi thì có tiếng xe máy từ ngoài cổng vào. Thì ra là anh Tiến chở chị Nhài vừa về đến nơi. Nghĩa có phần hơi bất ngờ vì chị về mà không báo trước, lẽ ra giờ này chị phải đang bán hàng ở shop chứ:
– “Ơ chị, anh. Sao hai người về bất ngờ vậy?”, Nghĩa phân vân không biết có phải chị về vì việc có cháu Pha Lê có gì mới hay không?
Cô Tươi thấy con gái cùng “bạn trai” về cũng bất ngờ như Nghĩa:
– Hai đứa về đấy à?
Chị Nhài bám vào eo anh Tiến rồi lồm cồm xuống xe, trước bụng chị là một cái ba lô nhỏ, nhưng không phải dạng đựng quần áo:
– Mẹ, còn về có việc mẹ ạ.
Anh Tiến sau khi dựng xe, anh chỉnh lại cái kính rồi lễ phép:
– Cháu chào cô ạ.
Cô Tươi vén lại mấy sợi tóc rối bám trên mặt con gái:
– Hai đứa vào nhà đi, nước chè xanh mẹ vừa đun đấy. Thế về có việc gì? Định bao giờ đi.
Vừa ngồi xuống bậc hè cạnh em trai, chị Nhài vừa nói:
– Con định ăn cơm xong thì đi luôn mẹ ạ. Mai con phải bán hàng, với lại Chích Bông ở trên kia có một mình nên phải lên ngay.
Nghe chị nói có việc, cộng với thái độ có phần nghiêm túc của chị, Nghĩa phỏng đoán trong đầu một là chuyện Pha Lê, hai là chuyện của chính anh chị.
– “Chị về có phải xin phép mẹ cho cưới không?”, Nghĩa nửa đùa nửa thật, giọng có chút vui vẻ. Chuyện anh Tiến và chị Nhài giờ chỉ là sớm hay muộn. Hai người như hình với bóng suốt mấy năm nay. Cũng mừng cho chị, sau quãng thời gian phải nói là đau khổ tới tận cùng, chị cũng đã tìm được bến đỗ của đời mình. Anh Tiến hiền lành, dịu dàng lại rất biết quan tâm tới người khác. Và nhìn cách anh chăm chỉ bao nhiêu năm nay, có thể thấy tình cảm anh dành cho chị là thật lòng, chứ không phải tìm chị để khỏa lấp nỗi buồn mất vợ.
Chị Nhài nhìn anh Tiến một cái với khuôn mặt hơi ửng hồng rồi quay sang chỗ Nghĩa luôn, đập cho em một phát thật nhẹ vào đùi vì cái tội dám trêu chị:
– Chỉ được cái ăn nói linh tinh. Anh chị về là vì chuyện của em đấy.
Nghĩa chau mày và có phần kích thích, bởi nếu là chuyện của cậu thì rất có thể liên quan đến Thủy Tiên, người mà cậu ngày đêm mong nhớ, cậu hối chị:
– Chuyện của em? Có phải là Thủy Tiên về rồi không? Cô ấy đang ở đâu hả chị?
Nhìn Nghĩa mỉm cười kèm theo cái lắc đầu nhè nhẹ:
– Lúc nó ở bên cạnh thì không biết đường mà giữ lấy, giờ nó đi thì lại cuống lên. Đàn ông các em chỉ vậy là giỏi.
Câu này chị Nhài nói không biết là có ẩn ý gì không. Nghe xa nghe gần như kiểu nói với cả Nghĩa và anh Tiến thì phải.
– Chị nói đi, chuyện của em là chuyện gì?
Chị Nhài lấy lại khuôn mặt nghiêm túc của mình, nhìn Nghĩa đăm đăm rồi hỏi:
– Thì là chuyện hợp tác xã của em chứ còn là gì nữa? Thế tình hình dạo này như thế nào?
Nghĩa buông tiếng thở dài vì Thủy Tiên vẫn bặt vô âm tín, không một lần trả lời tin nhắn của cậu, mặc dù hầu như ngày nào cũng Nghĩa cũng gửi một vài tin.
– Vẫn theo kế hoạch đề ra, chỉ là có một chút khó khăn vì em không lường trước được việc phải dừng vụ trồng đầu tiên.
– Khó khăn vì chuyện gì?
– Tài chính chị ạ? Số tiền em tiết kiệm được định dùng để làm hệ thống tưới tiêu và chuẩn bị giống cây giờ đã phải ứng trước cho xã viên rồi. Tới này em sẽ được vay ở quỹ tín dụng nhân dân, rồi hỗ trợ nông nghiệp từ nguồn của Hội nông dân nhưng xem ra không đủ.
Cô Tươi nghe hai con nói chuyện thì cũng chen vào:
– Lúc đầu mẹ thấy con dự định chỉ khoảng 2 chục hộ vào hợp tác xã thôi. Giờ cả xóm đều tham gia nên khó khăn là phải rồi.
Nhài và Tiến về đây cũng là vì việc này, anh Tiến từ nãy đến giờ im lặng không nói gì, chỉ nhấp từng ngụm trà xanh nóng hổi mà ‘mẹ vợ’ tương lai rót cho. Thấy đến lúc mình nên nói, anh bắt đầu mở lời, giọng nói trầm ấm, từ tốn:
– Nghĩa này, trong công việc thì anh chị không giúp gì được em. Nhưng anh chị bàn nhau rồi, anh chị hỗ trợ em được về mặt tài chính, không nhiều đâu nhưng anh nghĩ là giúp em được phần nào.
Anh Tiến cận nhà ta cố tình dùng từ ghép “anh chị” không biết có ẩn ý gì đây. Nhài nghe được vậy thì thẹn ở trong lòng, chẳng phải cách dùng từ như vậy hóa ra cô đã là vợ của anh rồi sao. Thú thực là đến bây giờ, cô vẫn chưa cho anh động vào người, đến hôn môi hôn má còn chưa, chỉ có thỉnh thoảng vô tình hai người nắm tay trong trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó thôi.
Trong khi Nghĩa và mẹ còn chưa hết ngạc nhiên thì Nhài kéo cái khóa của chiếc ba lô nhỏ mà cô vừa đeo khư khư ở trước bụng. Nhài lấy ra một bọc tiền được gói ghém cẩn thận, vẫn còn dây buộc của ngân hàng, nguyên đai nguyên kiện rồi đẩy về phía Nghĩa:
– Anh Tiến cho em vay 200 triệu, khi nào ổn định công việc thì em thu xếp trả cho anh ấy.
Nghĩa nhìn bọc tiền, rồi nhìn anh Tiến, rồi quay sang nhìn chị Nhài. Số tiến 200 triệu quả thực đối với cậu lúc này rất quý, rất cần, nó có giá trị rất lớn trong thời điểm lúc đó. Cậu chưa cầm vội tiền mà vẫn đặt nó xuống chiếu:
– Anh Tiến. Em cảm ơn anh rất nhiều. Nhưng em không nhận được đâu ạ. Em biết anh làm nhà nước, lại còn phải nuôi cháu Chích Bông. Em…
Anh Tiến thực lòng không biết giải thích thế nào, Nhài chen vào cắt lời em:
– Nghĩa. Cứ nhận đi. Đây là một phần tiền anh Tiến bán cái nhà ở Minh Khai đấy. Coi như là anh Tiến góp cổ phần cho em làm ăn. Nếu có lời thì trả lãi cho anh là được mà.
Nghĩa lại thêm một sự ngạc nhiên nữa không nói lên lời:
– Anh bán nhà rồi ạ.
Anh Tiến gật đầu xác nhận:
– Uh, nhà đó để không cũng phí, anh cũng định bán từ lâu rồi.
Từ lúc Nghĩa về quê, nhà đó vẫn thuê cho chị Nhài ở, vậy bây giờ bán rồi thì chị Nhài ở đâu? Đó là câu hỏi trong đầu Nghĩa lúc này:
– Ơ, thế giờ chị ở đâu?
Chị Nhài thẹn thùng không dám nói, anh Tiến lựa thời cơ hợp lý đành thú nhận:
– Nhài ở một mình anh không yên tâm, đi lại đến chỗ làm cũng xa. Vì vậy Nhài đã chuyển về nhà anh ở. Cũng được gần 1 tháng rồi.
Trong đầu của mẹ Tươi và Nghĩa đang nghĩ đến chuyện gạo đã nấu thành cơm, hai người một nam một nữ ở chung một nhà thì còn chuyện gì có thể xảy ra đây? Chẳng bụp và xoẹt là chắc à. Mà như vậy cũng là hợp lý, hai đứa đã là 1 đôi với nhau bao nhiêu năm nay, chuyện này không sớm thì muộn, không chóng thì chày.
Thấy ánh mắt mẹ và Nghĩa có nhiều thay đổi mang biểu cảm khó nói ra thành lời. Nhài đã ngượng còn ngượng hơn nữa, cô đang bị mọi người hiểu lầm:
– Mẹ này, không phải như mẹ nghĩ đâu. Con ở phòng riêng. Không phải vì Chích Bông cứ đòi con về ở cùng thì… còn lâu con mới về.
Nhài cúi mặt nhìn xuống đất, cô mong tìm lỗ nẻ để chui xuống. Cô Tươi chữa ngượng cho con:
– Ơ hay, có ai nói gì đâu nhỉ?
Quay trở lại việc chính là tiền nong, anh Tiến chốt:
– Em cứ cầm lấy tiền mà lo việc đi. Tiền này trước mắt anh không cần dùng đến. Thống nhất thế nhé.
Thấy không còn gì phải cãi anh chị cả, Nghĩa gật đầu xác nhận. Trong đầu cậu đã tháo bỏ được phần nào nỗi lo về tài chính. Nhưng chưa hết đâu. Nhài lại tiếp tục lấy ra một bọc tiền khác to hơn hẳn bọc tiền vừa rồi:
– Còn đây 500 triệu, là cô Cẩm Tú đưa cho chị nói là về gửi cho em. Cô bảo chị đây là tiền lời của shop mấy năm qua, sau khi trừ tiền đầu tư cửa hàng mới.
Nghĩa choáng luôn vì số tiền quá lớn như vậy. Nếu có thêm số tiền này nữa thì cậu hoàn toàn yên tâm và khẳng định dự án mà cậu đang làm chắc chắn sẽ thành công nếu không có biến cố gì bất ngờ. Nói là hợp tác xã thôi nhưng hoạt động không khác gì một công ty cả, đầu vào, đầu ra nào có kém chi. Lại phải đầu tư tiền ban đầu rồi sau bán được sản phẩm mới thu hồi vốn.
Sau khi choáng, cái tên đầu tiên mà Nghĩa nghĩ đến không phải là cô Cẩm Tú, mà chính là Thủy Tiên. Số tiền này nếu không nhầm chính là Thủy Tiên đứng đằng sau nhờ mẹ gửi cho mình. Cô ấy không có xuất hiện, nhưng qua sự việc này, có thể khẳng định Thủy Tiên vẫn luôn luôn quan tâm và theo dõi công việc của Nghĩa. Nếu không thì không thể kịp thời như vậy.
Nghĩa không nói gì cả, bởi có nói cũng chẳng có ích gì, chị Nhài chỉ là người cầm hộ tiền mang về đây, việc này cậu sẽ nói trực tiếp với cô Cẩm Tú sau:
– Chị lên Hà Nội cho em gửi lời cảm ơn tới cô Cẩm Tú. Chị nói với cô là mấy hôm nữa em lên Hà Nội sẽ gặp cô để nói chuyện sau.
Trong lúc mọi người ăn cơm tối để chị Nhài và anh Tiến còn kịp lên Hà Nội, thì Nghĩa lẳng lặng một mình ra mép sông Hồng, cậu không có lên lều chú Lãm mà đứng một mình nhìn dòng sông lẳng lặng trôi. Trên tay cậu lăm lăm chiếc điện thoại, cậu chờ một tin nhắn trả lời của Thủy Tiên. Vừa rồi Nghĩa đã nhắn tin: “Thuy Tien! Anh nhan đuoc tien em gui roi. Em dang o dau? Hay tra loi anh di. 1 chu thoi cung đuoc. Anh rat nho em”.
Nhưng điện thoại của Nghĩa vẫn im lặng, chỉ có tiếng gió vi vu từ sông Hồng vẫn đều đặn thổi qua tai.
… Bạn đang đọc truyện Mùa nước nổi tại nguồn: http://truyen3x.xyz/mua-nuoc-noi/
Ăn cơm xong, Nhài và anh Tiến lên đường trở về Hà Nội ngay, hôm nay phải nhờ người hàng xóm có con học cùng lớp với Chích Bông đón về hộ. Chích Bông năm nay đã học lớp 1, càng lớn càng xinh và càng giống mẹ, và cũng chính là giống Nhài. Nếu Nhài và Chích Bông đi cùng nhau, mười người thì có đến mười một bảo là hai mẹ con. Đã lớn rồi, Chích Bông đã hiểu ra, mẹ Nhài không phải là mẹ Huệ. Nhưng trong đầu con bé gần như không có khái niệm khác nhau giữa hai người mẹ này. Chích Bông luôn nghĩ trong đầu mẹ Nhài chính là mẹ Huệ, mẹ Huệ chính là mẹ Nhài, hai người đều là mẹ đẻ của mình. Âu đó là điều rất tốt cho tâm hồn non nớt và thơ bé của Chích Bông.
Chiếc xe máy men theo con đường đê uốn lượn quen thuộc, đặc trưng của đường về quê, ngồi sau xe anh Tiến, Nhài cứ vẩn vơ suốt về cuộc đời của mình, sau những gì đã trải qua, cô cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi dần dần tìm lại được cảm giác biết yêu thương, cảm giác muốn được một người đàn ông che chở, cảm giác được nương tựa cuộc đời mình vào một ai đó. Và người đó không ai khác chính là người đang cầm lái chiếc xe máy đi chầm chậm này. Anh Tiến bị cận thị, trời lại tối anh không nhìn rõ mọi thứ cho lắm nên cẩn đi xe thật chậm.
Nhài vươn mình lên phía trước một chút làm bầu vú hơi cọ nhẹ vào lưng anh Tiến, cô nói to hơn vì sợ gió bạt làm tiếng nói mình không tới được tai anh:
– Anh có mệt không? Để em cầm lái cho.
Anh Tiến mặc dù mắt tập trung nhìn được, nhưng trong lòng anh lúc nào cũng thổn thức, tim đập loạn nhịp như cậu học sinh lần đầu tiên biết yêu. Lần nào cũng thế, mỗi lần đi chơi hoặc đi đâu đó cùng Nhài anh đều có cảm giác như vậy. Nhài đẹp, lại hiền thục, nữ tính, nhu mì, đoan trang. Không cần phải bàn cãi và suy nghĩ gì nhiều, anh yêu Nhài bằng tất cả tấm lòng của một người đàn ông dành cho phụ nữ.
Đã quá nhiều lần anh có ý định ngỏ ý với Nhài, thậm chí cầu hôn để hai người có thể danh chính ngôn thuận ở bên nhau. Nhưng tính Nhài anh biết, cô ấy có chính kiến và rất cứng rắn, biết bao lần cô đánh tiếng là anh phải chờ cô cho đến khi tìm lại được đứa con gái đã thất lạc. Anh vẫn chờ mấy năm nay, nhưng chắc cũng sắp tới ngày đó rồi, Pha Lê sẽ trở về Việt Nam trong nay mai thôi.
– Anh không mệt, em có mệt thì ngủ đi một chút.
Trời, anh nói ngủ là ngủ được sao, hai người đi xe máy chứ có phải đi oto đâu, muốn ngủ thì ngủ kiểu gì. Ấy vậy nhưng Nhài cảm động lắm, anh lúc nào cũng thế, quan tâm tới cô từng miếng ăn, từng giấc ngủ, từng tiếng thở dài. Sự việc vừa rồi đã cho Nhài thấy được tình cảm thật sự anh dành cho mình. Trên danh nghĩa, anh và cô chỉ là đơn thuần là hai người bạn, chưa một nụ hôn thực sự nào dành cho anh.
Ấy vậy mà khi biết Nghĩa cần vốn để kinh doanh, anh chỉ nghĩ có vài phút rồi quyết định bán căn nhà ở ngõ Minh Khai. Mấy ai có thể làm được điều đó chứ. Anh nói chuyện này không liên quan đến Nhài, rằng anh làm như vậy là vì quý mến Nghĩa, nhưng Nhài biết, trong chuyện này không thể gạt cô ra một bên được. Anh làm thế phần lớn là vì Nhài.
Cảm nhận rõ ràng bản thân mình đã rung động mạnh một cách thực sự, hay nói đúng hơn, Nhài đã nhận ra bản thân mình yêu anh, một tình yêu nhẹ nhàng, đến một cách chậm rãi không xô bồ như cuộc sống hiện tại. Anh người thành phố, cô người nhà quê, nhưng cô không cảm thấy giữa anh và cô có sự khác biệt nào cả. Gần gũi và hòa quyện lắm.
Được anh quan tâm hỏi thăm, Nhài chẳng mệt chút nào, nhưng cô muốn làm nũng anh một chút, là con gái, ai chẳng muốn làm nũng người yêu mình cơ chứ. Nhài không có thói quen như vậy, cuộc đời cô cũng chẳng được ai nuông chiều bao giờ, sau bao nhiêu sóng gió, cô đã không có khái niệm làm nũng. Nhưng nay khác rồi, cuộc đời cho phép cô làm như vậy.
– Em mệt, em ngủ đây. Kệ anh lái xe.
Rồi Nhài nhích người trên yên xe tiến lên phía trên một chút, cô tựa nhẹ bầu vú mình vào lưng anh, đầu cô gục nhẹ trên vai anh, hai tay cô từ từ đan vào nhau ở trước rốn anh, đôi mắt nhắm lại một cách từ từ với nụ cười chúm chím nở trên môi.
Đường đê không phải là bằng phẳng gì, những dập dềnh, những ổ gà ổ vịt làm chiếc xe rung lắc, kéo theo… bầu vú Nhài ngày càng dính chặt vào lưng anh. Nhài đâu có ngủ, ngủ làm sao được khi cô đang cảm nhận những hơi ấm từ người anh truyền sang.
Anh Tiến càng đi càng chậm, anh ước gì con đường này là vô tận, để kéo dài giây phút này.