Mùa nước nổi
Chương 49
Khi chị em Mận phóng xe ra cổng, tiến về hướng đê thì cũng là lúc một chiếc xe máy bám theo, người ngồi trên xe không ai chính là Ba, hắn đã đợi quanh quẩn ở khu trọ từ tối đến giờ. Lúc mẹ con Cẩm Tú và bác Quân đến khu trọ, hắn đương nhiên không dám vào bên trong, nhưng chỉ cần đi lại ở ngoài thôi là hắn cũng đủ biết tình hình xảy ra tình hình ở bên trong qua những tiếng xì xào bàn tán của người dân xóm trọ.
Rồi hắn mừng húm khi thấy bà chủ của mình khuôn mặt nhăn nhó rời khu trọ, hắn biết rằng kế hoạch của mình đã thành công. Nhưng cũng là đề phòng bất trắc, hắn còn nán lại khu trọ thêm một thời gian nữa xem phía Nghĩa có động thái gì không. Quả y như rằng, chỉ 15 phút sau thì thấy Nghĩa được một người nữa chở đi đâu không rõ. Lo rằng Nghĩa đã phát hiện ra sự tình và đang đi về phía nhà Cẩm Tú để tố cáo. Vì vậy hắn bám theo.
Chẳng mấy chốc xe cub 50 đã vào đến đầu ngõ nhà Cẩm Tú, trời đã về khuya nên cũng vắng người, chỉ còn ánh đèn đường trên cột đèn cao áp phản xuống ánh sáng trắng mờ mờ. Trời lạnh cắt, hình như mưa lâm thâm.
Bỗng một chiếc xe từ đằng sau vượt lên phía trước rồi dừng lại, người đàn ông trên xe nhanh chóng bước ra khỏi xe rồi dang hai tay ra có ý chặn Mận lại. Mận chẳng biết người đàn ông này là ai, nhưng cô cũng không thể đi tiếp đành đỗ xe lại:
– Sao lại chặn đường tôi.
Nghĩa nhận ra người vừa chặn đường mình là anh Ba, từ đằng sau cậu nói nhỏ vào tai chị Mận:
– Là anh Ba đấy chị.
Mận nghe thấy tên Ba, ba máu sáu cơn điên tiết, cô gạt phịch chân chống xuống chỉ thẳng mặt Ba nói rõ to, có lẽ người ở trong nhà bên lề đường cũng nghe rõ:
– Thằng mặt lồn, mày đổ vạ cho em tao!
Chưa kịp chửi thêm nữa vì trong đầu Mận còn nhiều ngôn từ để chửi thì hành động của Ba làm cả Mận và Nghĩa đều chưng hửng khó xử.
Ba phân vân không biết chị em Mận đi đâu, nhưng khi thấy chị em Mận đi về phía nhà Cẩm Tú hắn đã chín phần mười biết là Nghĩa đã nhận ra thủ đoạn của hắn rồi. Khi Mận chửi thẳng mặt hắn thì một phần còn lại đã xác định rõ. Vậy là Ba biết thủ đoạn của hắn đã bị Nghĩa lật tẩy. Không còn cách nào khác, ngoài cách mà hắn đã sử dụng suốt thời gian qua. Hắn quỳ sụp xuống khâu đầu đập trán xuống nền đường nhựa giống như trong phim chưởng:
– Anh cắn rơm cắn cỏ lạy em. Anh cắn rơm cắn cỏ lạy em! Em tha cho anh lần này. Em tha cho anh lần này.
Sự phán đoán của chị Mận đến giờ phút này đã đúng 100 %, Ba chính là thủ phạm của việc vu oan giá họa cho Nghĩa. Khác với những lần trước, trong lòng Nghĩa không còn tình cảm giống như những lần trước mà Ba đã nỉ non bên tai Nghĩa.
– “Tại sao anh lại làm như vậy?”, Nghĩa vẫn đứng cạnh chị Mận. Cậu không đề nghị Ba thôi dập đầu, trong lòng cậu cũng không còn những suy nghĩ tốt đẹp về anh Ba giống như hồi xưa nữa.
Mận không nói gì, cô chờ xem sự tình cụ thể là như thế nào, bởi cô nghĩ rằng, nếu Ba là thủ phạm thì phải có nguyên nhân của nó. Nhưng đến giờ cô vẫn chưa biết nguyên nhân.
Tên Ba trán vẫn chạm vào nền đường nhựa đầu ngõ nhà Cẩm Tú, hắn lắp bắp:
– Anh làm vậy chỉ vì… anh sợ bị bà chủ… đuổi việc. Em thương gia đình thì cho anh một cơ hội. Từ nay anh không dám thế nữa. Anh thề có tổ tiên ông bà ông vải là sẽ không bao giờ dám thế nữa. Nếu anh còn làm như vậy, em cứ việc mách với bà chủ.
Nghĩa đã hiểu ý trong câu trả lời của Ba, anh ta vì lo sợ Nghĩa sẽ nói ra bí mật trên dòng sông Hồng mà tìm cách đẩy mình ra khỏi cuộc sống của Cẩm Tú. Sau khi đã hiểu vấn đề, Nghĩa nói lại:
– Em biết ơn anh vì anh đã dìu dắt em lúc em mới làm ở chợ. Chuyện em đã hứa với anh em giữ lời, nếu em muốn thất hứa thì em đã nói ra cho cô Cẩm Tú từ lâu rồi. Tại sao anh vẫn còn làm như vậy? Anh có biết là em đã phải…
Ba cướp lời của Nghĩa:
– Anh sai rồi. Anh hứa từ nay sẽ không bao giờ như thế nữa. Em cho anh một con đường sống. Anh còn các cháu nhỏ ở quê, nếu anh có chuyện gì các cháu không biết bấu víu vào đâu.
Chưa kịp để Nghĩa trả lời thì Mần đã chen vào:
– Thằng mặt lồn, mày tưởng em tao trẻ người non dạ ạ mày bắt nạt em tao à? Tao truyền hồn báo danh cho mày biết. Em tao vẫn còn có anh chị của nó, mày đừng hòng làm gì nó. Bây giờ tao đi báo công an cho mày tù mọt gông.
Nói xong chị Mận định tọng luôn cái gót chân của mình vào gáy thằng Ba, nhưng khi chị chưa kịp làm thì Nghĩa đã cản lại, ôm lấy chị giật lại. Cậu đã ủy khuất bị những lời đường mật của Ba làm cho xuôi lòng. Tại sao cậu lại làm như vậy? Rất không đúng với những người bình thường khi bị người khác hại mình thì ý nghĩ đầu tiên chính là phải trả thủ?
Nghĩa nghĩ đến những ngày tháng anh em ở bên nhau lúc ở chợ người. Nói gì thì nói, nếu không có những bài học đầu đời nghề thợ đụng của anh Ba chỉ cho Nghĩa thì có lẽ cũng không có hai mươi triệu gửi về cho mẹ đợt vừa rồi. Suy nghĩ của Nghĩa là vậy, nó lệch so với tất cả chúng ta, cũng lệch so với một người đàn bà từng trải như chị Mận. Nhưng Nghĩa vẫn là Nghĩa, một chàng trai mười chín tuổi thiện lương, hiền lành, chất phát, giản dị, mộc mạc:
– Thôi anh đi về đi. Lần sau đừng làm thế nữa.
Ánh mắt chị Mận tròn xoe như nghe nhầm có cảm giác những lời vừa nói của Nghĩa, nhưng một lần nữa, Nghĩa quay sang chị gật đầu như xác nhận những lời mình vừa nói là đúng. Chị dậm chân đùm đụp, tay vẫn chống nạnh từ vừa nãy đến giờ chưa chịu buông xuống. Chị không cam tâm tình nguyện với cách xử lý của Nghĩa lúc này là tha cho kẻ đã đổ oan giá họa cho cậu.
Ba biết là cũng không nên đôi co nhiều. Chuyện đến nước này hắn cũng không thể làm gì hơn, chỉ biết dùng nước bài cuối cùng là bán rẻ danh dự của mình để cứu vớt tình hình. Xem ra một lần nữa, ủy mị kế lại có tác dụng, giống như biết bao lần trước hắn đã áp dụng. Hắn vẫn không ngẩng mặt mà vừa cúi đầu vừa đi về phía xe máy của mình vừa nói:
– Anh đội ơn chú, từ sau anh không dám thế nữa.
Hắn nổ máy và đi trong ánh mắt bất lực và bần thần của chị Mận, chị vừa lắc đầu vừa nói với Nghĩa:
– Em làm cái gì vậy? Nó là người hại em, vậy mà em lại tha thứ cho nó. Chị chả hiểu thế nào nữa.
Nghĩa hiểu những lời chị nói có nét giận man mát, tất cả cũng là do chị bảo vệ và lo lắng cho mình. Nhưng người không có chính kiến, không dám bảo vệ lời hứa của mình, không biết thương cảm thì đó không phải là Nghĩa. Để thay đổi tính cách, này có lẽ cần nhiều nhiều nhiều thời gian hơn nữa, hoặc cũng có thể là chẳng bao giờ.
– Thôi, chị em mình về đi chị. Mai em còn phải đi làm sớm.
Mận vẫn không buông tha, cô đã từng trải hơn Nghĩa rất nhiều, có những việc mà Nghĩa không thể lường trước được đâu:
– Chuyện của em do em quyết định, chị không có quyền can thiệp. Nhưng em có biết hậu quả của việc vừa rồi không? Người ta về sẽ đồn đại khắp làng quê chuyện của em. Rồi còn mẹ em? Bố em? Họ hàng em? Họ có sống được với những lời dị nghị, dèm pha, đả kích của người đời dành cho em không?
Mưa đã bắt đầu nặng hạt làm ướt cả hai chị em. Nghĩa quay đầu xe hộ chị Mận, chị không cam tâm khi cứ dằng dứ không chịu đi:
– Em biết chị ạ! Nhưng thôi, dù sao thì cô Cẩm Tú cũng không truy cứu nữa. Với lại, nếu họ tin tưởng em thì đã không nghi ngờ đến mức phải báo công an đến khám phòng em. Về thôi chị. Em chịu được.
Vậy là Nghĩa đã tha thứ cho Ba. Chuyện Nghĩa hoàn toàn trong sạch thì ngoài Nghĩa ra chỉ có chị Mận, thêm nữa là anh Cung biết mà thôi. Ngoài ra chẳng còn ai.