Những người tôi yêu
Chương 37
Cuối tháng Tám, hai con tôi và đứa bạn gái của Liên Hoa sang. Tôi ra sân bay đón ba đứa về nhà mình. Lại được nghe chúng tíu tít kể chuyện quê, chuyện Hà Nội, chuyện Việt Nam và gạ gẫm tôi năm tới lại cho chúng về.
Tôi bảo:
– Khi con (Liên Hoa) tốt nghiệp lớp 12, thi đỗ Đại học thì cho về. Còn Thanh Long phải vào lớp 11 học tiếp lên để thi Đại học chứ không đi học nghề.
Hai đứa rất tự tin rằng chúng sẽ đạt mục tiêu tôi đề ra. Cô bé Sylvia (bạn của Liên Hoa) rất thích thú với chuyến đi và hỏi tôi xem ở Việt Nam có trường Đại học nào tiếp nhận sinh viên nước ngoài vào học không? Tôi trả lời có nhiều trường, nhưng tốt nhất cháu vào học Ngôn ngữ Việt ở trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Muốn dễ dàng và thuận tiện thì ngay từ bây giờ cháu có thể học tiếng Việt qua sách vở và nhờ Liên Hoa hướng dẫn, phụ đạo cho. Cô bé rất phấn khởi và khoe rằng cháu có xu hướng vào ngành ngoại giao, được mẹ ủng hộ và các bạn đồng nghiệp của bố quan tâm, giới thiệu… Tôi chớp thời cơ, nói với Sylvia là lôi kéo Liên Hoa cùng đi theo hướng đó, vì tôi cũng ủng hộ sở thích của con.
Những ngày tôi đi vắng, chỉ có hai chị em ở nhà thì Liên Hoa quán xuyến mọi việc và biết chăm sóc, bảo ban em.
Tôi vẫn thường gọi điện thoại về Việt Nam cho từng người một. Qua đó, tôi nắm rất rõ tình hình ở nhà. Qua Minh – Tâm và Thuý tôi nhìn thấy hình các con tôi. Chúng đều bụ bẫm và kháu khỉnh. Các mẹ không ai cho con bú, chỉ nuôi bằng sữa ngoài. “Vì con bú thì đầu vú sẽ to, dài xấu đi, sợ chồng về lại chê”. Ấy là các nàng tự nghĩ, tự nói chứ tôi chưa chê ai. Đến như vú Liên, vú Lan mà tôi vẫn thích thì vú các bà vợ trẻ hơn với tôi như được ăn tiệc Đào tiên của bà Vương mẫu trên thiên đình vậy.
Một đêm tháng 11/2000, cú điện thoại giữa lúc 12 giờ dựng tôi dậy. Tôi rất sợ nghe chuông báo có cuộc gọi đến lúc nửa đêm vì chỉ có việc rất gấp, rất cần thì mới gọi. Nỗi lo sợ của tôi là đúng.
Nguyên báo tin bố vợ tôi bị xuất huyết não đang cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Tình hình có vẻ xấu đi. Tôi chỉ biết an ủi vợ và thím Hường bình tĩnh. Cũng tội nghiệp họ. Hường là vợ thì mới sinh con được 8 tháng, còn vợ tôi là con nhưng lại chửa đến tháng đẻ. Nên việc chăm nuôi ông ở bệnh viện chỉ có mỗi bé Hinh.”May có cái Quỳnh (Con đẻ của thím Hường) sau khi bỏ chồng đem con về nhà mẹ ở. Nó lên viện trông nom ông cho cái Hinh đi học. Kiểu này căng rồi anh ạ!”. Nguyên vừa khóc, vừa nói với tôi.
Ông cụ nay đã qua tuổi xưa nay hiếm, vả lại từ ngày mẹ vợ tôi mất, ông cụ lấy rượu giải khuây, khi có vợ sau (Hường) và nhất là khi thím Hường đẻ con trai thì cụ lại uống nhiều thêm vì vui, vì mừng. Hường và Nguyên can chẳng chịu nghe. Khả năng vì rượu nhiều nên dễ bị các bệnh về tim, mạch, não…
Tôi gọi cho thằng Lâm và Liên bảo hai mẹ con thu xếp lên thăm ông. Tôi gọi cho chị Thanh và em Bình thông báo như vậy. Chị Thanh bảo:
– Chị với Dì Bình biết rồi. Đã sang thăm ông. Chị bảo mợ Nguyên về bên nhà mình ở cho rộng rãi nhưng mợ ấy không chịu về, cứ ở bên ấy lo cho bố…
Bẵng đi mấy hôm, cũng vào nửa đêm, thằng Lâm con tôi gọi điện sang.
– Cậu ơi! Ông mất rồi. Mẹ và con đang ở quê. Bàn với các Dì chuyện phúng viếng ngày mai đây.
– Cậu không về được, ở nhà có mợ Nguyên. Bên nhà mình có mẹ con, hai dì thay mặt gia đình là được. Con phải thay cậu lo cùng mợ Nguyên chuyện tang lễ cho chu toàn nhé.
Tôi yên tâm khi giao việc và uỷ thác trách nhiệm cho con trai lớn của mình.
Tôi biết cả Nguyên và Hường đều không có tâm trạng, thời gian và hứng thú nghe điện nên tôi cũng không gọi. Trưa hôm sau, có một số máy lạ gọi…
– A lô, anh Luân ạ? Em là Quỳnh, Quỳnh con mẹ Hường đây ạ. Chị Hường cho em số của anh. Thế anh không kịp về đám bác à?
Tôi hình dung ra khuôn mặt bầu bĩnh, trắng trẻo của cô em họ vợ. Hồi tôi cưới Hường thì Quỳnh mới chỉ 5 hay 6 tuổi gì đó. Ít khi về, chỉ nghe tin Quỳnh lấy chồng làng bên mà chưa một lần gặp lại.
– Ừ! Anh không thể về được em ạ. Có chị Nguyên về, ở bên này các cháu còn đang đi học, hơn nữa công việc nhiều quá. Ở nhà, anh nhờ tất cả mọi người, cả em nữa giúp anh, giúp chị Nguyên và mẹ Hường để qua cơn bĩ cực và để anh yên lòng nhé. Hẹn gặp em sau.
Vì nhà đang có việc, vả lại mới lần đầu chuyện trò anh em nên tôi cũng chẳng tiện, chẳng kịp hỏi chuyện riêng tư của Quỳnh.
Vậy là bố mẹ vợ tôi đều mất rồi. Khi mẹ vợ mất thì có mặt con rể là tôi, con gái không có mặt, Còn bố vợ mất thì chỉ có mặt con gái mà thiếu con rể.
Mấy hôm sau Nguyên gọi cho tôi bảo phải ở lại qua 49 ngày mất của bố mới tính chuyện đi. Nguyên kể, khi bố đã mồ yên mả đẹp thì ông con trai (Quảng) mới vác mặt về một mình. Hỏi sao vợ con anh không về thì chỉ trả lời gióng một: “Bận!”. Qua bữa cúng Tam nhật là cắp đít đi thẳng.
Tôi bảo:
– Vợ cứ yên tâm. Ở bên này mọi việc đều rất ổn. Em cứ ở lại cho khỏe và đừng quên em đang bụng mang, dạ chửa đấy.
– Vâng. Ở nhà cũng nhiều việc phải lo. Thím Hường thì con còn bé. Em thì chưa biết đẻ lúc nào vì chỉ còn tháng nữa thôi. Mọi việc từ nấu nướng, giặt giũ… đều đến tay em Quỳnh và bé Hinh. Nghĩ cũng thương chúng nó. Cái Quỳnh có thằng con trai nay cũng 4 – 5 tuổi rồi, bỏ nhau gia đình người ta giữ cháu dứt khoát không cho mẹ nuôi. Giờ về bên này coi như tay trắng, ở nhà cũ của thím Hường. Công việc chả có, chỉ lụi cụi với mảnh vườn, tội lắm.
– Thì em lựa lời động viên nó. Có tiền thì đỡ nó chút làm vốn liếng.
– Em đã đưa tiền cho nó. Nhưng nó dứt khoát không nhận. Con này khái tính lắm anh ạ.
– Lần sau đưa thì cứ bảo là anh gửi cho thì nó nhận cho mà xem.
– Vâng.
Rồi em lại kể mọi chuyện xảy ra từ ngày em về. Toàn chuyện vui chỉ trừ chuyện tang vừa rồi.
– Thằng cu Hoàng nhìn giống bố lắm anh ạ. Anh Quảng thì giống mẹ, còn em và cu bé giống bố. Thôi, bố mất rồi, thím Hường có con với bố là niềm an ủi lúc về già cũng đỡ tủi.
Cuối tháng, Hường điện hỏi tôi xem có đồng ý cho em sinh con ở Việt Nam không. Tôi trả lời cũng được nếu em thấy ổn vì sợ đẻ dọc đường bay. Vả lại tôi cũng muốn các con tôi đều sinh tại Tổ quốc mình.
Đầu tháng 12, cả nhà gọi điện báo tin Nguyên sinh con gái. Tôi mừng húm, bèn gọi về đặt tên con là Lưu Nguyên Linh – Đứa con thứ 10 và là con gái thứ tư của tôi.
Tôi cũng tính toán rằng, năm tới cũng khó về vì Nguyên còn chăm con nhỏ, vì công việc đang yêu cầu sự có mặt của tôi. Không thể vắng mặt được. Năm tới nữa cũng chưa chắc. Nếu việc học của con Liên Hoa trót lọt theo nguyện vọng thì tôi sẽ cố sắp xếp để đưa con về Việt Nam học ngôn ngữ để vào ngành ngoại giao Đức.
Chừng đó tôi mới có thể quay về với NHỮNG NGƯỜI VỢ TÔI YÊU và những đứa con ruột của tôi đang ở Việt Nam.
Tôi gọi điện nói như thế với các bà vợ. Ai cũng bảo: “Việc phải thế thì vợ biết làm sao được? Chỉ nhớ chồng lắm mà đành chịu…”. Rồi kèm theo những tiếng thở dài không thể kìm nén được. Tôi hình dung ra nét mặt buồn xỉu, nước mắt lưng tròng của mỗi người.
Riêng bé Hinh và bé Ngọc thì khóc tu tu, mếu máo: “Chồng ơi! Bao giờ mới về để vợ được hôn, được…”
Thương hai người vợ bé bỏng của tôi quá chừng!
Riêng Hường, chỉ hỏi một câu: “Anh có còn… thương em nữa không?”.
Không cần nói thì độc giả cũng đoán ra câu trả lời của tôi với người đàn bà thứ 9 của mình là như thế nào rồi.
Ôi! Cuộc sống quanh tôi giờ đây bận rộn yêu đương với 9 bà vợ, bận bịu yêu thương với 10 đứa con lớn bé. Từ đứa lớn nhất là thằng con trai cả Thanh Lâm đến nhỏ nhất (đến lúc này) là con gái Nguyên Linh của tôi.