Tán gái sư phạm
Chương 67
Tôi phóng xe tới thẳng công ty của bố, điều tôi muốn bây giờ là sự thực chứ không phải là lòng tự trọng mà ông già của tôi tôn thờ như báu vật. Và vì tôi cũng có thứ lòng tự trọng đó nên tôi cần biết được điều quái quỷ gì đang xảy ra với tôi. Không cần phép lịch sự, bỏ qua sự ngăn cản của cô thư ký nói rằng bố tôi đang có khách, tôi dùng chân đạp tung cánh cửa phòng làm việc của ông. Ông giật mình ngước lên nhìn tôi, bộ quần áo nhếch nhác, dây dưa một ít máu, bàn tay lấm lem màu đỏ, từ bất ngờ chuyển sang tức giận nhưng có vẻ như ông kiềm chế cơn giận của mình giỏi hơn tôi gấp ngàn lần.
– Chuyện gì? – ông hỏi tôi.
– Nói chuyện đi.
– Không thấy ta đang bận sao?
– Con không nghĩ là con có thể chờ đợi được đâu.
Ông trợn mắt, nghiến răng nhìn tôi, chẳng điều gì khiến tôi từ chối nhìn vào đôi mắt ấy, nó chẳng còn làm tôi thấy sợ hãi và co rúm lại như một con thỏ non nữa.
– Xin lỗi, tôi nghĩ chúng ta nên bàn bạc vào hôm khác, có vẻ như hôm nay không được thuận tiện cho lắm – vị khách lịch sự đứng lên.
– Xin lỗi ông rất nhiều, tôi sẽ sớm liên lạc lại với ông – ông già tôi đứng dậy bắt tay và tiễn vị khách già ra về.
Ông quay lại, khóa cửa. Bước lại đứng trước mặt tôi và giáng ngay vào mặt tôi một cú đấm, toàn bộ sự tức giận của ông chăng? Tôi lấy tay xoa lên má, nếu như bảo không đau thì tôi là vua nói dối, nhưng tôi nhếch mép cười, vì biết trước kết quả nó là như thế rồi. Làm sao không bị ăn đấm cho được? Lúc nhỏ tới giờ ông luôn dùng vũ lực giải quyết mọi vấn đề liên quan tới cuộc sống của tôi, thế nên trong mắt tôi ông như một vị bạo chúa thích quyền lực và bạo lực.
– Mày có biết mày đang làm cái gì không?
– Con biết chứ.
– Rốt cuộc là chuyện gì?
– Kiến trúc sư triển vọng, bố dùng tiền để mua nó tặng cho con sao?
Ông nhìn thẳng vào mắt tôi, dừng hình mất vài giây, sau đó ông thở nhẹ và ngồi vào ghế.
– Mày nghe ai nói vậy?
– Bố không cần biết, bố trả lời con đi, đó có phải là sự thật hay không?
– Phải thì sao? Mà không phải thì sao?
– Con không xứng đáng được bố tôn trọng hay sao? Con đã thực sự cố gắng để có thể có được công việc đó, con muốn chứng minh cho tất cả mọi người biết rằng con có thể làm được, nhưng bố xem bố đã làm gì?
– Mày đã làm gì để khiến người khác có thể tôn trọng? Từ nhỏ tới giờ, có bao giờ mày khiến cho bố mẹ được hài lòng về bản thân mày hay sao?
– Con đang cố gắng để làm điều đó bố không hiểu hay sao?
– Dù có cố gắng thế nào nhưng không có đồng tiền hậu thuẫn thì hỏi xem mày làm được cái gì trong xã hội này.
– Bố có biết bố đang hủy hoại tương lai của con hay không? – tôi hét lên.
– Mày sẽ không làm được cái trò trống gì khi không có tao hết – ông đứng lên chỉ thẳng vào mặt tôi – Bằng lòng với điều đó và thôi làm loạn đi.
– Đến cả bố cũng không tin vào năng lực của con sao?
– Năng lực đều có giới hạn của nó, không phải chỉ cố gắng thôi là đủ, hãy biết vị trí của mình đang đứng, đừng bao giờ nghĩ rằng mình là trung tâm của Trái Đất.
– Chính bố mới luôn cho mình là trung tâm của vũ trụ này đấy. Xin lỗi bố, con bỏ việc rồi.
Tôi cười khẩy, bỏ ra khỏi phòng. Thế giới này có thể quay lưng lại với tôi, tất cả mọi người đều có thể căm ghét, khinh thường tôi, nhưng gia đình thì không thể. Có một nơi luôn chào đón tôi về, có một nơi dù tôi sai cũng sẽ tha thứ, khi tôi tuyệt vọng sẽ cùng tôi đứng lên, và luôn là nguồn tinh thần giúp tôi vượt qua tất cả, vậy mới đúng là một gia đình chứ? Tại sao? Điều tôi tức giận không phải là việc bố dùng tiền để mua cho tôi một công việc, để có được một chỗ đứng trong xã hội, tôi biết tiền và những mối quan hệ luôn cần thiết, nhưng thứ khiến tôi chán ghét đó chính là những câu nói của bố tôi. Ông còn chẳng có một chút niềm tin vào tôi, vậy tại sao người ngoài phải tin vào bản thân tôi?
Tôi chẳng có gì cả, tôi mãi mãi chỉ là một thằng không có gì, không ra gì trong mắt người khác mà thôi. Ai cũng nói rằng cố lên, cố lên… ánh mắt ấy cũng tin tưởng vào tôi thế cơ mà? Ừ đúng, tôi không phải là một người xuất sắc, không phải là một thiên tài, nhưng tôi đã có lòng quyết tâm, đã thực sự cố gắng. Được cái gì? Tôi được cái gì sao bao nhiêu điều tôi đã làm? Cứ khinh thường tôi đi, thiên hạ này, thế giới này, mọi người, cứ việc khinh thường tôi đi. Tôi cũng khinh thường lắm, tôi khinh thường tất cả. Một mình tôi, vậy là đủ rồi. Sự bất lực đang đè nén trong tim tôi, cố gắng kìm hãm nó lại nhưng đến thời khắc được tự do, được giải phóng rồi, từ nay, chẳng cần phải cố gắng vì điều gì, vì ai nữa. Có điều gì là mãi mãi trên cuộc đời này vậy? Có ai cho tôi biết điều đó được không?
Tôi đi về nhà. Ít nhất thì vẫn còn có một chỗ để về chứ. Ít nhất thì vẫn còn có một người hiểu và lắng nghe tôi chứ.
Mẹ tôi đi vắng, chỉ có mình em ở nhà, nàng đang nấu cơm trong bếp.
– Anh về rồi – tôi lên tiếng.
– Vâng ạ – em không hề quay mặt lại nhìn tôi một chút.
Tôi lặng người đứng nhìn em bận rộn với công việc bếp núc, đó đã từng là một niềm vui của tôi, chỉ cần đứng nhìn, và ngắm nghía em, nhưng sao giờ lại khiến tôi cảm thấy buồn và xa lạ đến như vậy?
– Anh lên phòng đây – tôi thở dài khe khẽ.
– Vâng.
Cuộc sống thật dễ khiến người ta phát điên lên được mà. Tắm rửa sạch sẽ, tôi vào đặt lưng xuống nằm dài trên giường, vắt tay lên trán ngẫm sự đời. Mình có phải là một thằng đàn ông yếu đuối không nhỉ? Hay là chưa đủ mạnh mẽ để có thể đối diện với cuộc sống thực. Chỉ biết rằng như đứa trẻ mới vào đời và quá bỡ ngỡ với những món quà mà thượng đế ban tặng. Ngày xưa nó chẳng đẹp, chẳng quá nhiều kĩ niệm nhưng mà nó không rắc rối và lộn xộn như bây giờ. So với ngày ấy thì cuộc sống của tôi đang bị xáo trộn hoàn toàn rồi. Nếu như xã hội không thừa nhận thì cứ mãi làm một kẻ đáng khinh hay sao?
Tôi thiếp đi một chút, mơ màng nghe tiếng mở cửa và tiếng bước chân nhẹ nhàng đi vào phòng.
– Anh dậy ăn cơm đi – vợ tôi lên tiếng.
– Anh không muốn ăn, cả nhà ăn đi.
– Hôm nay bố mẹ không về ăn trưa.
– Anh biết rồi, em ăn trước đi, anh đang mệt, lát dậy anh ăn sau.
– Anh mệt thế nào? – đây có phải là sự quan tâm không nhỉ? Sao tôi không hề cảm nhận thấy chút lo lắng và trìu mến nào ở giọng nói đấy.
– Thế nào à? – tôi mở mắt ra nhìn lên trần nhà, gượng nở một nụ cười méo xệch, cứ thích cười nhếch mép quen rồi, bây giờ một nụ cười thứ thiệt cũng không rặn ra được, thật là vừa bi thương vừa hài hước, i như thằng hề khóc vậy – Anh cũng không biết nữa. Thôi em xuống nhà ăn cơm đi.
Nàng im lặng nhìn tôi một lúc, muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi, tôi cũng không gặng hỏi, mệt mỏi đủ thừa thải để không muốn quan tâm tới điều gì nữa.
– Vâng, em xuống nhà đây.
– Vy này… – tôi gọi khi nàng vừa bước ra cửa.
– Vâng? – nàng ngoảnh lại nhìn tôi chờ đợi.
– Em đang nghĩ điều gì vậy? – tôi ngồi dậy, chống hai tay, ngã người ra sau nhìn em.
– Điều gì à? Em cũng không rõ nữa – nàng mỉm cười.
– Anh… – tôi nhún vai – Thôi mình nói chuyện sau đi, anh nghỉ chút.
– Vâng ạ.
Nói rồi em bước xuống nhà. Tôi ngồi im một lúc rồi lại nằm xuống, đeo tai nghe vào, tiếng nhạc đập bình bịch bên tai, tôi lắng nghe giai điệu một cách tập trung nhất, phát hiện ra mấy thằng ca sĩ nó đang đau khổ vì tình yêu giống như mình đang chán đời vậy. Hát thì hay lắm, nhưng thực tế có những thứ tình yêu như vậy hay sao? Tôi nằm im rồi ngủ lúc nào không hay.
… Bạn đang đọc truyện Tán gái sư phạm tại nguồn: http://truyen3x.xyz/tan-gai-su-pham/
Tỉnh dậy trời đã bước sang hoàng hôn rồi. Nắng nhợt nhạt và chẳng bao lâu nữa sẽ bị bóng tối đè bẹp dí, tôi kéo rèm cửa và nhìn ra ngoài lòng đường, người ta vẫn đi lại đông đúc quá, vậy mà lòng cảm thấy cô đơn đến ngộp thở. Chỉ muốn hét, hét, hét lên thật to, thật vang, cho đến lúc nào khản giọng, đến lúc mà thấy nhẹ nhàng, đến lúc cảm thấy thở được, và tất cả mọi người đều ngước nhìn lên lo lắng “thằng này chắc nó đang bị điên” thì thà làm một thằng điên trong mắt mọi người để nhận được sự thương hại còn hơn làm một người bình thương nhưng vô dụng. Bây giờ tôi đang nghĩ thế đấy.
Tôi mở nguồn điện thoại, có đến hơn chục cuộc gọi nhỡ từ một số đồng nghiệp ở công ty, còn lại không ai nữa. Đi đi lại lại quanh phòng, hết ngồi xuống ghế lại ngồi lên giường, giống như tất cả mọi nơi đều có rải đinh khiến tôi không thể ngồi được, và hai cái chân tôi thì bứt rứt như một cái máy lỡ bật nút khởi động mà hư mẹ cái nút tắt không thể nào dừng hoạt động được. Chán, tôi mở cửa phòng bước xuống nhà. Nhà vắng tanh vắng ngắt, đồng hồ đã chỉ 6 rưỡi tối rồi, sao không có ai ở nhà nhỉ? Tôi ngồi ở ghế nhà bếp, giờ này mọi hôm mẹ và vợ thường đang cùng nhau nấu cơm. Bố ngồi đọc báo hoặc xem tivi, tôi thì đang làm gì nhỉ? Lăng xăng khắp mọi nơi trong cái nhà này. Thật là vui.
7h tối, vẫn chỉ một mình tôi. Vợ tôi đi đâu mà mãi không gọi về một cuộc điện thoại nhỉ? Không gọi tôi, thì tôi gọi vậy. Một hồi chuông dài không thấy bắt máy. Gọi lại lần thứ hai, nàng mới chịu nghe.
– Em đang ở đâu thế? Tối rồi sao còn chưa về nhà?
– Em đang ở bên ngoại, hôm nay em ngủ lại ở đây, anh không phải lo đâu.
– Em…
– Sao anh?
– Không có gì. Chừng nào em về?
– Sáng mai, hoặc trưa mai.
– Ừ, anh biết rồi.
– Tự em về được, anh không phải qua đây đâu.
– Ừ, anh biết rồi.
– Em cúp máy đây.
Em tắt máy, tôi dán mắt vào màn hình điện thoại. Cũng chẳng có gì hay ho mà cứ thích nhìn. Vứt nó lên ăn, tôi chạy lên phòng thay quần áo, lấy chìa khóa xe chạy đi. Chẳng biết là nên đi đâu, nhưng mà hiện tại tôi không muốn ở nhà. Cảm giác ở đó không phải chỗ của mình nữa, thật xa lạ biết bao nhiêu. Chẳng ai hiểu tôi, có nói cũng chẳng ai hiểu cho những điều tôi phải chịu đựng, kể cả người tôi yêu thương nhất, cũng không thể hiểu được, trên đời này, sẽ nhẹ nhàng biết bao nhiêu nếu như con người biết đặt bản thân mình vào vị trí của nhau. Chỉ biết nói với nhau những lời đau lòng, sau đó cứ mặc kệ cho người ta tự xoa dịu nỗi đau đó. Nói những điều tốt đẹp cho nhau thì sợ thiệt thòi hay sao? Tốt với nhau một chút thì sẽ chết sớm hơn hay sao?
Một mình lại mò tới bar, ngồi vào một góc và uống rượu. Đời đang vui quá, nhảy múa, ca hát, vỗ về, âu yếm nhau. Chỉ một mình tôi đáng thương biết bao nhiêu. Mình đang tự ví mình với một con chiên không ngoan ngoãn theo đạo nên bị chúa trời bỏ rơi và ruồng rẫy.
Có một điều lạ, khi con người ta buồn, người ta thường tìm đến rượu để quên đi tất cả, nhưng càng uống càng buồn, buồn đến da diết, buồn đến mức có thể khóc ngon lành như một đứa trẻ con, tim thì đau nhói. Sợ cái cảm giác đó lắm, thế mà vẫn không thể từ bỏ được.
– Anh Khánh… – tôi nghe tiếng ai gọi mình, thở hắt ra, ngước mặt lên.
– Thu à? – tôi nhếch mép cười thành tiếng, thế giới này nhỏ bé thật đấy – Sao em lại ở đây?
– À chỗ này là một chi nhánh khác của quán bar lúc trước em làm, em xin làm ở đây cho tiện vì gần chỗ em trọ.
– Anh lại cứ tưởng mình vào nhầm chỗ chứ.
Thu ngồi xuống đối diện tôi, tôi không chú ý tới cô bé, lại tiếp tục tu ừng ực từng ngụm như một thằng nghiện rượu cấp độ nặng.
– Anh đang có chuyện gì buồn à? – Thu hỏi tôi, vẫn đang có người biết tôi buồn cơ đấy. Còn em, một câu anh đang có chuyện gì thế cũng chẳng hỏi được.
– Chuyện buồn à? Anh cũng không biết nữa.
– Ai mà chẳng có chuyện để buồn chứ. Nhưng mà chẳng ai buồn mà không có nguyên nhân cả.
– Thế em nghĩ anh buồn vì điều gì chứ? Vợ thì xinh đẹp tuyệt vời, gia đình thì giàu có… làm sao anh phải buồn khi anh có một cuộc sống biết bao nhiêu người mơ ước chứ?
– Vốn dĩ không có cuộc sống hoàn hảo mà anh. Nhưng mà – cô bé cầm chén rượu lên ngắm nghía – Nếu như anh dùng nó để làm tiêu tan nổi buồn trong lòng thì anh đang đi sai đường đấy, anh nên lợi dụng em khi em đang muốn nghe anh tâm sự chứ. Có thể em sẽ giúp được anh ít nhiều đấy, cứ để nổi buồn trong lòng thì nó sẽ được nhân đôi một cách nhanh chóng đấy anh ạ.
Tôi ngước lên nhìn cô bé, bao nhiêu tuổi mà ăn nói cứ như một bà già vậy… vào đời sớm thì con người ta sẽ trưởng thành nhanh hơn, có lý. Tôi có cần một người biết lắng nghe lúc này không nhỉ?
– Này, em có phải là sinh viên trường y không đấy?
– Tất nhiên rồi. Sao anh lại hỏi thế?
– Sao em lại làm những chỗ như thế này? Em có biết nó không tốt đẹp cho tương lai của một bác sĩ không? Giờ này nhẽ ra em nên ở nhà mà ngồi học bài chứ, sao em lại ở đây?
– Mình ra ngoài, tìm chỗ khác nói chuyện được không? – cô bé mỉm cười, nhìn tôi bằng ánh mắt cương quyết.
Tôi mím môi nhìn Thu, nhún vai gật đầu.
– Được thôi.
Nhỏ đứng dậy, xòe tay ra trước mặt tôi, tôi cười xua tay.
– Anh đang rất tỉnh táo đấy.
Để chứng minh điều đó, tôi đứng dậy một cách nhanh chóng, nhưng hơi men làm tôi chếch choáng, tôi lắc đầu để xua tan đi cái cảm giác lâng lâng trong cơ thể.
– Em đâu có bảo anh say, em chỉ muốn giúp anh đứng vững thôi mà – cô bé cười rất tươi, một nụ cười đẹp và ánh mắt buồn khiến người ta cảm thấy nao lòng.
Tôi chìa tay ra cho Thu, đã rất rất lâu rồi tôi không động chạm vào cơ thể của một cô gái nào ngoài vợ tôi, bàn tay mềm mại như vợ tôi vậy. Cô nàng đỡ tôi bước ra khỏi quán. Kêu tôi đợi một chút nó vào xin quản lý nghỉ, tầm 5 phút sau thấy nó hớn hở bước lại chỗ tôi đang đứng.
– Em biết chỗ này hay lắm, đi theo em nhé?
Có khi nào cô nàng đang mời chào khách không nhỉ? Tôi mỉm cười với ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu nhưng vẫn đồng ý đi theo cô bé. Mất cũng chả có gì để mà mất cả. Nó đạp xe đi trước, tôi chạy xe máy theo sau, mái tóc dài ngang lưng buộc túm lên cao, nhìn nó năng động và trong sáng hơn cuộc sống bây giờ của nó.
Nó dẫn tôi tới một quán nhậu nhỏ, một ít bàn ghế bày trên vỉa hè, một ít trong nhà. Máy cái quán cóc dành cho tầng lớp bình dân nhậu nhẹt. Tôi chẳng bao giờ mò vào những chỗ như thế này cả. Cô chủ quán tầm tầm tuổi trung niên đang ngồi thong dong cắn hạt giẻ, một cô bé nhỏ thua Thu tầm vài tuổi đang tranh thủ dọn dẹp mớ hỗn tạp trên chiếc bàn người ta vừa mới rời đi tầm vài phút trước. Nhỏ Thu xuống xe nhanh nhẹn gọi.
– Chị Minh.
Cô chủ quán ngước lên nhìn nó tươi cười.
– Mới làm về đó hả?
– Dạ, vắng khách hả chị?
– Ừ, ai đấy? – Chị Minh nhìn sang tôi tò mò.
– Bạn em thôi.
– Bạn gì đấy.
– Không phải cái bạn mà chị đang nghĩ đâu – cô bé cười toe – mệt không em? – quay sang nhỏ đang đứng hóng chuyện một bên Thu hỏi.
– Dạ, cũng bình thường chị. Nay chị làm về sớm vậy?
– Ừ, chị có chút việc bận. Em làm tiếp đi nhé.
Nói rồi nhỏ kéo tôi qua một cái bàn nhỏ, tôi ngồi xuống đối diện.
– Chỗ em nói hay là ở đây sao?
– Anh nhìn về phía bên kia đi.
Tôi nhìn theo hướng tay của cô bé chỉ, nhìn qua nhìn lại cũng chả thấy cái gì cả.
– Anh thấy gì không? – nó hỏi.
– Chẳng thấy gì – tôi nhún vai.
– Vì tâm trí anh đang không chịu mở rộng ra đó, đây là chỗ em thích ngồi nhất, vì sao ạ? Lát em nói anh nghe. Anh muốn uống chút bia không? Em nghĩ là anh chả bao giờ vào những chỗ như thế này, nhưng khi có người uống cùng, có người nói chuyện anh nghe, và một ít thức nhắm ngon lành thì tâm trạng sẽ rất khá đó.
– Tùy em thôi – tôi cười rộng lượng.
Thu gọi 2 cốc bia tươi và một ít đồ nhậu.
– Cụng ly nào – nhỏ giơ cốc bia lên, tôi bật cười với hành động của nó nhưng cũng làm theo. Uống một ngụm nhỏ tôi đặt xuống, nó tu ừng ực hết cả cốc bia.
Cạn cốc, nó đặt xuống nheo mắt nhìn tôi.
– Uống bia phải uống vậy mới ngon, anh uống giống như đang thưởng thức rượu tây vậy.
Tôi mỉm cười không nói.
– Anh buồn vì điều gì thế?
Tôi nhún vai không trả lời, ánh mắt nhìn xa xăm.
– Buồn thì khóc, vui thì cười, nhưng mà có những khi buồn cũng chẳng khóc được, vui cũng chẳng cười nổi. Có căm ghét cuộc sống này không? Em hả? Em căm thù nó lắm, nó chẳng khiến em thấy mình hạnh phúc, chẳng khiến em thấy mình đang được sống trong một thế giới văn minh, hiện đại. Nhưng mà sống không xong, có chết cũng chẳng được nữa.
– Em đang có tâm trạng sao? – tôi tò mò hỏi, thái độ cô bé bỗng chốc thay đổi đi rất nhiều.
– Chỉ là có người cùng tâm trạng, tự nhiên em lại thích nói nhiều vậy thôi. Có thấy người đó không?
– Ừ, sao? – tôi nhìn theo tay nó chỉ, một ông già đang ôm chiếc mũ bảo hiểm ngồi trên xe nhìn lơ đãng.
– Vợ ông chết hơn 30 năm rồi, sinh đứa con đầu lòng mới được 3 tháng tuổi, tai nạn rồi chết, ông thương tiếc vợ quá không chịu lấy vợ, một mình nuôi con tới tận bây giờ. Giờ thì đứa con thành đạt rồi, lấy vợ sinh con rồi, ông sống một mình, chẳng thích dựa dẫm vào ai, đi xe ôm cho vui, tối tối chạy xe chán lại ngồi quán này uống vài cốc bia, ông nói chuyện hay dã man, mà cuộc sống đối với ông rất đơn giản, lúc nào cũng cười, cũng vui vẻ, gặp người khốn khổ thì giúp đỡ, ít giúp ít, nhiều giúp nhiều, chưa bao giờ thấy ông tiếc với những người ông gọi là kém may mắn hơn mình. Còn con bé kia.
Tôi lại nhìn theo tay của nó chỉ, là cái con bé nhân viên của quán này.
– Nhà nó nghèo vật vã, chẳng được ăn học tử tế gì mà lúc nào nó cũng có ước mơ đổi đời, đổi đời cái gì ở cái kiếp đi làm thuê ở cái quán này chứ? Chẳng nhẽ mơ lấy được một ông chồng đại gia giàu có? Mà mấy tay đại gia giàu có hay cỡ cỡ như anh thì chỉ thích chân dài, mặt hoa da phấn thôi, chứ nó thì mơ mộng cái gì được chứ. Nhưng mà đâu có ai đánh thuế ước mơ đâu, nếu như nó khiến cho cuộc sống người ta trở nên tốt đẹp hơn thì mắc mớ gì không mơ nhỉ? Mơ ước đó luôn khiến nó cảm thấy rất hạnh phúc. Nếu như có điều kiện như vậy, thì làm một chuyến đi bụi đi cho nó trải đời, rồi anh sẽ thấy anh là một con người may mắn, và Thượng Đế chẳng bao giờ bỏ rơi anh trong cuộc sống này. Có vẻ như anh được bao bọc quá nhiều rồi nên giờ chỉ có gặp chút khó khăn là anh cảm thấy cuộc sống này quá khắc nghiệt, thật là bất công, anh trách đời, than trách số phận. Sao không tự trách mình đi? Chính anh đã làm điều gì thì nó mới xảy ra cơ sự như vậy chứ? Đúng không? Như cái đứa con gái đang ngồi trước mặt anh đây này… vì sao phải làm ở những chỗ như thế? Vì tiền, chỗ nào nhiều tiền thì người ta thích thôi, cứ đổi lỗi cho hoàn cảnh xô đẩy cả, nhưng thực tế làm gì có cái hoàn cảnh nào khiến người ta sa ngã, tự mình sa ngã trước cuộc đời thôi. Cave thì đổ lỗi cho cuộc sống quá khắc nghiệt nên phải bán thân, cướp thì đổ lỗi cho gia đình nghèo khó túng quẫn… ai cũng có lý do của mình cả. Thế nên giàu cũng có cái khổ của người giàu, nghèo cũng có niềm vui của cái nghèo. Cuộc sống luôn tồn tại giới hạn, khi con người ta vượt quá giới hạn của bản thân thì tự thắt nút cho cuộc sống của mình rồi.
Tôi lắng nghe nó nói, nhìn nó nói. Lòng cảm thấy như nó không phải là một cô gái mới bước qua tuổi hai mươi một chút… nó khiến cho tôi cảm thấy cuộc sống của nó như một cây xương rồng giữa sa mạc đang cố gắng vươn dài bộ rễ của mình ra tìm kiếm chút sự sống trong điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng vẫn cố nở ra những bông hoa tuyệt đẹp và tạo cho mình những cái gai để tự bảo vệ bản thân. Tôi nhìn kỹ gương mặt của nó. Có vẻ như những trải nghiệm của bản thân không hằn vết lên khuôn mặt, nhìn nó vẫn ngây thơ trong sáng, trừ đôi mắt buồn, buồn cả khi nó cười rất tươi.
– Em đâu có biết bây giờ anh đang phải đối diện với điều gì đâu?
– Tất nhiên – nó nhún vai – Anh không nói thì sao em biết được, nếu thích thì anh có thể nói, còn không thì thôi, nhưng đừng nghĩ rằng em không hiểu thứ tâm trạng trong con người anh, vì em trải qua nhiều tới mức em còn không biết có phải mình đang sống nữa hay không ấy.
– Em… có yêu gia đình của mình không?
– Yêu chứ, yêu tới mức phát điên lên được ấy. Có bao giờ anh thương một người, thương tới mức đau đớn trong lòng nhưng lại bất lực không làm được gì với cái tình thương ấy chưa?
– Anh… cũng không rõ nữa…
– Một người cha bệnh tật quằn quại trên giường vì những cơn đau, nghèo tới mức mà muốn cho cha ăn một chút đồ ngon vào những ngày cuối đời cũng không thể, anh không hiểu cái cảm giác đó nó bất lực đến như thế nào đâu. Đau đớn, dằn vặt, khổ tâm… muốn phát điên lên được ấy. Vì anh chưa bao giờ phải rơi vào cái cảnh thiếu ăn thiếu mặc cả. Vì anh chưa bao giờ phải lo mối lo cơm áo gạo tiền cả. Vì anh may mắn hơn em rất nhiều. Đấy, nói rồi anh cũng đâu có hiểu đâu. Mà thôi, không nói nữa, kể ra thì nói được cũng thoải mái hơn so với việc cứ giữ khư khư trong lòng đấy, haizzz… thế nào? Anh muốn tâm sự với em không?
Tôi thở mạnh, cầm cốc bia uống cạn một hơi.
– Em nói đúng, anh không nên than thân trách phận nhiều… thực ra thì bây giờ anh cũng chưa biết nên làm như thế nào, nhưng mà từ điển của anh lại xuất hiện lại hai từ “cố gắng” rồi. Nói chuyện với em, anh cũng thấy thoải mái hơn rồi, chắc nghe em làm một chuyến đi bụi quá.
Cô bé mỉm cười vui vẻ.
– Chờ chị Vy sinh em bé đã chứ. Anh bỏ bê chị ấy ở nhà một mình vậy mà được sao?
– Thì anh đã nói đi bây giờ luôn đâu.
Nó gọi thêm bia, tôi nhìn quanh quất rồi chợt nhận ra.
– Đẹp quá.
Nó nhìn tôi mỉm cười.
– Đó là lý do em thích ngồi ở đây đấy, khi tâm hồn anh chật hẹp, anh có nhìn thấy điều gì đẹp đâu. Hôm nay em làm khá tốt đấy chứ, cuối cùng anh cũng nhận ra, ánh đèn điện trên cầu vào buổi tối khiến cho Hà Nội lung linh hơn so với thực tế, đúng không anh.
– Hôm nay thì em đúng – tôi mỉm cười.
Từ thời xa xưa, dưới ách đô hộ, ông bà tổ tiên ta đã biết vùng lên đấu tranh đề đòi lại tự do, hạnh phúc. Đó là một quy luật tất yếu, có hạnh phúc, ắt có đấu tranh. Kẻ yếu thì luôn muốn mình trở nên mạnh mẽ, kẻ khó khăn bần hàn thì mơ ước giàu sang, vậy thì một kẻ bị khinh thường thì phải làm cho người ta ghi nhận sự tồn tại của mình chứ. Cười cái, cho đời nó rạng rỡ nào.