Tán gái sư phạm
Chương 68
Đi về phía mưa, tâm hồn sẽ được gột rửa và trở nên thanh thản hơn. Bản chất của sự tồn tại nói lại cho cùng cũng chỉ là sự tương tác lẫn nhau.
Tạm biệt Thu tôi trở về, phố lên đèn rực rỡ, tôi trở về nhà trong tâm trạng phấn chấn hơn một chút. Nếu như mãi mãi có niềm tin về ngày mai mặt trời sẽ mọc thì cuộc sống sẽ tuyệt vời hơn biết bao nhiêu.
Căn nhà vắng lặng, vắng đến ghê người, tôi nhẹ nhàng đi lên phòng, liếc qua cửa phòng bố mẹ, cửa đóng im ỉm, bố mẹ ngủ rồi. Tôi đi vào phòng mình. Chỉ có một chút vắng hơi người mà cảm giác như cả ngàn thế kỷ rồi ấy. Hôm nay không thấy bóng dáng vợ thấy trống vắng quá. Tôi đặt lưng lên giường mà không thể chợp mắt nổi, nhớ vợ nhớ con. Chốc chốc tôi lại thở dài như một ông cụ 90 tuổi sắp gần đất xa trời mà chưa thể hoàn thành nổi tâm nguyện của mình. Ngày mai em về, tôi sẽ nói chuyện với nàng, nếu là vợ chồng, nàng sẽ hiểu cho tôi. Cuộc sống thì đơn giản nhưng chính sự phức tạp của con người làm cho nó trở nên rối hơn bao giờ hết, vì thế nên mọi chuyện cứ nhẹ nhàng và thật tình cảm thì sẽ ổn cả thôi, tôi tin như vậy. Cuối cùng rồi cũng phải ngủ thôi.
Bình minh le lói qua khe rèm cửa không kín, một vệt nắng kéo dài trên nền nhà, tôi mở mắt từ bao giờ nhưng lười biếng không muốn dậy, dỏng tai lắng nghe âm thanh phát ra từ dưới nhà, có tiếng lạch cạch, tôi vui mừng nhảy xuống giường phi ngay xuống nhà. Bố mẹ tôi đang ngồi ăn sáng, họ cũng ngước lên nhìn tôi. Tôi thủng thỉnh đi lại phía bàn ăn rồi ngồi xuống đối diện bố, ông đặt mạnh đôi đũa xuống bàn rồi đứng dậy đi lên phòng không nói không rằng, mẹ tôi nhìn theo lắc đầu, đưa cho tôi một chiếc bát bà thở hắt ra.
– Bố mẹ đang giận con lắm đấy.
– Con biết mà.
– Con cư xử thật tồi.
– Con không nghĩ vậy.
– Vậy thì quá tồi.
– Mẹ đừng chỉ nhìn vấn đề một cách phiến diện như thế, bản thân ai khi vào hoàn cảnh đó cũng không thể kiềm chế cơn giận được.
– Anh nghĩ anh là hoàng tử con vua đấy hả?
– Con không nghĩ thế…
– Vậy tại sao lại hành động thiểu năng thế?
– Mẹ đừng có dùng những từ ngữ như thế với con.
– Thật là ngu ngốc, khi bố mẹ cố gắng hết sức để có thể lo cho con được một tương lai ổn định, sao con không nghĩ tới công sức của bố mẹ đã bỏ ra? Con hành động như một đứa trẻ vô văn hóa không có ai giáo dục đấy. Vì con mà bố mẹ mang biết bao nhiêu là tai tiếng, đống lộn xộn con để lại lúc nào bố mẹ cũng phải chạy theo dọn dẹp hậu quả của nó, con thật là vô dụng.
– Vâng, con là thằng vô dụng, con không làm được gì trong cái xã hội này cả, chết đi thì hơn đúng không? Vậy con đi chết đây.
Tôi đặt đôi đũa xuống bàn bỏ lên phòng. Tôi không nên làm thế, tôi biết, nhưng biết khi tôi lên đặt tay lên trán và suy nghĩ chứ tôi không thể biết khi người khác đang chỉ trích tôi một cách nặng nề như thế. Bởi lúc đó tôi đang cảm thấy rất là điên và máu nóng tôi lại nổi lên. Làm sao có thể bình thường và nói năng nhẹ nhàng với tôi sau bao nhiêu việc tôi đã làm như thế chứ? Tôi buộc bố mẹ phải đặt bản thân mình trong hoàn cảnh của tôi, còn tôi lại không làm điều ngược lại, tay giám đốc rồi cũng chẳng để yên chuyện này được. Tốt nhất là bây giờ ngồi ở nhà ăn chay niệm phật, tu tâm tích đức và nuôi dưỡng lòng nhẫn nhịn trước mọi hoàn cảnh. Có như thế thì mới có hi vọng mọi chuyện đi vào quỹ đạo của nó được. Nam mô quan thế âm bồ tát, nhịn không phải là nhục mà nhịn là để sỉ nhục đối phương. Khó khăn là do con người tạo ra, vì thế nên chính con người phải giải quyết nó.
Nằm dài đợi cho tiếng xe nổ ầm ầm báo hiệu bố mẹ đi làm tôi mới mò mặt xuống nhà kiếm cái gì bỏ bụng. Hôm qua uống rượu thay cơm, sáng nay chưa kịp ăn đã bị hành hạ không nhai nổi, giờ phải ăn đã, ăn để có sức, có thực mới vực được đạo, mình không yêu quý bản thân mình thì làm gì có ai yêu mình.
Vừa mới xúc được miếng cơm bỏ vào mồm thì có tiếng mở cửa lạch cạch, vợ tôi về nhà. Nàng đứng nhìn tôi, tôi nhai ngấu nghiến miếng cơm trong miệng rồi nuốt lấy nuốt để, nhanh nhanh mà chào vợ một câu, ai dè không may mắn cho kẻ ăn tham, tôi bị sặc cơm ho muốn đi viện, nàng bước lại vỗ nhẹ sau lưng tôi, tôi quẹt nước mắt nước mũi, uống thêm ngụm nước, tôi ngước mặt lên nhìn vợ.
– Em về rồi à? Sao không gọi anh qua đón?
– Em đi taxi về được rồi.
– Em ăn sáng chưa?
– Em ăn rồi – nàng trả lời tôi với một thái độ rất hờ hững – Em lên phòng đây
Nói đoạn nàng bước đi, tôi chọc cái thìa vào tô cơm, tự nhiên thấy no chẳng buồn ăn nữa. Ngồi thêm một lát thấy vợ bước xuống, mang theo cặp sách khoác sau lưng.
– Em đi đâu thế? – tôi đứng dậy hỏi.
– Em đi học.
– Để anh đèo em đi.
– Thôi khỏi, em tự đi được.
– Vy à…
– Nói chuyện sau đi, em muộn học rồi – trả lời chẳng khác gì lấy cục đá lạnh đập thẳng vào mặt, vừa đau vừa tê buốt.
Nàng bước nhanh ra phía cửa, tôi đi theo sau một khoảng ngắn.
– À… – em quay lại nhìn tôi nói – Em về bên bố mẹ vài ba ngày, anh không phải quan tâm em đi đâu, làm gì thời gian này.
– Em bị làm sao thế? – tôi lớn tiếng
– Em làm sao? – vợ tôi nhìn tôi nhẹ nhàng hỏi, nhưng không phải là sự nhẹ nhàng âu yếm, mà là một sự phớt lờ kiểu “ờ đấy, thì đã làm sao?”
– Sao em cứ thờ ơ, lạnh nhạt với anh như thế hả? Em không quan tâm anh sống chết như thế nào à? – vẫn còn như thế này được thì tôi cũng thấy mình là siêu nhân rồi đấy.
Nàng nhìn tôi một chút nữa, rồi lại im lặng, quay mặt bước đi, không ngoái lại đằng sau. Cái thái độ thế là gì? Quá ngạo mạn và coi thường đối phương. Nếu như là giữa con cái với bố mẹ mà dám cư xử kiểu đó thì bị đút dép vào mồm mà nhai thay cơm rồi đấy. Giữa vợ và chồng cũng không thể có cái lối cư xử thiếu văn hóa như thế được. Xin lỗi đời nếu như gặp thằng chồng vũ phu thì kiểu đó ngày ba bữa được ăn cháo trắng thay cơm rồi đấy. Không phải cứ được đằng chân lại thích lân đằng đầu. Ai cho tôi xin cái lý do nào khiến tôi chạy lại nắm tay, năn nỉ cầu xin dùm coi?
Chẳng có gì khiến em phải đối xử với tôi như thế cả. Giận, bỏ về nhà ngoại, rồi lại không quan tâm. Nếu như đúng hơn thì đáng lý ra em phải là người an ủi, động viên tôi những lúc như thế này chứ? Đúng không? Vì tôi đang cần sự giúp đỡ, và tôi đang cố gắng thể hiện mình là một người chồng tử tế đúng mực rồi đấy chứ. Giá như bây giờ có thể điên được thì tốt biết bao nhiêu. Cái thần kinh bình thường khiến bản thân khó chịu vô cùng. Có cái gì thì cứ nói thẳng mẹ nó ra, ba cái dân văn thích vòng vo tam quốc, mấy cái đồ con gái ẩm ương cứ lúc nào cũng mong muốn người khác phải quan tâm, phải hiểu mình. Không nói ra thì bố con thằng nào nó hiểu cho nổi.
Tôi tiến tới giật lấy tay vợ kéo thẳng trở lại vào nhà. Không thể dứt ra được nên ngoan ngoãn bước đi theo tôi. Cứ thử bướng bỉnh nữa coi.
– Em ngồi xuống đấy đi – tôi ra lệnh.
Nàng ngước lên nhìn bằng ánh mắt vô cảm nhất mà nàng tập tành được để thể hiện trước mặt tôi. Nhưng vẫn nghe lời ngồi xuống, tôi kéo ghế ngồi đối diện với nàng, chúng ta nên có một cuộc cải cách lớn nữa ngay bây giờ. Nếu như lần này không được nữa thì vứt bố nó đi, nhì nhằng mãi đau đầu. Muốn nói chuyện một cách tử tế cũng không được. Mẹ mày cái cuộc đời này.
– Có chuyện gì? Em nói đi.
– Em chẳng có chuyện gì cả – vẫn bướng bỉnh, em không nhìn vào mắt tôi mà quay mặt ra cửa, chẳng có biểu hiện một tí cảm xúc nào cả.
– Đừng có bướng bỉnh nữa… nói đi, vì sao em phải làm như thế? – tôi hỏi lớn giọng, em đang nghĩ điều gì sau đôi mắt ấy? Tôi chạy lại, quỳ xuống nắm lấy tay em ỉ ôi, tha thiết “anh xin lỗi, anh sai rồi, đừng giận anh nữa, anh biết lỗi rồi… vợ ơi là vợ?” trong khi tôi chẳng biết cái củ cà rốt gì khiến em ngang ngược với tôi như thế sao? Ngoài cả việc xảy ra ở công ty bố mấy ngày trước, nhưng nàng làm gì mà biết cái gì đang xảy ra chứ. Với lại nếu như biết điều gì và thắc mắc điều gì thì tốt nhất là nên hỏi trực tiếp tôi chẳng phải tốt hơn sao? Đùng cái bỏ đi. Ghét nhất cái kiểu đấy. Em út gì thò chân đạp cho phát vô tường nằm đấy cho bỏ ức.
– Anh nên tự hỏi chính mình mới đúng chứ, tại sao lại hỏi em – chính chính cái đầu nhà nàng, biết quái nào được mà hỏi, hỏi tôi thì ai trả lời dùm? Đầu gối chắc?
– Anh không biết anh làm cái gì mà khiến em phải giận dỗi như thế, cái thái độ của em, anh không chấp nhận được. Bây giờ đâu phải mỗi em phải chịu đựng, anh cũng đang mệt mỏi lắm, em không hiểu cho anh được sao? Sao lúc nào em cũng cứ thích quan trọng mọi chuyện lên một cách không cần thiết thế? Có cần phải vậy không? Em bực bội gì trong lòng thì em phải nói ra cho anh biết, anh còn sửa, đằng này cứ im ỉm như thế, anh đâu phải là thánh đâu, làm sao anh biết em đang nghĩ gì trong đầu? đang muốn điều gì? Mà thánh cũng không thể hiểu nổi đâu.
– Anh thực sự… cảm thấy không làm điều gì có lỗi với em sao?
– Anh chẳng biết… em nói đi…
– Nếu như đối với anh, tất cả những việc anh làm, anh cảm thấy không có lỗi, thì thực sự không cần thiết để em phải nói ra điều gì cả. Em đi đây.
Nàng đứng dậy khoác túi xách lên vai, tôi điên lên giật mạnh chiếc túi trên vai vợ ném mạnh xuống nền nhà, mặt đỏ gay gắt, miệng la hét lên ầm ĩ lên.
– Đừng có chọc điên anh, khi anh đang bình thường được thì nói chuyện cho tử tế đi.
Nàng im lặng, nhìn sững lấy tôi, đôi mắt không hấp háy, có lẽ quá đỗi ngạc nhiên với những gì tôi vừa làm, chưa có bao giờ tôi làm như vậy với vợ, quá khứ chưa bao giờ, không có nghĩa tương lai cũng sẽ như thế. Nhưng mà tôi cảm giác mình đang bị xúc phạm một cách nặng nề về tất cả mọi phương diện.
Nàng cúi xuống cầm chiếc túi xách lên. Cười lạnh lùng.
– Đủ rồi đấy.
– Bao nhiêu là đủ? – tôi gằn giọng.
– Anh thôi đi – nàng nói to tiếng.
– Em mới là người cần thôi đi đó. Hôm nay không giải quyết xong mọi chuyện, em đừng hòng bước chân ra khỏi nhà – tôi nghiến răng, đủ bình tĩnh để có thể lắng nghe nhưng cũng đủ nóng giận để có thể hành động một cách điên cuồng.
– Vậy sao? Em nghĩ lúc em đi thì anh sẽ cảm thấy thoải mái hơn chứ? Anh có thể tự do làm những gì mình thích và gặp những ai mình muốn. Không phải vậy à? Anh không làm gì có lỗi, tại sao lại phải giải quyết chuyện gì? Anh cần nghe cái gì? – nàng nhìn thẳng vào mắt tôi, đôi mắt ngấn nước nhưng nàng không khóc.
– Em biết em đang nói cái gì không hả? – tôi trợn mắt lên nhìn, lòng cảm thấy bực bội vô bờ bến – Biết không hả?
– Biết chứ sao không. Em đâu phải kẻ thiểu năng trí tuệ mà không nhận thức được lời nói của mình. Vì thế nên thôi nhé, anh đừng có bận tâm tới em nữa, làm cái điều mà anh muốn đi. Để yên cho em đi.
Tôi dùng tay đấm mạnh vào bàn, mặt bàn vỡ tung tóe, kính đâm vào tay, máu nhỏ giọt xuống sàn nhà. Vì tôi cảm thấy bất lực, không thể làm được gì em, cũng không biết nên nói thế nào, nỗi đau, sự thất vọng chán chường ứ nghẹn ở tim, tôi muốn giải phóng nó bằng một nỗi đau thể xác khác, không thì tôi sẽ phát điên lên mất, tôi không muốn phải chịu đựng thêm nữa. Cứ nói rằng tôi yếu đuối đi, cứ nói rằng tôi là một kẻ vô dụng đi, thân làm thằng đàn ông mà tôi cảm thấy mình chẳng khác gì cái đồ vô tích sự. Đừng để một người đàn ông cảm thấy họ vô dụng, vì lúc đó họ sẽ thực sự trở thành một người như thế đấy.
– Cô không phải đi đâu cả, người cần đi là tôi đây này, trong ngôi nhà này, đếch có bố con thằng nào cần tôi hết, tôi đi cho cô thoải mái, chừng nào cần thì cô cứ gọi tôi về rồi bảo ban như con chó cưng nhé. Tôi mệt mỏi gấp 10 lần thứ mà cô đang chịu đựng đó.
Tôi mở cửa bước đi, không thể nhìn gương mặt ấy thêm một giờ phút nào nữa. Có thể yêu thì cũng có thể ghét, tâm trí con người là một thứ hoàn toàn không có giới hạn, và không thể hiểu nổi. Tôi đóng cửa cái rầm, khi tức lên, tôi rất thích tạo ra những tiếng động lớn và có nội lực… hình như ai cũng thế thì phải. Tôi chán ghét tất cả mọi thứ trên cuộc đời này, thôi đi chết cho thảnh thơi tâm hồn.
Mò vào quán rồi ngồi thưởng thức rượu tây, thú vui tao nhã, từ giờ cấm nghĩ thêm điều gì nữa, tống khứ hết tất cả mọi chuyện u ám đang xảy ra xung quanh cuộc sống của mình. Chắc phải đi giải hạn, gặp phong long của ai ám vào mà đen đủi đến tận mạng.
Tôi gọi một chai rượu loại hảo hạng nhất của quán, ngồi uống một mình cho bổ, cho khỏe người, khỏe não, mà rượu nhạt toẹt, như uống nước lã. Đồ gian lận, làm ăn chẳng ra cái khỉ gì hết, tôi đặt mạnh cái cốc xuống bàn hét ầm lên, à, lại thích đùa bố hả?
– Chủ quán này là thằng nào? Cái này mà gọi là rượu hả?
Thằng nhân viên vội vã chạy tới vừa khép nép vừa giải thích, nhìn cái mặt ngu đến tội, cái phận đi làm thuê nó là như thế đó, bây giờ tôi bỏ tiền ra thì được phép hành hạ người khác như vậy thôi. Có tiền là có tất, còn tình cảm à? Mua được không nhỉ? Sao mà vừa đắt vừa rẻ, lại lắm thứ vị thế, không biết thằng nào nó sinh ra cái thứ gọi là tình yêu mà khẩu vị dở thế.
– Thưa quý khách, quý khách có gì nhầm lẫn không, đây chính là một trong những loại rượu hàng đầu của quán chúng tôi đấy ạ! Nếu quý khách không vừa lòng thì có thể đổi sang loại khác…
– Tao uống rượu thay sữa mẹ đấy, mày không biết sao mà nói tao nhầm lẫn? Hả? Đó là cái cách mày đối xử với khách hàng đấy hả? Tao có bao giờ nhầm lẫn cái gì đâu, thằng giẻ rách này… nhầm hả? Nhầm thì mày uống thử đi, xem tao nói có đúng không? Thử đi, này…
Tôi đưa ly rượu thẳng vào mặt thằng nhân viên, nó đứng nghệt mặt ra vì cách cư xử của tôi, không làm được gì nữa lại thích đi gây sự để giải khuây đấy hả đồ khùng này… chưa kịp phản ứng gì thì một đứa con gái chui ở đâu ra hay rớt từ chỗ nào xuống cầm lấy ly rượu xử đẹp trong một hơi. Tôi tròn mắt quay sang nhìn. Cô gái mỉm cười quyến rũ, rồi ngồi xuống đối diện tôi, khoát tay ra hiệu cho thằng nhân viên lui vào trong, quay sang tôi, cô ta nói.
– Chivas 25 year cồn 40 độ, xuất phát Scotland hương trái cây khô và kẹo bơ, nồng nàn, ngọt ngào và êm dịu một cách khác biệt với vị sô cô la đắng thoáng hương hoa thanh lịch và một ít hương khói,dư vị kéo dài, ấm áp và đáng nhớ. Có thể dùng nguyên chất hoặc với đá. Rượu ngon, nhưng chắc tâm trạng người thưởng thức không tốt nên mới khiến hương vị trở nên nhạt nhẽo.
Tôi nheo mắt ngắm nghía gương mặt của cô ta, một cô gái đẹp, sành điệu. Mọi đường nét trên cơ thể đều mang một sức hấp dẫn lạ lùng, không quá sắc sảo nhưng không có gì có thể khiến cho bản thân cô gái trở nên mờ nhạt. Từ cách phối hợp quần áo với phụ kiện, dáng ngồi, cách mấp máy môi khi nói và vòng một đầy đặn không quá lộ liễu nhưng ẩn hiện mập mờ sau chiếc cổ váy viền ren đen khiến cho bất cứ thằng đàn ông nào cũng khao khát được sở hữu.
– Chúng ta quen nhau à? – tôi hỏi sau một thoáng sững sờ.
– Rồi sẽ quen. Em là Hoa Hồng…
Cô gái im lặng nhìn tôi chờ đợi.
– Khánh – tôi đáp cộc lốc, cầm chai rượu rót thêm một ly.
– Khi buồn không nên uống rượu – Hoa Hồng nhẹ nhàng nói, ánh mắt nhìn tôi có chút gì đấy vừa hoang dại lại rất mạnh mẽ.
– Lại thêm một kẻ dạy khôn – tôi cười đểu, đưa ly rượu lên môi nhấm nháp, một chút hơi men cộng với nỗi buồn sâu thăm thẳm trong đáy tim gan làm tôi lâng lâng nhẹ nhàng.Tôi cần rượu, nó có thể khiến tôi lên mây, còn đàn bà bây giờ với tôi bây giờ thật là khốn nạn.
– Có vẻ như trước đó có một người đã cố gắng làm điều tương tự.
– Hẳn vậy – tôi chợt nhớ tới Thu và những lời cô bé nói, sáo rỗng.
– Anh đang bị thương kìa – cô ta nhìn đăm đăm vào tay tôi.
– Không sao – tôi khoát tay.
Hoa Hồng nhíu chân mày, rút chiếc khăn tay từ trong chiếc túi xách của mình, nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay tôi, tôi không phản ứng gì, để yên cho cô nàng buộc nhẹ vào vết thương đang nhức nhối vì mảnh vỡ của kính đâm vào. Đó là một hành động quá đỗi bình thường của một số cô gái ở quán rượu, dễ làm quen và dễ lên giường. Vì đối với họ đó là một phần khiến cho cuộc sống vui hơn, chỉ cần mình thích. Đôi khi cảm thấy cợt nhã và coi thường, nhưng đôi khi lại cảm thấy khâm phục họ, có thể làm những việc mình thích và chẳng cần quan tâm tới ai hay bất cứ điều gì. Tôi không biết cô ta có phải là một đứa con gái như thế không hay vì nhìn tôi quá thương hại và cần một sự đồng cảm từ ai đấy, khiến cho một sinh linh tốt bụng phải lên tiếng.
– Em uống cùng anh được chứ, anh Khánh?
– Được thôi – tôi nhún vai gọi thêm một ly rượu nữa.
Hai người ngồi đối diện nhau, im lặng, rót rượu, cụng ly, rồi uống cạn. Không nói với nhau một câu nào, đôi lần ánh mắt giao nhau, tôi say men rượu, thấy ánh mắt nhìn tôi nồng nàn khó hiểu. Trốn tránh ánh mắt của Hoa Hồng, tôi uống từng ngụm rượu to… tôi chẳng biết ả có ý đồ gì với mình, ả muốn làm gì… ngoài những xấp tiền làm bằng polime trong túi quần, tôi chẳng có cái gì khác cả. Tiền cũng để làm gì đâu, hết ắt lại có. Nó chỉ có giá trị khi lưu thông, còn khi nằm trong túi của tôi, giá trị của nó chỉ để giúp tôi thỏa mãn những đòi hỏi tầm thường trong cuộc sống của mình. Dù sao có một người chịu khó ngồi bên cạnh những lúc này cũng đỡ cô đơn hơn so với việc chỉ có một mình.
Cái ý thức chủ quan của tôi chỉ có thể ghi nhận được nhiêu đó sự việc trong khoảng thời gian đó, nếu như câu chuyện được kể trên một ngôi kể thứ 3 từ ai đó thì chắc hẳn sẽ biết khi tôi cạn ly rượu cuối cùng và gục ngã trên bàn thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo nữa. Bây giờ thì chúng ta chỉ hướng đến một thì tương lai gần xem diễn biến tiếp theo sẽ như thế nào mà thôi.