Bi kịch cuộc đời
Chương 33
NGOẠI TRUYỆN: PHONG ĐẦU BẠC
Vào cuối năm những năm 1987 1988 . Thời kì VN bước qua giai đoạn bao cấp vào thời kì đổi mới. Những gia đình ở miền quê chỉ biết làm nông, đời sống chỉ dựa vào những sào ruộng do HTX chia lại. Phong sinh ra trong gia đình 4 anh em, Phong thứ 4 . Vì nhà nghèo cha mẹ lại không nuôi nổi 4 anh em Phong, nên buộc phải cho 1 đứa con, vào 1 buổi đi đồng về cha Phong bị té, từ đó về sau ông chỉ biết rượu chè rồi về hành hạ đánh đập vợ con. Một ngày kia trong cơn Say ông đã đốt ngồi nhà nơi che mưa che nắng duy nhất của 5 người. Buổi tối hôm đó do không chạy kịp nên gia đình Phong không ai thoát được. Chỉ mỗi mình Phong do đi soi ếch cùng đám bạn nên thoát được.
Bơ vơ 1 mình không thân không thích, nó phải sống nhờ tình thương của hàng xóm, bữa đói bữa no lây lất đến khi Phong 10 tuổi.
Nó lang thang trên những khu chợ quê tìm được gì ăn nấy và rèn luyện cho nó 1 bản tính bất cần và lì lươm. Một hôm, đến khu chợ ngã 7 PH, vô tình chạm mặt với 1 đám nhóc bụi đời sống quanh đó, nhưng với bản tính gan lì Phong không chạy mà đánh lại tụi nhóc đó, tụi nó cũng nện cho Phong nằm 1 đóng, Sau khi đỡ đau Phong lếch đi, cứ thế cho đến khi Phong còn sức nữa nó nằm gục xuống, vết thương đau nhức khắp người. Phong nghĩ nó sẽ chết, đôi mắt nhắm híp lại vì đói…
Mở mắt ra, Phong thấy mình nằm trong 1 căn phòng, cả người Phong chằn chịt những băng bông thuốc dán như 1 xác ướp. Đảo mắt nhìn quanh thì thấy 1 người phụ nữ đang ngồi đó.
– Con tỉnh rồi hả? Con đã ngũ mê mang 3 ngày rồi đó.
– Đây là đâu?
– Đây là bệnh viện, con ngất xỉu ngay trước nhà cô nên cô mang con vào đây? Nhà con ở đâu? Sao lại ra nông nổi như vậy?
Đã lâu rồi, Phong không được ai quan tâm hỏi han như vậy và nỗi nhớ gia đình Phong làm nước mắt nó rơi:
– Nhà con chết hết sau 1 cơn hỏa hoạn rồi chỉ còn mình con, con lưu lạc đến đây rồi bị bị đám du côn ngoài chợ đánh như vậy đó… – Lần đầu tiên Phong trãi lòng với 1 người lạ.
– Tội con quá. Giờ con định làm gì?
– Con cũng không biết nữa chắc lại lang thang thôi cô ạh.
– Không được. Con đang như vậy không đi được đâu. Hay vậy đi, con về nhà cô đi, phụ việc nhà cho cô. Được không?
– Dạ. Thế thì còn gì bằng.
Nhưng người mù tìm được ánh sáng. Phong theo cô Nhi về nhà, căn nhà không to nhưng khá đầy đủ tiện nghị, có vườn ở phía sau trồng cây ăn trái. Bước vào nhà cô Nhi dẫn Phong chào chú Quang, chú Quang là nông dân chính hiệu rất hiền và tốt bụng. Nghe cô Nhi kể hoàn cảnh gia đình thì chú Quang cũng vui vẻ để Sơn ở đây phụ chú làm vườn, tới trưa, Cô Nhi đi đón con gái cô đang học lớp 3 (9 tuổi) nhỏ hơn Phong 1 tuổi và mua cho Sơn ít bộ quần áo. Nhận quần áo từ tay cô Nhi thì nước mắt Phong lại chảy ra. Phong mừng lắm cứ tưởng mình sẽ có thêm 1 gia đình nhưng hạnh phúc gia đình chỉ là thứ xa xỉ nhất thời với Phong mà thôi…
Con của Cô Nhi tên Nguyễn Thị Hằng. 1 Cô bé tinh nghịch. Thấy Phong xuất hiện trong nhà, cô bé không những không sợ mà còn chủ động làm quen.
– Chào bạn, bạn tên gì thế? Nghe mẹ nói bạn sẽ ở đây phụ việc nhà mình àh?
Cô Nhi: Bạn gì? Phong lớn hơn con 1 tuổi đó, gọi là anh nghe chưa.
Hằng : Dạ. Anh Phong sẽ ở đây với mình hả mẹ?
Cô Nhi: Uhm. Phong là trẻ mồ côi đó. Thôi vào ăn cơm đi. Ba đang chờ kìa.
Cơm nước xong, Hằng và mẹ dọn dẹp rửa chén. Chú và Phong ra vườn để chú hướng dẫn những công việc đầu tiên. Dần dần mọi việc cũng quen dần với Phong. Cô chú định cho Phong đi học, nhưng sợ Phong mặc cảm.
Hằng : Mẹ hay để con dạy anh Phong được rồi hihi. Con học giỏi lắm.
Mẹ : Phong con thấy sao?
Phong: Con sao cũng được cô, biết được cái chữ là con mừng lắm rồi.
Thế là từ đó, hằng dạy cho Phong biết chữ và tính toán, Phong cũng cố gắng học để không phụ lòng mọi người. Tình cảm từ đó dần nẩy nở trong Phong, nhưng Phong không dám thổ lộ vì Phong chỉ là “ăn nhờ ở đậu” mà. Phong chỉ âm thầm chăm sóc, lo lắng cho Hằng những lúc Hằng học bài đêm hay lúc đau ốm. Một tình yêu thầm kín…
Ngày tháng cứ thế thấm thoát đã qua 7 năm. Lúc này Phong đã 17 tuổi, Hằng 16 tuổi chuẩn bị vào lớp 11 .
Phong càng lớn càng ra dáng vẻ đàn ông, thân thể cứng cáp, khỏe mạnh, làm việc gấp đôi ngày thường, giúp đỡ rất nhiều cho Cô chú. Còn Hằng thì ra dáng thiếu nữ, những lần thấy hằng đi học mặc áo dài làm Phong cũng bối rối.
– Anh Phong nè. Từ ngày mai anh chở em đi học nhé. (Lớp 11 thì trường học dời qua cơ sở mới nên đoạn đường xa hơn ra tận trung tâm huyện).
Chú Quang: Uhm. Đúng đó lấy xe máy chở em đi học đi. Đường xa em nó đạp xe đạp tội nghiệp.
Phong: Dạ, con sẽ chở Hằng đi học. – Phong vui lắm chứ vì được đưa đón người yêu đi học mà.
Thế là từ đó mỗi sáng, Phong chở Hằng đi học rồi trưa đón về. Hằng cũng vui lắm, đi học có chuyện gì cũng kể cho Phong nghe. Niềm vui trong lòng Phong lớn dần, làm v hăng say hơn đến chú Quang cũng thấy vậy
– Chà, chà, dạo này yêu đời nhỉ? Vừa làm việc vừa huýt sáo nữa ta?
– Dạ, cho đỡ mệt thôi chú ơi. – Giả lả trả lời chú.
– Hồi xưa chú yêu cô mày cũng thế đó. Yêu ai rồi, nói chú nghe chú làm qua nhà người ta nói chuyện cho?
Phong giật mình và lo lắng, sợ chú chê mình không đồng ý cho Hằng và Phong đến với nhau…
– Dạ. Không có ai đâu chú. Con có gì đâu mà dám yêu ai chứ…
– Mày cứ thế. Cái nhà này được như hôm nay, có công của mày đấy. Cô chú coi mày như con cái trong nhà. Nói đi thương ai chú dạm hỏi cho.
– Con nói thiệt mà, con có yêu ai đâu ạh. Cô chú cho con cái ăn cái ở, và còn cái chữ nữa. Con nào có công cán gì đâu.
– Tao nói vậy thôi chứ tao biết mày thương ai mà. Mày thương con Hằng phải không?
– Hả? Sao chú biết? – Điều Phong lo lắng tới rồi.
– Cô chú mày đâu có đui mà không thấy. Tao hỏi mày, mày có thương Hằng thật không? – Ánh mắt nghiêm nghị nhìn Phong.
– Dạ, con thương Hằng lâu rồi, nhưng… Con….
– Con gì? Mày sợ tao với cô ngăn cấm phải không? – Chú nói như hét.
– Dạ.. Dạ… Con biết mình làm thế là sai nhưng…. Con không thể khống chế tình cảm…
– Kà kà, tao biết rồi. Đợi Hằng nó học xong 12 đi nếu nó không học tiếp tao cho cưới, còn nếu nó học tiếp thì tao đính hôn cho 2 đứa mày. Làm gì run thế hả? Mọi bữa mày quyết đoán lắm mà. Kà kà.
Thì ra nãy giờ chú “thăm dò” tình cảm của Phong.
– Thật không chú? Chú chịu gã Hằng cho con hả? Trời ơi, con đang mơ hay tỉnh đây.
Phong mừng quá nhảy lên như 1 thằng điên, chạy lại ôm chú.
– Mày làm bị gì thế? Mừng quá hóa điên àh?
– Thế còn cô sao chú? – Phong chợt nhớ tới cô, vì cô có quyền nhất trong nhà.
– Cô mày nói tao biết đó. Ý định này là của bả. Tao chỉ hỏi mày thôi.
– Dạ, dạ. Con cám ơn cô chú.
– Giờ con Hằng đang còn đi học, đừng nói chuyện này với nó nhé. Mất công ảnh hương chuyện học hành.
– Dạ con biết rồi..
Ngày hôm đó, Phong vui ra mặt đến cả Hằng cũng nhận ra điều đó.
– Anh làm gì mà hôm nay vui quá vậy?
– Àh, không có gì đâu. Hihi.
– Không nói thì thôi, hứ, em cũng không cần biết.
– Em biết làm gì? Mai mốt em biết hay hơn hén.
– Úp úp mở mở, người mờ áp. Xí… Nhéoooo
– Úi đau. Người gì hung dữ thế không biết.
– Tui là vậy đó. Không hung dữ cho mấy người ăn hiếp à….
Những ngày hạnh phúc đó bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của Lâm – Con bí thư tỉnh HG bấy giờ. Thằng này mặt mụn mộc như rỗ, ngưới to kệch, thấy gái là chọc, còn có tin đồn nó thích cô gái nào mà chiếm không được là hiếp dâm con nhỏ đó. Không may là Hằng bị thằng Lâm để ý và nó bắt đầu tấn công từ trên lớp tới sân trường. Lúc về còn kéo tay này nọ. Phong thấy thế ra ngăn cản nó cũng dừng tay, nhưng biết Phong chỉ là “con nuôi” nên thằng Lâm cũng không ngán nữa mà ngày càng quá đáng hơn.