Mùa nước nổi
Chương 81
Tối hôm qua anh Cung đã hướng dẫn cho Nghĩa cách ra chợ người tìm việc làm rồi. Nói Nghĩa quê mùa thì nói thôi chứ không có nghĩa là ngu xi không biết gì cả, mọi thứ mới thì mới thật nhưng nếu biết cách sẽ tự thích ứng được. Nghĩa đi bộ ra khỏi khu nhà trọ từ sáng sớm, đêm hôm qua sau khi xuất tinh xong thì cậu có một giấc ngủ khá là ngon, đúng thật là đàn ông, xuất tinh xong bao giờ ngủ cũng sâu.
Từ xóm trọ đi ra chỗ gầm cầu Chương Dương, nơi tập trung chợ người chỉ khoảng hơn 1 cây số, trên đường đi, Nghĩa mua 2 gói xôi, một gói dự định ăn sáng, một gói dành để ăn trưa, vừa đi vừa ăn, vừa hỏi đường cuối cùng Nghĩa cũng tìm thấy. Mới có hơn 6 giờ thôi nhưng nơi gầm cầu mà người ta gọi là khu chợ người ấy đã khá là đông người rồi.
Nghĩa nhìn một lượt những con người ở đây, trông họ cũng lam lũ quê mùa giống như mình. Nam có, nữ có, trẻ có, già có, bên cạnh họ hình như đều có một lô dụng cụ lao động như cuốc, búa chim, xẻng, xà beng. V. V. Nghĩa vì là lần đầu đến đây nên chẳng có một thứ gì trên tay cả. Ngó một hồi rồi Nghĩa cũng đứng chen vào giữa đám người.
Thấy có một chàng thanh niên mặt mới toe xuất hiện ở khu chợ người này, một anh nhìn có vẻ trên dưới 30 tuổi hỏi:
– Lần đầu ra đứng đây à?
Thấy có người hỏi mình, vốn là người ngoan ngoãn lễ phép, lại biết được rằng nơi chốn đông người xa lạ này, quen được ai, biết được người nào thì đều là việc tốt cả, Nghĩa trả lời:
– Vâng ạ, hôm nay em mới ra đứng đây.
Thấy cậu bé người còn trẻ, lại ăn nói lễ phép lập tức anh thanh niên có cảm tình ngay. Người quê thường có cái sự đồng cảm nào đó với những người có hoàn cảnh giống như mình. Anh thanh niên cũng như bao nhiêu người lao động đang lốn nhốn đứng tìm việc ở đây đều có chung một hoàn cảnh gần như nhau, đó là sự khó khăn về vật chất, không có công ăn việc làm ổn định, anh nói:
– Quê chú ở đâu?
– Em Hưng Yên ạ, còn anh?
– Anh à, xa hơn chú một tẹo, anh Thái Bình. Anh tên là Ba. Chú tên gì?
– Em là Nghĩa ạ. Anh Ba này, em mới ở quê ra hôm qua, cái gì cũng bỡ ngỡ, có gì anh chỉ bảo em nhé.
Anh Ba gật gật đầu đồng cảm, đối với 1 số người, thêm một người ra đứng ở cái chợ này là thêm một đối thủ cạnh tranh, giảm miếng cơm manh áo của chính mình. Nhưng đó là với một số người ích kỷ thôi, anh Ba không nghĩ như vậy, anh nghĩ “buôn có bạn, bán có phường”, càng đông thì càng vui:
– Có gì đâu, toàn dân lao động cả. Đấy chú nhìn xem, ở đây toàn người như anh em mình thôi, bảo ban đùm bọc nhau mà làm. Ở đây cũng nhiều việc, chỉ sợ không có sức mà làm thôi. Cứ yên tâm, có gì anh bảo cho.
Rồi Nghĩa nhìn vào cái bao tải đựng đồ dùng lao động của anh, lòi ra bên ngoài là 2 cái cán cuốc, cán xẻng:
– Vâng, em cảm ơn anh. Mà anh Ba này, làm ở đây phải mang cuốc xẻng đi theo ạ?
Nhìn thấy Nghĩa đi người không, anh Ba cũng không lấy gì làm lạ vì Nghĩa mới đi lần đầu, anh cười cười, nụ cười tươi rói trên khuôn mặt lam lũ đen nhẻm:
– Hà hà hà!!! Thì mang đại đi có việc thì dùng luôn. Nhưng có khi cũng chẳng dùng vì thực ra là chẳng biết làm cái gì, người ta thuê gì thì làm đấy thôi. Chú cũng sắm lấy 1 bộ mà dùng.
– Vâng. Anh Ba cho em hỏi, ở đây người ta thường thuê mình làm việc gì hả anh?
Hai anh em lấy dép kê ngồi xuống, giờ vẫn còn sớm nên vẫn chưa có khách ra thuê người:
– Thượng vàng hạ cám. Tất cả những việc gì mà con người có thể làm được. Bốc hàng, móc cống, đập phá, vận chuyển, mang vác, dọn dẹp, bưng bê, xây trát. Nói chung là tất tuốt tuồn tuột.
Nghĩa nghe anh kể thì có chút choáng váng, cậu có sức, thanh niên vừa trổ mã xong, người cũng đầm đậm, có bắp có thịt nhưng những việc anh Ba vừa kể Nghĩa hình như đều chưa làm bao giờ. Cậu ở quê cũng là lao động giúp mẹ từ bé, nhưng đa phần là những công việc đồng áng như cuốc đất, vỡ đất, vào luống, trồng cây. Hoặc thỉnh thoảng có đi đăng cá trên sông với chú Lãm thôi. Có chút hồi hộp trong lòng vì lo lắng mình không làm được, nhưng đã đứng ở đây, đã đi đến bước này rồi, Nghĩa không thể không theo, cậu hít một hơi thật sâu nhìn về phía dòng người qua lại ngay ở bên cạnh.
Rồi thì bắt đầu có khách tìm người đầu tiên, một người đàn ông mặc chiếc quần bò lửng bạc phếch đi chiếc xe gắn dream đỗ xịch giữa đám đông. Cả đám người xúm lại, ai cũng tranh nhau hỏi:
– Anh ơi, làm gì cho em đi làm với.
Câu nói cửa miệng nhiều người cùng nói ra một lúc, nên Nghĩa không biết là ai vừa mới hỏi. Cậu cũng không đứng xúm cùng với đám đông, phần vì ngại và chưa quen nên đành đứng vòng ngoài xem. Người đàn ông nhìn một lượt những người đang xúm lại mình để tìm ra người khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất phù hợp với công việc mình định thuê:
– Cần 2 người, xuống 1 xe hàng 2 tấn rưỡi ở Hàng Chiếu. Xếp vào kho cách mặt đường 50 mét. Năm chục một người.
Cả đám người nhốn nháo, việc này có vẻ thơm và ngon hay sao ấy mà ai cũng đòi đi làm. Cả đám lại nhốn nháo, lộn xộn xô đẩy nhau giành việc:
– Em đi, em đi, em đi, em đi, anh chọn em đi.
Rồi người đàn ông chỉ vào 2 người mà anh ta cho là khỏe mạnh nhanh nhẹn nhất:
– Người này, người này, lên xe.
Vậy là hai người được chọn nhảy tót lên xe, họ nhảy lên xe nhanh lắm như sợ người khác cướp mất phần. Đấy cuộc ngã giá cho công việc diễn ra chỉ vỏn vẹn chừng vài phút đồng hồ, một thương vụ việc làm đã được ghi nhận. Chiếc xe dream tăng ga vọt đi, Nghĩa còn nghe văng vẳng tiếng một người đàn ông ngồi sau mặc cả: “Anh ơi, bọn em làm nhanh thì anh bo thêm cho bọn em mỗi đứa một chục ăn cơm trưa nhé”.
Đám người không được chọn lại trở lại trạng thái im lặng chờ đợi người khách mới, Nghĩa và anh Ba lại ngồi xuống chỗ vừa nãy, có điều chưa tỏ nên Nghĩa hỏi anh Ba:
– Anh Ba này, ở đây giá cả công lao động thì tính như thế nào hả anh?
Anh Ba suy nghĩ một hồi để tìm từ giải thích ngắn nhất và dễ hiểu nhất, xong rồi anh mới nói:
– Thực ra thì cũng chẳng biết tính như thế nào cả. Thôi thì lấy ví dụ cơ bản như vụ vừa rồi nhé. Một ngày công lao động với những công việc bình thường thời buổi này ở Hà Nội là khoảng trăm hai đến trăm rưởi. Đấy là làm công việc bình thường, không nặng nhọc gì là như thế. 2 người mà bốc một xe hàng 2 tấn rưỡi vào kho cách 50m thì mất nửa buổi là cùng. Từ ngày công cơ bản, đối chiếu với thời gian làm thì suy ra giá. Còn việc nặng hơn thì tính cao hơn. Cứ thế, hiểu chưa?
Nghĩa ngẫm nghĩ lời anh Ba vừa nói, cậu mông lung lắm chưa hiểu ra ngọn ra nguồn. Anh Ba thấy vậy thì nói thêm:
– Mà nghĩ ngợi làm gì, cứ làm vài ba buổi tự khắc biết ngay ấy mà. Tí nữa có khách thuê người, anh giải thích thêm cho.
– ‘Vâng ạ’, Nghĩa gãi gãi vào sau gáy cười cười.
Rồi thì có thêm những người đến thuê nữa, có nhiều loại công việc khác nhau, có nhiều loại giá cả khác nhau, căn cứ vào các lần đó anh Ba giải thích để cho Nghĩa hiểu thêm phần nào về công việc và giá cả. Dần dần Nghĩa cũng hiểu ra chút đỉnh, Nghĩa thông minh mà, chỉ là hiền lành thôi.
Đến khoảng hơn 8 giờ sáng, khi nắng đã bắt đầu gắt, chợ người cũng đã thưa hẳn đi, chỉ còn độ chục người chưa tìm được việc, trong đó có cả anh Ba nữa. Trên khuôn mặt những người ở lại là sự lo lắng khôn nguôi, nếu muộn quá thì một là sẽ tìm được việc khó nhằn, hai là phải về không. Đó là cơm áo gạo tiền, khuyết một ngày công là khuyết một bữa ăn.
Từ đầu đến giờ Nghĩa cũng chưa dám cùng đám người cũ xúm lại nhận việc, đến giờ này cậu không phải là còn ngại nữa, nhìn người ta làm từ sáng đến giờ cậu cũng biết mình phải làm như thế nào, nhưng cậu không làm như vậy ngày hôm nay vì không muốn tranh cướp với những người đã đứng ở đây lâu rồi. Nghĩa chưa nhận ra một điều là cuộc sống ở cái chợ người, thậm chí là cuộc sống ở những nơi khác trong cái đất Hà thành này chính là phải tranh cướp, phải tranh thủ, phải tận dụng từng li từng tí một mới có thể tồn tại được.
Nghĩa đứng hẳn dậy mon men ở vòng ngoài khi có một người khác vừa đỗ xe xuống, là một người phụ nữ nom xa thì có vẻ rất sang trọng, tuổi cũng nhiều nhiều rồi, chắc phải hơn bốn mươi rồi chứ không ít. Người khách đi một chiếc xe máy màu trắng mà Nghĩa nhìn ở sườn xe có chữ: ‘Vespa’. Cất cái giọng ngọt ngào, đằm thắm, người khách ấy nói:
– Tôi cần tìm 1 người dọn cái vườn nhà tôi. Lâu rồi tôi không dọn, cỏ mọc um tùm. Chắc phải làm đến chiều tối mới xong. Ai làm tôi trả 100 nghìn.
Nghe việc thì những người xúm lại lộ rõ thái độ thất vọng, đây quả là việc xương rồi, xương không phải vì nặng nhọc vất vả mà xương vì giá công bèo quá. Những người lao động ở đây thường không thích khách gọi người là nữ, cơ bản là phụ nữ thường tính toán chi li, trả công rất thấp. Nhưng có khách cũng là tốt rồi, có người mặc cả:
– Chị ơi, trả thêm cho bọn em đi, chứ làm đến tối mà có 1 trăm thì thấp quá, không đủ ngày công chúng em.
Nhưng có vẻ người phụ nữ không chịu nhường:
– Tôi không trả thêm đâu, như vậy là hợp lý rồi, chỉ có dọn cỏ thôi không vất vả gì cả. Ai làm được thì theo tôi.
Thấy vậy, đám người bắt đầu tản ra, không còn quây kín nữa, lúc này Nghĩa mới nhìn thấy khuôn mặt của người phụ nữ. Với Nghĩa đây là người đàn bà xinh đẹp nhất mà Nghĩa từng thấy trong đời, có lẽ vì sự lạ trong con mắt của Nghĩa. Người đàn bà có khuôn mặt trắng hồng, mũi cao, cằm nhọn, đôi mắt đen long lanh, đôi môi mọng đỏ không biết là có phải do đánh phấn hay không, mái tóc bồng bềnh uốn xoăn trông như người Tây.
Khi người phụ nữ định vặn ga đi thì Nghĩa mạnh dạn nói:
– Cô gì ơi, cháu nhận làm ạ.
Rồi Nghĩa lại gần người phụ nữ, hai tay cậu bám vào gấu chiếc áo bộ đội của mình, mặt cúi xuống nhìn đôi dép tổ ong của chính mình vì không dám nhìn trực diện vào người đối diện.
Thấy một thanh niên nom qua khuôn mặt thì còn rất trẻ nhưng có vẻ là dân thuần lao động, người phụ nữ hỏi thêm:
– Cháu có biết làm vườn không?
Đúng là trời thương, trong số vô vàn công việc từ sáng đến giờ, có việc này là Nghĩa thạo nhất, cậu mạnh dạn nói:
– Cháu biết ạ, cháu làm vườn suốt. Cô yên tâm.
– Ừ, được rồi. Cháu có xe không?
Nghĩa ấp úng:
– Dạ không ạ, có xa không cô. Nếu… gần… thì cháu… chạy bộ theo cũng được.
Là Nghĩa không dám leo lên chiếc xe đẹp sang trọng của người phụ nữ.
Thấy Nghĩa ăn nói lễ độ, lại có giọng thật thà, người phụ nữ mỉm một nụ cười tỏa nắng để lộ hai hàm răng trắng như sứ và đều như những hạt ngô:
– Chạy bộ thì đến nơi thì hết sức rồi còn làm ăn gì. Lên xe cô đèo. Nhưng lúc về phải tự lo.
– ‘Vâng ạ’, Nghĩa từ từ leo lên chiếc xe máy, cậu ngồi sát ra đằng sau, hai tay bám vào cái giá đỡ phía sau cùng của xe, một mùi hương ngào ngạt tỏa ra từ mái tóc bồng bềnh của người phụ nữ, mùi hương này Nghĩa chưa từng ngửi thấy bao giờ, mùi hương không phải từ những loại cây, loại hoa mọc ở quê hương.